Căng thẳng Biển Hoa Đông dễ gây đụng độ Mỹ – Trung?
Trước khi quy tắc hàng hải được soạn thảo, có hiệu lực, dư luận quốc tế hi vọng, Mỹ và Trung Quốc sẽ có “hành động thiện chí” để tránh đụng độ như năm 2001.
Bầu không khí vốn đã căng thẳng ở Biển Hoa Đông lại một lần nữa “dậy sóng” khi T rung Quốc tuyên bố Khu vực Nhận dạng Phòng không (ADIZ). Không lâu sau động thái đơn phương đó của Bắc Kinh, Washington đã điều hai máy bay ném bom B-52 tới khu vực này.
Động thái đó khiến nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột trong khu vực ngày càng trở nên rõ rệt. Các học giả chuyên nghiên cứu luật pháp quốc tế đặt ra dấu hỏi lớn: một bộ quy tắc hàng hải được các nước công nhận liên quan tới việc sử dụng vùng biển và không phận ở ADIZ cần ra đời.
Các vùng ADIZ trên biển Hoa Đông – Nguồn: Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản – Đồ họa: AFP, Tuổi Trẻ
Từ góc độ pháp lý, các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đã khiến cho tình hình Biển Hoa Đông trở nên phức tạp. Cả Nhật và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thậm chí, một khi quần đảo này được tuyên bố chủ quyền rõ ràng, câu hỏi lớn đó là: một quốc gia sẽ có những quyền nào đối với các vùng xung quanh lãnh thổ của nó.
Căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tham gia, vùng biển ngoài khơi của một quốc gia bao gồm: lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Theo đó, các quốc gia ven biển được ủy quyền kiểm soát theo mức độ giảm dần.
Các quy phạm pháp luật chính là nền tảng cho việc xác định quyền của các nước trong hoạt động không phận trên các vùng đó. Tuy nhiên, nhiều quốc gia lại đang viện dẫn các quan điểm khác nhau đối với các quy phạm này nhằm triển khai hoạt động quân sự trên vùng EEZ của nước khác.
Trên góc độ chính trị, các căng thẳng gần đây ở Biển Hoa Đông là một lời nhắc nhở cho cộng đồng quốc tế về vụ thảm kịch hồi năm 2001. Lúc đó, ỏ đảo Hải Nam, vụ đâm nhau giữa máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ và chiến đấu cơ F-8 của Trung Quốc đã diễn ra.
Căng thẳng giảm xuống sau khi chính quyền Mỹ đưa ra lời xin lỗi, song họ cũng né tránh việc thừa nhận những hành vi sai trái của mình. Mỹ đã lấy “quyền tài phán” làm cớ để liên tục khẳng định rằng mình không hề vi phạm luật pháp quốc tế khi cử máy bay giám sát EP-3 bay qua vùng EEZ của Trung Quốc.
Ngày nay, chưa có bất cứ một kênh đối thoại nào được lập ra giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm giải quyết cuộc đối đầu có khả năng xảy ra trong tương lai. Hơn thế nữa. kể từ sau khi vụ đụng độ năm 2001, khả năng quân sự của Bắc Kinh cũng tăng lên đáng kể.
Video đang HOT
Tuy Trung Quốc vẫn chưa có một lực lượng đủ mạnh để tiến hành các hoạt động quân sự ở phạm vi xa bờ, nhưng quốc gia này đang nhanh chóng xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại nhằm “thị uy” các quốc gia lân cận và cả Mỹ, quốc gia có quan hệ chặt chẽ với các nước láng giềng của Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện thời, Biển Đông đang mắc vào một mớ “bòng bong” khi mà 6 quốc gia châu Á cùng tranh chấp về quyền đánh bắt cá và lợi ích về tài nguyên thiên nhiên trên vùng biển này. Tuy nhiên, với các căng thẳng gia tăng hiện nay, dư luận lo ngại, một cuộc xung đột quân sự có khả năng xảy ra ở khu vực này.
Trước thực tế đó, luật pháp quốc tế sẽ là “cứu cánh” phù hợp nhất trong bối cảnh đó. Ví dụ, Philippines đã lập ra một tòa án trọng tài theo quy định của UNCLOS với hy vọng giải quyết tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở vùng Biển Đông. Tuy nhiên, trái với thiện chí từ Manila, chính quyền Bắc Kinh từ chối tham gia.
Về phía Mỹ, sau hai lần đưa Công ước UNCLOS ra Quốc hội song đều bị phủ quyết, đến nay quốc gia này vẫn chưa thực sự sẵn sàng đặt bút ký vào văn kiện này. Dư luân quốc tế cho hay, dù Mỹ tuân thủ nhiều điều khoản trong UNCLOS, nhưng việc trở thành một thành viên chính thức của Công ước sẽ là tín hiệu tích cực thể hiện sự tôn trọng của nước này đối với luật pháp quốc tế.
Trước khi các văn kiện pháp lý liên quan tới quy tắc đường đi hàng hải được soạn thảo và có hiệu lực, dư luận quốc tế hi vọng, hai nước sẽ có những “hành động thiện chí” để tránh một cuộc xung đột như năm 2001.
Theo Kiến thức
TQ sẽ ngang ngược lập khu nhận diện phòng không Biển Đông?
Ngày 23/11/2013, Trung Quốc tuyên bố bản đồ tọa độ "khu vực nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông", bao gồm không phận quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc đòi chủ quyền gọi là Điếu Ngư. Tuyên bố có hiệu lực từ 10:00 ngày 23/11/2013.
Theo đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc ban hành 6 quy định, trong đó quy định thứ 2 là: "Các máy bay khi đi qua khu vực "nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông" phải báo cáo kế hoạch với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, duy trì liên lạc vô tuyến điện và trả lời kịp thời các yêu cầu xác định của Bắc Kinh, luôn bật radar và ra dấu hiệu rõ ràng về quốc tịch đăng ký" và quy định thứ 3 là: "Nếu các máy bay bay vào khu vực này mà không đáp ứng được quy định tại quy định 2 thì lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp"...là điều chúng ta cần quan tâm.
Dương Vũ Quân, người phát ngôn của BQP Trung Quốc và tọa độ khu vực nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố.
Trước hết mà nói thì tuyên bố cái gọi là "Khu vực nhận dạng phòng không trên biển" này không phải chỉ mình Trung Quốc mà trên thế giới đã có ít nhất 20 quốc gia tuyên bố như vậy. Đây là khu vực cách bờ biển gần nhất là 130 km nhằm để ngăn chặn những máy bay đáng ngờ xâm phạm không phận bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia nhưng không ảnh hưởng đến quyền tự do bay ngang qua không phận.
Điều đáng nói là cái khu vực nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tuyên bố lại chồng lấn với khu vực không phận mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền và đang kiểm soát đã khiến cho tranh chấp căng thẳng leo thang và chắc chắn cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản diễn ra gay cấn, đầy kịch tính mà không dành cho những quốc gia "yếu tim" theo dõi.
Trung Quốc "trả bóng" cho Nhật Bản?
Trước đó không lâu, Nhật Bản tuyên bố sẽ bắn hạ UAV của Trung Quốc nếu xâm nhập không phận Senkaku của Nhật Bản và Trung Quốc coi hành động đó là hành động chiến tranh.
Sau khi "phá đám" cuộc tập trận xa nhất từ trước tới nay của 3 hạm đội Hải quân Trung Quốc mang tên "Cơ động-5" thì Nhật Bản tổ chức một cuộc tập trận tên lửa lớn từ ngày 01 đến 18/11 khiến Trung Quốc "sôi sục ý chí".
Chưa dừng ở đó Nhật Bản đã bố trí các dàn tên lửa diệt hạm hiện đại SSM1 có tầm bắn hơn 150 km tại Okinawa nhằm mục đích bịt lối ra TBD của Trung Quốc như nội dung cuộc tập trận trên.
Vậy là thông điệp phát ra từ Nhật Bản đã rõ, nếu Trung Quốc muốn chiến tranh với Nhật Bản thì hãy cho UAV bay vào không phận Senkaku. Nói cách khác là "quả bóng chiến tranh" được Nhật Bản chuyền vào chân Trung Quốc.
Tất nhiên, Trung Quốc và Nhật Bản không bao giờ muốn chiến tranh giữa họ xảy ra, đừng có mơ xảy ra để ai đó "tọa sơn quan hổ đấu". Do đó Trung Quốc không cho phép bị động, không cho phép dư luận thế giới đặc biệt là giới quá khích, diều hâu, chủ nghĩa dân tộc cực đoan được phen tru tréo phê phán nhà cầm quyền bạc nhược...Và, tuyên bố "Khu vực nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông" ra đời. Đây là thông điệp "rắn" của Trung Quốc cho Nhật Bản.
Nhật Bản buộc phải tính toán, lựa chọn hoặc là phải "có kế hoạch trình Bộ ngoại giao Trung Quốc" khi bay trên không phận của mình hoặc sẽ bị Trung Quốc áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp. Khi đó xung đột quân sự, chiến tranh sẽ nổ ra mà Nhật Bản là bên cố tình gây ra dù biết trước sẽ như vậy.
Khu vực "nhận dạng phòng không" của Trung Quốc và Nhật Bản chồng chéo nhau sẽ khiến cho sự đối đầu càng căng thẳng.
Quả thật là một sự lựa chọn khó khăn cho Nhật Bản khi Trung Quốc "trả bóng".
Nhật Bản sẽ hành động như thế nào trước tuyên bố này hay là mất hết "dũng khí" như La Viện đã nói?
Cho đến nay, chưa thấy chiệc UAV nào của Trung Quốc xâm nhập do Trung Quốc sợ hay là có nhưng Nhật Bản lại lờ đi thì chỉ có Trung Quốc và Nhật Bản biết với nhau. Và sau này, sau tuyên bố của Trung Quốc về khu vực nhận dạng phòng không thì có xảy ra tương tự như tuyên bố của Trung Quốc hay không cũng chỉ 2 quốc gia biết.
Chỉ biết rằng Trung Quốc và Nhật Bản đã tuyên bố, dư luận quốc tế và giới quá khích, diều hâu, chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Trung Quốc, Nhật Bản đã nghe rõ, đã "mãn thính giác".
Tuy nhiên, vì Trung Quốc và Nhật Bản là 2 cường quốc, nhưng với quốc gia nhỏ yếu hơn thì không phải vậy.
Khu vực "nhận dạng phòng không", sản phẩm của cậy mạnh?
Nếu như khu vực nhận dạng phòng không nằm trong chủ quyền, quyền chủ quyền hợp pháp không có ai tranh chấp thì việc tuyên bố khu vực này đơn thuần là việc bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng, khi khu vực đó lại thuộc về chủ quyền không thể chối cãi của quốc gia khác thì tuyên bố kiểu đó là sự xâm lược trắng trợn, ngang ngược mà chỉ có từ quốc gia cậy mạnh ức hiếp quốc gia nhỏ.
Thực tế từ trước đến nay, trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã có những tuyên bố mang tính chất "khu vực nhận dạng phòng không" như khu vực cấm đánh bắt cá, tuyên bố của cảnh sát biển Hải Nam khám xét các tàu lạ trong khu vực "lưỡi bò" từ 1/1/2013...Tất cả những khu vực đó đều không thuộc chủ quyền của Trung Quốc hoặc đang tranh chấp với nước khác mà dư luận quốc tế đều cho là "đề cao sức mạnh đơn phương, những đòi hỏi phi lí mang tính áp đặt..." như Việt Nam đã tuyên bố.
Liệu sắp tới Trung Quốc có tuyên bố "khu vực nhận dạng phòng không" nào nữa không?
Phát ngôn viên BQP Trung Quốc Dương Vũ Quân đã nói: "Sau khi hoàn thành các công việc chuẩn bị có liên quan, Trung Quốc sẽ thành lập kịp thời các khu vực nhận dạng phòng không khác".
Chắc chắn không sai là trên Biển Đông.
Theo Đất Việt
Trung Quốc cứu trợ Philippines và sự thiển cận về quyền lực mềm Trong khi Trung Quốc không ngừng tuyên bố xây dựng "quyền lực mềm", những gì Bắc Kinh vừa thể hiện trong việc cứu trợ Philippines hậu bão Haiyan lại hoàn toàn trái ngược. Không ít chuyên gia tin rằng Bắc Kinh có cái nhìn thiển cận và tư duy hẹp hòi. Rất nhiều quốc gia đang chung tay hỗ trợ Philippines nhưng Trung...