Căng thẳng Biển Đông sẽ đi đến đâu?
Đó là một trong những chủ đề quan trọng được thảo luận tại Hội thảo Quốc tế lần thứ tám về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” khai mạc sáng nay 14.11 tại Nha Trang.
Các học giả tại hội thảo. Ảnh Dân Trí
Ngày 14.11.2016, tại Nha Trang, Hội thảo Quốc tế lần thứ tám về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS), và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức đã khai mạc. Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo, trong đó có gần 60 học giả quốc tế, 70 học giả và đại biểu Việt Nam, cùng hơn 20 đại diện của 15 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và 35 phóng viên thuộc hơn 30 hãng tin trong và ngoài nước tham dự hội thảo.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông trong năm qua có nhiều diễn biến mới đáng chú ý, Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 8 là cơ hội để các học giả nghiên cứu Biển Đông hàng đầu trong nước và quốc tế chia sẻ thông tin và đánh giá về các diễn biến gần đây và những hệ lụy ở khu vực Biển Đông, đồng thời thảo luận các khả năng thúc đẩy hợp tác trong khu vực.
Gần 30 tham luận sẽ được các đại biểu trình bày trong hai ngày hội thảo gồm 7 phiên: (1) Nguồn gốc của tranh chấp Biển Đông: Khía cạnh lịch sử; (2) Căng thẳng Biển Đông sẽ đi đến đâu? (3) Luật pháp quốc tế và Biển Đông (4) Kinh tế chính trị của Biển Đông: Vấn đề và triển vọng; (5) An ninh, chính trị và ngoại giao; (6) Tương tác và phối hợp trên biển; và (7) Cơ chế quản lý căng thẳng ở Biển Đông.
Căng thẳng trên Biển Đông sẽ đi về đâu?
Video đang HOT
Các diễn giả dự kiến sẽ thảo luận tình hình trên Biển Đông ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ chính trị, ngoại giao tới luật pháp, nhằm tìm kiếm các cơ hội và ý tưởng thúc đẩy hiểu biết và hợp tác ở Biển Đông trên tinh thần các nguyên tắc của luật pháp quốc tế. Đặc biệt, Hội thảo lần này lần đầu tiên tổ chức một phiên riêng (phiên 6) dành cho đại diện hải quân và lực lượng chấp pháp trên biển các nước chia sẻ các biện pháp tương tác và phối hợp trên thực địa nhằm tránh các tình huống va chạm bất ngờ và thúc đẩy hợp tác trên biển.
Bên cạnh chương trình chính, Hội thảo lần này cũng tiếp tục tổ chức Chương trình Các nhà Lãnh đạo trẻ (YLP) tập hợp 8 nhà nghiên cứu trẻ và nghiên cứu sinh tiến sỹ từ 7 quốc gia với mục tiêu xây dựng mạng lưới các nhà nghiên cứu trẻ về Biển Đông và thảo luận về các ý tưởng và sáng kiến hợp tác mới vì hòa bình và phát triển ở Biển Đông.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PSG.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao nhận định, trong năm qua, căng thẳng ở khu vực chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do các vụ va chạm, các thay đổi nguyên trạng trên thực địa vẫn tiếp diễn. Vẫn còn nhiều vụ đụng độ ở mức độ nguy hiểm giữa các tàu cá, tàu chấp pháp của các nước ven Biển Đông ở gần khu vực Trường Sa và đặc biệt là Hoàng Sa, chưa kể nhiều vụ đối đầu giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc trong khu vực. Tình hình cải tạo đảo và quân sự hoá ở các khu vực tranh chấp ngày càng phức tạp hơn. Trong khi đó, tình trạng môi trường biển khu vực tiếp tục xuống cấp với tốc độ đáng báo động.
Ông Lê Thanh Quang, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chia sẻ, tình hình Biển Đông thời gian qua có những biểu hiện đáng lo ngại, cạnh tranh nhiều khi lấn át hợp tác, luật pháp quốc tế có lúc có nơi không được tôn trọng, làm suy giảm lòng tin giữa các dân tộc trên Biển Đông. “Hơn lúc nào hết, tình hình Biển Đông hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp thiết về một giải pháp lâu dài cho các tranh chấp trong khu vực này cũng như các cơ chế cần thiết để duy trì trật tự và pháp luật trên biển. Ở Biển Đông, không chỉ có vấn đề hòa bình, ổn định, mà cả những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, sinh kế của các cộng đồng ven biển, và tính bền vững của hệ sinh thái đại dương” ông Lê Thanh Quang lập luận.
Với những đánh giá về tình hình khu vực, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng nêu rõ, tinh thần thẳng thắn, khách quan, khoa học và cầu thị đã trở thành ngôn chỉ của chuỗi hội thảo này trong suốt 8 năm qua. “Thông qua hội thảo này, chúng ta hi vọng có thể đưa ra những kiến nghị tích cực và xác đáng, giúp chính phủ các nước liên quan cùng phối hợp hành động vì mục tiêu cải thiện môi trường an ninh-phát triển chung, nhất là các đề xuất nhằm xây dựng, củng cố và tận dụng các cơ chế an ninh khu vực trong việc quản lý tranh chấp và giải quyết hoà bình các vấn đề phức tạp ở Biển Đông,” PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng bày tỏ kỳ vọng.
Trước khi bước vào phiên thảo luận đầu tiên, Tiến sỹ Trần Trường Thủy thay mặt Quỹ hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Học viện Ngoại giao chính thức giới thiệu trang web mới cung cấp các nghiên cứu mới nhất của học giả quốc tế về an ninh, chính trị, kinh tế và luật pháp liên quan đến biển. Trang web có thể được truy cập tại: http://maritimeisssues.com .
Theo danviet
Nhật Bản cam kết tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông
Để đảm bảo không có tình trạng lách luật xảy ra ở vùng biển quốc tế, Nhật cam kết tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông để đảm bảo luật pháp được thực thi.
Bà Inada là một người có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc.
Nhật Bản sẽ tăng cường các hoạt động ở Biển Đông bằng việc tuần tra chung với Mỹ. Tuyên bố trên được Bộ trưởng Quốc phòng nước này Tomoni Inada thông báo ngày 15.9.
Ngoài tuần tra với Mỹ, hải quân Nhật sẽ tập trận song phương hoặc đa phương với những quốc gia khác trong khu vực.
Bà Inada phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược có trụ sở ở Washington rằng Nhật Bản sẽ gia tăng sự tham gia vào vùng biển đang rất căng thẳng này.
Nhật cũng chia sẻ quan ngại với Mỹ về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông như bồi lấp đảo nhân tạo trái phép.
Nhật hiện nay có tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Hoa Đông với Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Inada nói rằng nếu thế giới bỏ qua luật pháp và cho phép việc lách luật diễn rathì hậu quả sẽ là khôn lường.
"Trong hoàn cảnh này, tôi rất ủng hộ quan điểm tự do hàng hải của Mỹ. Hành động này giúp đảm bảo một trật tự hàng hải theo luật pháp quốc tế", Inada nói.
Tàu khu trục tên lửa Mỹ tuần tra cùng tàu chiến của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản tại Biển Đông hồi tháng 4.2015.
"Nhật Bản sẽ tăng hiện diện quân sự ở Biển Đông bằng cách cử lực lượng tự vệ bờ biển tuần tra chung với hải quân Mỹ", bà Inada nói.
Nhật từng tuyên bố hồi tháng 9 rằng nước này sẽ cung cấp tàu tuần tra mới cho Việt Nam cũng như thúc đẩy năng lực hành pháp trên biển của các quốc gia ở khu vực tranh chấp với Trung Quốc. Tokyo cũng sẽ cung cấp 2 tàu tuần tra cỡ lớn và cho quân đội Philippines mượn 5 máy bay do thám.
Trước đó ngày 20.8, đại sứ Trung Quốc ở Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa từng cảnh báo sẽ trả đũa quân sự nếu Nhật tham gia tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông.
Theo Quang Minh - Reuters (Dân Việt)
ASEAN- Trung Quốc áp dụng Bộ Quy tắc tránh va chạm bất ngờ trên biển "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc đạt thỏa thuận về áp dụng Bộ Quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển (CUES) ở Biển Đông", Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết khi trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị...