Căng thẳng biển Đông gây khẩu chiến ở Bỉ
Một học giả Bỉ vừa công bố quyển sách liên quan những căng thẳng có khả năng xảy ra tại châu Á do những yêu sách quá lố của Trung Quốc.
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở Hoàng Hải bị lực lượng tuần duyên Hàn Quốc vây bắt – Ảnh: AFP
Hãng tin Tân Hoa xã ngày 2-3 vừa dẫn lời ông Khúc Tinh, đại sứ Trung Quốc tại Bỉ, bác bỏ những nhận định học giả người Bỉ Jonathan Holslag nêu ra trong quyển sách Cuộc chiến tranh sắp tới của Trung Quốc với châu Á (China’s coming war with Asia) phát hành hôm 27-2.
Một cuốn sách “giật gân”?
Đại sứ Trung Quốc Khúc Tinh nói không có lý lẽ nào đủ thuyết phục để nói Bắc Kinh khiêu chiến với các nước trong khu vực khi mà lợi ích cốt lõi của nước ông nằm trong sự “trỗi dậy hòa bình”. Ông Khúc bác bỏ cáo buộc trong cuốn sách nhận định các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với một số nước láng giềng sẽ là “mồi lửa chiến tranh”.
Theo ông, Trung Quốc đã có tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng trên đất liền nhưng chính phủ nước này đã giải quyết một cách hòa bình thông qua đàm phán ngoại giao với 12 trong tổng số 14 nước có chung biên giới.
Từ thực tế đó, cũng theo ông Khúc Tinh, không thể nói Trung Quốc sẽ dùng chiến tranh khi không tìm thấy tiếng nói chung trong vấn đề chủ quyền, kể cả trên biển. Để kết luận, ông Khúc Tinh chỉ trích cuốn sách này với tựa đề “giật gân” chỉ nhằm bán sách và không đáng là một tác phẩm nghiên cứu.
Video đang HOT
Nói về tác phẩm của mình, nhà nghiên cứu trẻ tuổi Jonathan Holslag khẳng định sách của ông chỉ nhằm nhận dạng những vấn đề nan giải ở châu Á, mô tả các hậu quả có thể, không nhằm đổ lỗi tất cả cho Trung Quốc, càng không phải là quyển sách “chửi bới” Trung Quốc, trái lại chỉ là một cái nhìn thực tiễn về tình hình.
Theo học giả Holslag, Trung Quốc có nhiều khát vọng lớn cũng như nhiều quan ngại và yêu sách. Điều đó là bình thường và chẳng kém phần chính đáng gì so với các nước khác. Song vấn đề ở chỗ “hậu quả của những gì Trung Quốc muốn lại chỉ có thể dẫn đến một sự thay đổi sâu xa trật tự khu vực cũng như một thách thức khổng lồ cho các láng giềng của mình”.
Học giả Holslag nhận định: “Sở dĩ các căng thẳng đó đã không nổ lớn không phải do Trung Quốc ngày càng mềm dẻo, không phải do Trung Quốc đáp ứng láng giềng, mà là do các láng giềng của Trung Quốc buộc phải thích nghi, hứng chịu, thậm chí tạo thuận lợi cho sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Chỉ nói mà không làm
Một nhận xét khác của học giả Holslag là “cho dù Trung Quốc có ra vẻ mềm dẻo bằng cách chấp thuận đàm phán, tham gia các tổ chức khu vực cùng hứa hẹn những “biện pháp xây dựng niềm tin” gì gì chăng nữa cũng không có nghĩa Trung Quốc chấp nhận hiện trạng cũng như trật tự khu vực hiện tại”.
Vấn đề nan giải ở chỗ có thể trên bề mặt ngoại giao Trung Quốc tỏ ra mềm dẻo, song các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc vẫn cứ là như thế, như đinh đóng cột, học giả Holslag khẳng định.
Và đây chính là lý do dẫn đến khả năng “cuộc chiến sắp tới với châu Á”. Trong cuộc tranh luận, đại sứ Khúc Tinh đã giải thích lợi ích cốt lõi của Trung Quốc gồm “chủ quyền quốc gia, an ninh quốc gia, vẹn toàn lãnh thổ, thống nhất đất nước…” và quả quyết “không một nước nào trên thế giới lại để các nước ngoài xâm phạm chủ quyền của mình, an ninh và vẹn toàn lãnh thổ…”.
Giải thích chắc nịch này càng nêu bật nan đề mà giáo sư Holslag của ĐH Free Brussels đã nêu ra: các nước láng giềng chỉ có nước “chịu trận” hoặc là chiến tranh!
Trong thực tế tranh chấp biển Đông, từ khi ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) tại Phnom Penh năm 2002 tới nay chỉ thấy Trung Quốc đem hải quân và tàu cá ra lấn hết bãi này đến dải kia, rồi đùng một cái vẽ ra “đường lưỡi bò”.
Thỉnh thoảng Bắc Kinh cũng bảo “đàm phán”, “hữu nghị”, xuân thu nhị kỳ họp về một nội dung của Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) mà mãi chưa thấy được câu nhập đề… trong khi hiện trạng cứ thay đổi hằng ngày với chừng đó lực lượng lấn biển.
Trong bối cảnh đó, theo giáo sư Holslag, “một thảm kịch khác từ một đại cường chỉ còn là vấn đề thời gian”.
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động sai trái ở Trường Sa
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về phản ứng của Việt Nam đối với các công trình trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái này.
“Quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa” – bà Phạm Thu Hằng nói tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5-3 ở Hà Nội.
“Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trái phép trên các bãi, đá và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực quần đảo Trường Sa không những vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN” – bà Hằng khẳng định.
Theo Tuổi Trẻ
Mỹ bắt giữ tàu cá Trung Quốc
Tuần duyên Mỹ tại đảo Hawaii bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vì nghi ngờ tàu này đánh bắt trái phép nửa tấn cá hồi bằng loại lưới bị cấm.
Mỹ bắt giữ tàu cá Trung Quốc
Theo AP, máy bay tuần tra biển CP-140 của Canada lần đầu phát hiện ra tàu cá Yin Yan ở bắc Thái Bình Dương hôm 22/5. Tàu chở các thiết bị liên quan đến loại lưới vét trái phép quy mô lớn.
Đến hôm 27/5, Yin Yan bị tàu tuần duyên Mỹ ở Hawaii chặn lại. Thuyền trưởng Yin Yan khai nhận con tàu được đăng ký ở Trung Quốc và trên boong có hơn 3.000 m lưới vét. Ông cũng thừa nhận rằng các thuyền viên đã thả số lưới này và các thiết bị khác xuống biển trước khi bị chặn.
Theo tuần duyên Mỹ, ngoài việc sử dụng loại lưới cấm, tàu Yin Yan còn không có đủ giấy tờ đánh bắt và đã đánh cá mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.
Lưới vét dài hơn 2,5 km bị Liên Hợp Quốc cấm sử dụng từ năm 1992. Việc đánh bắt bằng loại lưới này làm tận diệt một lượng lớn cá, chim biển và động vật có vú dưới đại dương, là mối đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
Hôm qua, tàu cá Yin Yan đã được tuần duyên Mỹ lai dắt hơn 2.000 m và bàn giao lại cho tuần duyên Trung Quốc ở biển Hoa Đông.
Theo Xahoi
Indonesia siết chặt hoạt động trái phép của tàu cá Trung Quốc Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia ngày 23.01 thông báo bắt giữ 9 tàu cá của Trung Quốc thâm nhập hải phận nước này. Chính quyền Jakarta tuyên bố xét lại thỏa thuận ưu đãi cho ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong các vùng biển của Indonesia. Tàu cá Trung Quốc quy tụ ở Tam Á, Hải Nam, chuẩn bị...