Căng thẳng chính trường Thái Lan
Bất chấp lời cảnh báo từ Cục Khí tượng Thái Lan về những trận mưa lớn trên diện rộng và nguy cơ lũ lụt có thể xảy ra vài ngày tới, cuộc thảo luận của các thẩm phán Tòa án Hiến pháp về tính hợp pháp của dự luật sửa đổi Hiến pháp diễn ra 48 giờ qua vẫn trở thành tâm điểm của dư luận xứ Chùa Vàng. Tuy nhiên, cuộc thảo luận đã kết thúc chiều 6-7 mà không đạt được kết quả như mong đợi khi Tòa án Hiến pháp Thái Lan chưa đưa ra bất cứ phán quyết nào.
Lực lượng “áo vàng” cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp sẽ có lợi cho cựu Thủ tướng Thaksin.
Để tìm câu trả lời cho những tranh cãi trên chính trường Thái Lan thời gian qua, các thẩm phán đã nghe 15 nhân chứng gồm cả những người ủng hộ lẫn phản đối về dự luật sửa đổi Hiến pháp trước sự giám sát an ninh chặt chẽ của hơn 200 cảnh sát bên ngoài trụ sở Tòa án Hiến pháp. Một loạt vấn đề được dư luận Thái Lan đặt ra là liệu dự luật sửa đổi Hiến pháp được Chính phủ bảo trợ có vi hiến hay không; liệu dự luật sửa đổi Hiến pháp có phải là một âm mưu lật đổ quyền lực lãnh đạo mang tính dân chủ với Nhà vua Thái Lan là người đứng đầu nhà nước hay không; liệu có âm mưu tiếm quyền bằng những phương thức vi hiến như từng bị các nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ (DP) kiến nghị hay không…?
Các nguyên đơn do DP đối lập với lực lượng “áo vàng” hậu thuẫn cho rằng, Quốc hội và Chính phủ do đảng Puea Thai (Vì nước Thái) cầm quyền đã tiến hành sửa đổi Điều 291 của Hiến pháp 2007, động thái mở đường cho việc thành lập Hội đồng soạn thảo Hiến pháp mới nhằm xóa bỏ thể chế dân chủ do Nhà vua làm nguyên thủ, vi phạm Điều 68 của Hiến pháp. Trong khi phía bên kia là các bị đơn do Puea Thai cầm quyền đứng đầu với sự hậu thuẫn của lực lượng “áo đỏ” khẳng định rằng, dự luật sửa đổi Hiến pháp là bước đi cần thiết để chấm dứt các mâu thuẫn trên chính trường Thái Lan hơn 6 năm qua, bởi tiến trình này nhằm bảo đảm dân chủ hơn chứ không thay đổi thể chế dân chủ do Nhà vua làm nguyên thủ.
Video đang HOT
Trở thành nữ thủ tướng đầu tiên trong lịch sử xứ Chùa Vàng cách đây một năm, những thách thức mà bà Yingluck Shinawatra phải đối mặt trong năm qua không hề nhỏ, đặc biệt trong bối cảnh xã hội Thái Lan bị chia rẽ sâu sắc. Thách thức lớn khi bước vào nhiệm kỳ 4 năm của bà Yingluck là phải chứng tỏ khả năng vận hành chính phủ mà không cần đến sự can thiệp từ người anh trai, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra đang sống lưu vong ở nước ngoài. Gần một năm sau khi nhậm chức, câu chuyện dự luật sửa đổi Hiến pháp được cho là nhằm ân xá và mở đường cho cựu Thủ tướng Thaksin về nước tiếp tục trở thành tâm điểm gây tranh cãi trên chính trường Thái Lan.
Để có thể trụ vững trên chiếc “ghế nóng”, bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình hòa giải dân tộc, thực hiện một loạt cải cách để thúc đẩy phát triển kinh tế… Chính phủ của Thủ tướng Yingluck còn quyết định tăng lương tối thiểu lên 300 bạt/ngày (khoảng 10 USD) từ ngày 1-4 tại 6 tỉnh và ở đặc khu hành chính thủ đô Bangkok. Với hy vọng mức lương tối thiểu tăng sẽ khuyến khích các công ty trong nước cải tổ và nâng cấp các hoạt động, song quyết định này lại khiến nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn, bởi mức lương này cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. Nhiều chuyên gia kinh tế dự đoán trong vòng hơn một năm tới, khoảng 1/3 công ty của Thái Lan sẽ cắt giảm nhân công khi không kham nổi việc tăng lương tối thiểu lên tới 40% này cho nhân viên. Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng, sức cạnh tranh của hàng hóa Thái Lan trên thị trường quốc tế giảm có thể sẽ là nguyên nhân gây bất ổn trên chính trường.
Dự luật sửa đổi Hiến pháp do Puea Thai cầm quyền khởi xướng một lần nữa trở thành nguyên nhân gây căng thẳng trên chính trường Thái Lan. Dù chưa có kết luận cuối cùng của Tòa án Hiến pháp nhưng một số giả thiết đã được đưa ra. Nếu Tòa án Hiến pháp nhận thấy dự luật sửa này đe dọa nền quân chủ của Thái Lan, có thể Puea Thai cầm quyền bị giải tán. Mặc dù đương kim Thủ tướng Yingluck không nhất thiết phải từ chức khi tình huống không mong muốn này xảy ra, nhưng nó có thể làm gia tăng tình trạng bất ổn ở xứ Chùa Vàng.
Theo Hà Nội Mới
"Với Mỹ, quan trọng nhất là lật đổ Putin"
"Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của ông Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu".
Giới truyền thông Nga không mấy quan tâm đến ngày Chiến tranh Lạnh chính thức kết thúc cách đây hơn 20 năm, nhưng giới truyền thông phương Tây và các tầng lớp xã hội Nga lại đặc biệt quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Nga sẽ diễn ra vào ngày 4/3 sắp tới. Tại sao vậy?
"Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh"
Rõ ràng, sau khi bầu cử Tổng thống, Putin sẽ quay trở lại Điện Kremli. Mỹ và Châu Âu đã thể hiện thái độ bất an một cách mập mờ về tình hình này. Theo cách nói của học giả người Mỹ Frederick William Engdahl thì "Washington không muốn Moscow xuất hiện kẻ mạnh. Sự trở lại của Putin sẽ trở thành chướng ngại lớn nhất của Mỹ và Châu Âu".
Thủ tướng Nga Putin - ngôi sao sáng trên chính trường Nga hiện nay.
Chuyên mục Chính trị bí mật, tờ Komsomolskaya Pravda (Nga) xuất bản ngày 1/2 đã dành cả 2 trang để đăng tải bài viết của ông Engdahl để lý giải tại sao Washington muốn nhanh chóng kết thúc thời đại Putin.
Quỹ Dân chủ Mỹ (NED) có mặt trên khắp nước Nga
Ông Engdahl tiết lộ, báo cáo năm do NED công bố vào tháng 8/2011 cho thấy, tổ chức này đã có mặt trên khắp đất nước Nga, giúp đỡ "trung tâm tin tức quốc tế" đặt tại Moscow trong khi đó, hơn 80 tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia có thể tận dụng "trung tâm tin tức" này để tổ chức họp báo về các vấn đề.
Tổ chức này còn là đơn vị tài trợ cho nhiều tổ chức thanh niên và các buổi thảo luận dưới nhiều hình thức khác nhau với mục đích " bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo mới cho đất nước Nga", "giúp đỡ giới trẻ tham gia vào các hoạt động chính trị".
Ước tính, chỉ trong 1 năm 2010, NED đã tiêu tốn 278 300 USD để tài trợ cho hàng chục chương trình như thế này trên khắp đất nước Nga.
NED cũng là đơn vị tài trợ cho các cuộc "điều tra dân ý độc lập"trước kỳ bầu cử tại Nga và các nhân sĩ quan sát độc lập trong thời gian bầu cử. Trong thời gian bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) lần này, NED đã trực tiếp tài trợ cho một tổ chức xã hội ở Nga có tên là Tiếng nói, chuyên thu thập chứng cứ về hành vi gian lận trong bầu cử.
Quan hệ Nga - Mỹ có tồn tại vấn đề?
Tháng 9/2011, trước kỳ bầu cử Duma Quốc gia, NED đã tổ chức buổi thảo luận kín tại Washington, chỉ những người được mời mời có thể tham gia buổi thảo luận này. Được biết, nhận lời mời tham gia buổi thảo luận này có đại diện của Cơ quan Điều tra dân ý Levada, cơ quan điều tra dân ý nổi tiếng tại Nga.Trang web chính thức của NED chứng thực, NED đã trực tiếp tài trợ các hoạt động điều tra dân ý của Cơ quan điều tra dân ý Levada trên khắp đất nước Nga. Nội dung các cuộc điều tra dân ý bao gồm điều tra tình hình trên các trang web trước kỳ bầu cử, điều tra thái độ của người dân đối với các ứng cử viên và những chính sách liên quan...
Nhận lời mời tham dự buổi thảo luận kín được tổ chức tại Washington vào tháng 9/2011 còn có đại diện của Tổ chức Phong trào đoàn kết nước Nga. Được biết, người này là "tác giả" chính của hàng loạt hoạt động biểu tình chống lại Putin.
Các tổ chức phi chính phủ sao chép "cách mạng màu"
NED còn tổ chức buổi thảo luận "Tính tích cực của thanh niên nước Nga: Thế hệ mới có thể thực hiện cải cách?" với sự tham gia của rất nhiều thanh niên, bao gồm cả các nhân viên đến từ Viện nghiên cứu dân chủ nước Mỹ. Đây rõ ràng là chuẩn bị ban đầu theo motiv "cách mạng màu" tại Georgia, Ukraine và bạo động tại Tunisia, Ai Cập.
Dân Nga biểu tình phản đối kết quả bầu cử Duma Quốc gia ở thủ đô Matxcova ngày 10/12.
Như vậy, với sự ủng hộ của các cơ quan điều tra dân ý cũng như các tổ chức thanh niên, các tổ chức phi chính phủ của Mỹ đang thâm nhập vào diễn biến chính trị ở Nga hiện nay."Quan trọng nhất là lật đổ Putin"
Ông Engdahl nhận định: "Đối với Washington, nước Nga có dân chủ thật sự hay không không quan trọng. Quan trọng nhất là phải lật đổ chướng ngại vật lớn nhất ngăn cản kế hoạch của Mỹ - Putin". Bởi sau khi đắc cử Tổng thống, Putin sẽ áp dụng các biện pháp quân sự cứng rắn đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hơn nữa còn có thể tiếp tục dùng năng lượng như một thứ vũ khí ép các nước Đức, Pháp, Ý đầu hàng, buộc NATO phải áp dụng lập trường mềm dẻo hơn với Nga.
Ngoài ra, nước Nga dưới quyền lãnh đạo của Putin sẽ tăng cường quan hệ với các nước Châu Á, nhất là Trung Quốc, Iran, thậm chí cả Ấn Độ. Điều này bất lợi với Washington.
Ông chỉ ra, Washington cũng biết, vài cuộc biểu tình tại Moscow và Sankt-Peterburg là chưa đủ. Do đó, Mỹ đã áp dụng sách lược cứng rắn trên các vấn đề liên quan đến lợi ích của Nga như vấn đề Iran và Syria.
Theo VTC
10 'bông hồng có gai' của chính trường thế giới Cùng điểm lại những gương mặt chính trị gia quyền lực nhất thế giới, qua đó thấy được vị thế ngày càng quan trọng của phụ nữ trên trường quốc tê. 1. Tân thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra Theo kết quả kiểm phiếu hôm 4/7, đảng đối lập Pheu Thai giành chiến thắng áp đảo với 265/500 ghế trong hạ viện, dọn...