Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ – Trung đến gần hơn?

Theo dõi VGT trên

Hành động ngang ngược và đơn phương tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng quanh Biển Đông bao gồm Philippines – đồng minh thân thiết của Washington, có thể dẫn tới một cuộc chiến tranh Trung – Mỹ.

Nhận định trên được ông Abraham M. Denmark, Phó Chủ tịch Các vấn đề Chính trị và An ninh tại Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu châu Á và từng là người đừng đầu Ủy ban Các vấn đề về Trung Quốc tại Bộ Quốc phòng Mỹ, đưa ra trong bài viết “Could Tensions in the South China Sea Spark a War?” (Liệu căng thẳng trên Biển Đông có thể biến thành chiến tranh?) đăng trên tạp chí The National Interest của Mỹ.

Theo ông Denmark, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố “chủ quyền” thông qua “đường chín đoạn” đầy tham vọng trên Biển Đông cùng hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trên vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa, đã khiến tình hình căng thẳng không ngừng leo thang và nguy cơ nổ ra các cuộc giao tranh trong khu vực.

Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn? - Hình 1

Hành động hung hăng tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc có thể dẫn tới một cuộc xung đột tiềm năng.

Với âm mưu bá chủ Biển Đông, Trung Quốc đã tiến hành một loạt tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam và Philippines. Sự hung hăng và hiếu chiến của Trung Quốc đã đẩy nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và xung đột tiềm năng trên Biển Đông giữa Trung – Mỹ trở thành hiện thực khi Bắc Kinh cố tình chọc giận Philippines – một đồng minh thân thiết của Washington.

Chỉ sau vài ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du tới 4 nước châu Á, ngay đầu tháng Năm, Trung Quốc đã ngang nhiên lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Thậm chí, Bắc Kinh còn điều động một lực lượng hùng hậu gồm hơn 100 tàu các loại và chiến đấu cơ tới hỗ trợ hoạt động trái phép cho giàn khoan dầu cũng như nhiều lần tấn công tàu chấp pháp của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn, Trung Quốc còn đánh chìm một tàu cá của Việt Nam khi đang hoạt động gần vị trí giàn khoan Hải Dương-981.

Sự cố tương tự cũng đã xảy ra giữa Trung Quốc và Philippines trong những tháng gần đây. Năm 2012, Bắc Kinh đã trái phép giành quyền kiểm soát bãi cạn bãi Scarborough khu vực mà cả Trung Quốc và Philippines cùng tuyên bố chủ quyền. Không dừng lại, Trung Quốc còn tiếp tục muốn xâm chiếm cả bãi Cỏ Mây.

Hồi tháng Tư, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, Daniel Russel cho rằng sự trơ tráo và đầy tham vọng của Bắc Kinh khi tuyên bố yêu sách “đường chín đoạn” bao trùm gần hết diện tích Biển Đông đã “ bất chấp luật pháp quốc tế” mà ở đây chính là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982).

Kinh tế phát triển, gia tăng tranh chấp

Dưới thời cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã tạm gác chuyện tranh chấp chủ quyền để tập trung phát triển kinh tế. Tuy nhiên, khi nền kinh tế ngày càng trở nên thịnh vượng và hùng mạnh, những toan tính riêng và quan điểm về chủ quyền của Trung Quốc đã có những thay đổi lớn. Biển Đông trở thành nơi mà Trung Quốc nhắm tới để thỏa mãn cơn khát năng lượng và thực phẩm.

Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn? - Hình 2

Tàu cá là một trong những chiến thuật tranh chấp biển đảo được Trung Quốc áp dụng trên Biển Đông.

Ngoài ra, khi tầm ảnh hưởng quân sự, kinh tế và chính trị ngày càng tăng, Bắc Kinh cũng giành ưu thế vượt trội hơn so với các quốc gia khác trong những cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Trong đó, một số nước còn e dè không dám công khai phản đối Trung Quốc do lo sợ làm sứt mẻ mối quan hệ kinh tế mật thiết cũng như lo ngại trước sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh.

Thậm chí, một học giả Trung Quốc còn ngang nhiên cho rằng: “Đây là lãnh thổ của Trung Quốc, chúng tôi có quyền sử dụng mọi biện pháp kể cả vũ lực để giành lại một cách hợp pháp”.

Video đang HOT

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa muốn phát động một cuộc chiến tranh. Chiến thuật hiện nay được Trung Quốc áp dụng là điều động các tàu cá và tàu bảo vệ bờ biển phun vòi rồng vào tàu chấp pháp của các nước láng giềng. Hành động này nhằm kìm hãm một cuộc xung đột tiềm năng có thể xảy ra ngay lập tức. Ngoài ra, Trung Quốc còn cố gắng che dấu các hành động hung hãn, khiêu khích của mình dưới chiêu thức phòng ngự và đổ lỗi cho các bên tranh chấp.

Nhận định trên được thể hiện rõ qua phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi nhấn mạnh: “Việt Nam cần ngay lập tức ngừng mọi hành động gây nguy hiểm”. Phát ngôn hoàn toàn sai sự thật này được Bắc Kinh đưa ra chỉ sau một ngày các tàu Trung Quốc bao vây tấn công và đánh chìm một tàu cá của Việt Nam.

Thậm chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn lớn tiếng cho rằng không một quốc gia nào được phép nghi ngờ sự quyết tâm của Trung Quốc cũng như nỗ lực bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Thông điệp của Trung Quốc đã hoàn toàn rõ ràng rằng: các bên tranh chấp nên công nhận toàn bộ những tuyên bố chủ quyền được Bắc Kinh đưa ra, và mọi sự đối đầu phản kháng đều thuộc trách nhiệm của các bên tham gia tranh chấp với Trung Quốc.

Theo tác giả Denmark, việc Nga can thiệp quân sự vào Ukraine và sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea dường như chứng minh cho giới lãnh đạo tại khu vực Đông nam Á thấy rằng sự phụ thuộc kinh tế và năng lực quân sự yếu kém là một trở ngại trong lĩnh vực địa chính trị và trong thế kỷ 21, sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia sẽ bị xâm phạm.

Một số nước trong khu vực lo ngại rằng Nga đang trở thành hình mẫu cho Trung Quốc trong việc dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát các vùng lãnh thổ tranh chấp. Do đó, các nước trong khu vực Đông nam Á đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế để giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh cũng như tăng cường sức mạnh quân sự để kiềm chế sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn? - Hình 3

Philippines mua 12 chiến đấu cơ FA-50 mới của Hàn Quốc.

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga, máy bay tuần tra bờ biển của Cananda và các tàu hộ vệ Sigma của Hà Lan. Phía Philippines cũng tuyên bố kế hoạch tăng cường ngân sách chi tiêu quốc phòng và mua thêm 3 xuồng cano không còn được sử dụng lớp Hamilton từ Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ cùng 12 chiến đấu cơ FA-50 hoàn toàn mới của Hàn Quốc.

Ngoài ra, cả Việt Nam và Philippines cũng tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc phòng với Mỹ. Mới đây, Manila đã ký thêm một Bản hiệp ước Hợp tác Quốc phòng tăng cường với Washington cũng như mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Philippines.

Trên thực tế, cả Việt Nam và Philippines đều không mong muốn chiến tranh với Trung Quốc mà chỉ tập trung vào kiềm chế nỗ lực bành trướng chủ quyền của Bắc Kinh và kéo dài thời gian để nâng cao năng lực quốc gia, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng như lôi kéo sự can thiệp của cộng đồng quốc tế.

Theo đó, Manila đã nộp đơn kiện yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông lên Tòa án Hình sự quốc tế. Dự kiến, một phán quyết về vụ kiện này sẽ được đưa ra vào cuối năm 2015. Ngoài ra, Việt Nam và Philippines cũng đang hối thúc ASEAN đưa sức nặng địa chính trị vào các cuộc đàm với Bắc Kinh để xúc tiến xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông.

Toan tính sai, chiến tranh bùng nổ

Tác giả Denmark nhận định điều nguy hiểm nhất hiện nay là cách Bắc Kinh leo thang căng thẳng trong khu vực. Bởi Trung Quốc coi leo thang căng thẳng là công cụ hữu hiệu để giành quyền kiểm soát và dự báo phản ứng của các nước có tranh chấp.

Tuy nhiên, các nhà chiến lược và chính sách tại Trung Quốc lại không hề ý thức được bài học kinh nghiệm từ Mỹ và Nga trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh rằng leo thang căng thẳng là một công cụ vô cùng nguy hiểm và phản ứng của các bên liên quan là không thể lường trước được do đó căng thẳng sẽ nhanh chóng vượt qua ngoài tầm kiểm soát.

Điển hình là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào trước việc lực lượng chức năng Philippines hôm 6/5 bắt giữ và truy tố 9 ngư dân Trung Quốc về tội đánh bắt trộm rùa quý hiếm tại bãi Trăng Khuyết nằm cách đảo Palawan 111 km về phía tây.

Căng thẳng Biển Đông đẩy chiến tranh Mỹ - Trung đến gần hơn? - Hình 4

Tàu vận tải hải quân BRP Sierra Madre của Philippines tại bãi Cỏ Mây.

Điều chắc chắn là Bắc Kinh sẽ có động thái đáp trả và tìm cách trừng phạt Manila cũng như củng cố các tuyên bố chủ quyền. Phản ứng “ăn miếng trả miếng” của Trung Quốc có thể sẽ là bắt giữ các ngư dân Philippines hoạt động tại vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Trước đó, Trung Quốc đã chặn không cho Manila tiếp viện lương thực và nhu yếu phẩm cho các binh sĩ Philippines sống trên tàu vận tải hải quân BRP Sierra Madre tại bãi Cỏ Mây, nhằm buộc họ rút quân về nước. Hành động của Bắc Kinh đẩy nguy cơ nổ ra các vụ đấu súng, tấn công hay đánh đắm tàu lên cao hơn bao giờ hết và nguy cơ thương vong về người.

Nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực chống lại Philippines, dù Bắc Kinh tìm cách ngụy biện hành động này là phòng thủ hay phản ứng, Mỹ cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc khủng hoảng này, ít nhất là thông qua biện pháp ngoại giao và thậm chí là quân sự.

Mỹ dường như sẽ không lùi bước trước tình huống trên, kể cả hiện nay mức độ sẵn sàng can thiệp ở nước ngoài của đang bị đặt nghi vẫn sau khi Washington quyết định không can thiệp chuyện Nga đưa quân vào Ukraine và chính quyền của Tổng thống Syria Assad vượt qua “giới hạn đỏ” vũ khí hóa học được Tổng thống Obama đưa ra. Trong khi vừa cố gắng làm giảm leo thang căng thẳng và loại bỏ việc sử dụng vũ lực, Washington chắc chắn sẽ thể hiện ý chí và quyết tâm trong việc ngăn chặn tình trạng đối đầu và trấn an các đồng minh châu Á.

Mặc dù, Mỹ không phải là một bên tham gia các tranh chấp trên Biển Đông, song Washington vẫn mong muốn các bên giải quyết mâu thuẫn theo phương pháp hòa bình. Bởi một cuộc xung đột trên Biển Đông sẽ là thảm họa đối với hoạt động thương mại trong khu vực và cả mối quan hệ Trung – Mỹ. Đây là 2 yếu tố vô cùng quan trọng với Washington.

Do đó, Mỹ sẽ tăng cường khả năng kiềm chế Bắc Kinh thông qua việc mở rộng mối quan hệ quân sự, cơ chế hỗ trợ đào tạo và tập trận chung với các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông.

Ngoài ra, Washington cũng sẽ giữ vai trò trung gian cho các nước có tranh chấp trên Biển Đông nhằm tìm kiếm cơ hội hạ nhiệt căng thẳng và tiến tới lộ trình giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình. Trong đó, diễn đàn Đối thoại Kinh tế và Chiến lược sắp tới sẽ là nơi để Trung Quốc và Mỹ thẳng thắn đưa các vấn đề trên ra thảo luận cũng như tìm cách ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiềm năng.

Chuyên gia Denmark nhấn mạnh nếu các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông không thể chuyển hóa tình hình căng thẳng và coi việc hạ nhiệt là một công cụ chiến lược hữu ích, việc bùng nổ một cuộc xung đột chỉ còn là vấn đề thời gian khi Bắc Kinh đưa ra những tính toán sai lầm và leo thang căng thẳng lên đỉnh điểm “giới hạn đỏ”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tạp chí The National Interest của Mỹ. Được thành lập năm 1985, tạp chí The National Interest không hề bị giới hạn nội dung mà tập trung khai thác sự khác biệt văn hóa xã hội, đổi mới công nghệ, lịch sử và tôn giáo tác động tới hành vi của các quốc gia.

Theo Infonet

Những vũ khí Mỹ khiến Trung Quốc "phát hoảng"

Mặc dù sức mạnh quân sự của Bắc Kinh đang dần tăng lên nhưng Washington vẫn giữ nhiều lợi thế khiến nước này xứng đáng với danh hiệu "siêu cường" của thế giới.

Những vũ khí Mỹ khiến Trung Quốc phát hoảng - Hình 1

Tàu sân bay lớp Ford

Với tư cách là một siêu cường, trong nhiều thập kỷ qua, Mỹ đã duy trì một lực lượng quân đội đáng sợ với công nghệ tối tân. Trong khi nhiều vũ khí mà Trung Quốc chế tạo được cho là nhằm thẳng vào Mỹ thì không có vũ khí nào Mỹ chế tạo được cho là công khai hướng tới mục đích đối phó với Trung Quốc. Trên thực tế, nhiều vũ khí của Mỹ được thiết kế từ thời Chiến tranh Lạnh và trước khi diễn ra sự nổi lên của quân đội Trung Quốc.

Có một điều quan trọng cần phải chỉ ra ở đây là nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là rất xa. Có quá nhiều lợi thế để hai nước duy trì tình trạng trọng mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ của họ (thương mại song phương Mỹ-Trung đạt 500 tỉ USD) cũng như trong mối quan hệ ngoai giao. Một cuộc chiến tranh sẽ là thảm họa quân sự, kinh tế và chính trị cho cả hai bên.

Tàu sân bay lớp Ford

Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II, tàu sân bay đã trở thành biểu tượng của sức mạnh Mỹ. Các tàu sân bay của Mỹ thông thường có trọng tải lên tới 100.000 tấn. Lực lượng không quân trên tàu thường bao gồm 4 phi đội chiến đấu cơ tấn công thiện chiến F/A-18C Hornet hay F/A-18 E/F Super Hornet (tổng số lên tới 52 chiếc máy bay chiến đấu); 4 hoặc 5 máy bay chiến đấu điện tử EA-6B Prowler hay EA-18G Growler, khoảng hơn một chục chiếc MH-60 Seahawks và một cặp C-2 Greyhound.

Tàu lớp Ford - tàu sân bay lớp mới nhất của Mỹ (chiếc đầu tiên dự kiến được gia nhập vào Hải quân Mỹ năm 2016), là hệ thống vũ khí mà Trung Quốc sợ nhất. Sự phối hợp của các máy bay trên tàu sân bay lớp Ford giúp nó có khả năng thực hiện rất nhiều các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm cuộc chiến giành ưu thế trên không, tấn công trên đất liền, chiến tranh chống tàu và chống tàu ngầm. Tàu sân bay hiện đại lớp Ford là mối đe dọa không chỉ cho lực lượng hải quân và không quân Trung Quốc ở bên ngoài mà còn có thể tấn công thẳng trực diện về phía Trung Quốc.

Tàu sân bay lớp Ford được cho là siêu tàu sân bay tiên tiến nhất thế giới. Đây sẽ là lớp tàu sân bay mới nhất trong 40 năm qua của Mỹ và nó sẽ thay thế tàu sân bay lớp Nimitz trong tương lai.

Tàu sân bay lớp Gerald R.Ford được thiết kế với khả năng tác chiến mạnh hơn nhưng chi phí thấp hơn với việc cắt giảm 700 nhân viên phục vụ trên boong tàu. Điều này tiết kiệm cho tàu 4 tỷ USD trong vòng đời 50 năm của mình.

Tàu có khả năng chở tới 90 máy bay các loại bao gồm: tiêm kích F-35C, F/A-18E/F, máy bay cảnh báo sớm E-2D, máy bay tấn công điện tử EA-18G, trực thăng MH-60R/S và có thể là cả máy bay không người lái trinh sát/chiến đấu. Về hỏa lực vũ khí phòng vệ, USS Gerald R. Ford (CVN-78) sẽ trang bị tên lửa phòng không RIM-116 và các tổ hợp pháo phòng không cao tốc Phalanx 20mm.

Siêu tàu sân bay có boong cho máy bay rộng hơn và máy bay trên tàu có thể xuất kích thêm 40 lần/ngày. Tàu lớp Ford được trang bị các hệ thống và công nghệ tiên tiến đáp ứng yêu cầu hoạt động của các máy bay hiện tại, bao gồm hệ thống phóng máy bay sử dụng máy phóng điện từ, hệ thống vũ khí cải tiến, đường băng dài cho phép tăng tần xuất xuất kích của máy bay lên rất nhiều lần. Bên cạnh đó, con tàu cũng sẽ được trang bị những công nghệ tiên tiến trong tương lai, nâng cao khả năng tự động hóa, giảm yếu tố con người trong quá trình vận hành.

Những tàu sân bay như USS Ford sẽ là lời nhắc nhở rõ ràng nhất đối Trung Quốc về sự thấp kém hơn hẳn trong công nghệ, kỹ thuật của nước này so với Mỹ.

F-22 Raptor

F-22 Raptor là niềm tự hào của người Mỹ bởi nó là chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 duy nhất của thế giới được đưa vào hoạt động cho đến thời điểm này và nó cũng là thứ vũ khí đáng gờm đối với bất kỳ quốc gia nào muốn đối đầu với Mỹ. F-22 luôn đứng đầu trong danh sách những chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu thế giới.

F-22 được xem là loại máy bay chiến đấu tinh vi nhất thế giới với khả năng có một không hai là thực hiện sứ mệnh tham chiến không đối không, không đối đất cùng một thời điểm mà gần như không bị hề hấn gì. F-22 Raptor đạt chuẩn chưa từng có về khả năng sống sót ngay cả khi phải đối mặt với hàng loạt mối đe dọa lớn, tinh vi từ trên không lẫn dưới đất. Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, F-22 còn có khả năng thực hiện xuất sắc một loạt nhiệm vụ gồm thu thập tin tình báo, do thám, trinh sát và tấn công điện tử. Để đảm bảo tàng hình trước radar đối phương, F-22 giấu kín tên lửa và bom vào khoang trong. Nó gia nhập Không lực Mỹ vào tháng 12/2005.

Trung Quốc sợ F-22 bởi trong kho vũ khí của họ chưa có bất kỳ thứ nào giống như vậy. F-22 có thể thống trị bầu trời ở bất kỳ nơi nào nó được cử đi. Những chiến đấu cơ hiện nay của Trung Quốc như J-10 và các phiên bản khác nhau của Su-27 Flanker (J-11, J-16, Su-30MKK) đều không thể tàng hình và chúng sẽ hoàn toàn ở thế bất lợi trước F-22.

Trong một cuộc chiến tranh, F-22 có thể làm tê liệt không quân Trung Quốc bằng cách hạ những chiếc máy bay hậu thuẫn cho phép chiến đấu cơ và máy bay ném bom Trung Quốc hoạt động ở tầm xa. F-22 có thể tránh được các máy bay tuần tra, cảnh báo sớm của Trung Quốc.

Năng lực tấn công mặt đất và chiến tranh điện tử của F-22 cũng gây vấn đề đối với không quân Trung Quốc. F-22 có thể tránh được hệ thống radar trên đường đi đánh bom các mục tiêu mặt đất. Điều này giúp nó có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Trung Quốc. Thiết bị cảm biến của F-22 cũng giúp nó có thể lặng lẽ thu thập thông tin của kẻ địch mà không bị phát hiện.

Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay thế hệ thứ 5 - J-20. Tuy nhiên, chiếc máy bay này còn lâu mới có thể trở thành đối thủ của F-22.

Theo_VnMedia

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của MỹÔng Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ
hôm qua
Email châm ngòi mâu thuẫn giữa tỷ phú Musk và lãnh đạo các bộ ban ngành MỹEmail châm ngòi mâu thuẫn giữa tỷ phú Musk và lãnh đạo các bộ ban ngành Mỹ
hôm qua
Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịchVatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch
hôm qua
Tổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chứcTổng thống Ukraine đặt điều kiện nếu phải từ chức
hôm qua
Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sựChính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự
hôm qua
Châu Âu đưa ra nhiều cam kết với Ukraine trong cuộc họp tại KievChâu Âu đưa ra nhiều cam kết với Ukraine trong cuộc họp tại Kiev
13 giờ trước
Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trườngTiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường
hôm qua
Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấuÔng Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu
hôm qua

Tin đang nóng

Ảnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừaẢnh nét căng ăn hỏi thủ môn Văn Toản: Dàn xe rước dâu "khủng", đàng gái nhà to nhất phố gia thế không phải vừa
5 giờ trước
Bất bình khi xem clip ghi cảnh cụ bà bị 2 phụ nữ đánh, người vào can còn bị ngăn lạiBất bình khi xem clip ghi cảnh cụ bà bị 2 phụ nữ đánh, người vào can còn bị ngăn lại
4 giờ trước
Bị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phầnBị bạn gái "thử thách tình yêu" đưa đi trải nghiệm dịch vụ sinh nở giả, chàng trai bị hoại tử ruột, phải cắt bỏ một phần
4 giờ trước
Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?Chuyện gì đang xảy ra với hôn nhân của sao nữ Vbiz và chồng Ấn Độ?
5 giờ trước
Một nam nghệ sĩ cưỡng hôn Hồng Đào ngay trên sân khấu: "Tôi mê mẩn Hồng Đào"Một nam nghệ sĩ cưỡng hôn Hồng Đào ngay trên sân khấu: "Tôi mê mẩn Hồng Đào"
5 giờ trước
3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay3 năm yêu kín tiếng của Hoài Lâm và bạn gái hot girl trước khi chia tay
5 giờ trước
Tiền vẫn "chảy" vào tài khoản từ thiện của TikToker Phạm ThoạiTiền vẫn "chảy" vào tài khoản từ thiện của TikToker Phạm Thoại
4 giờ trước
Nam thần "Sợi dây chuyền định mệnh" đứng sau vụ giết người: Bạn thân tiết lộ sự thay đổi tính cách kể từ khi tu tậpNam thần "Sợi dây chuyền định mệnh" đứng sau vụ giết người: Bạn thân tiết lộ sự thay đổi tính cách kể từ khi tu tập
4 giờ trước

Tin mới nhất

Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt y tế đối với Nga

Hàn Quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt y tế đối với Nga

4 phút trước
Bộ Thương mại Hàn Quốc nhấn mạnh rằng quyết định trên được đưa ra sau khi xem xét các lo ngại từ ngành này, xét thấy tiềm năng sử dụng các thiết bị y tế trong lĩnh vực quân sự thấp và xét tầm quan trọng nhân đạo của các thiết bị.
Tổng thống Serbia xin lỗi vì nhầm lẫn khi bỏ phiếu cho nghị quyết về Ukraine

Tổng thống Serbia xin lỗi vì nhầm lẫn khi bỏ phiếu cho nghị quyết về Ukraine

5 phút trước
Trong bài phát biểu trước toàn thể người dân, ông Vucic công khai xin lỗi vì quyết định này, nhấn mạnh rằng nó không phản ánh đúng lập trường thực sự của Belgrade.
Phiên điều trần cuối về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

Phiên điều trần cuối về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol

5 phút trước
Phiên điều trần bắt đầu bằng việc xem xét các bằng chứng và trình bày các luận điểm cuối cùng từ đội ngũ pháp lý của cả ông Yoon Suk Yeol và Quốc hội, cơ quan đóng vai trò công tố trong vụ án này.
Máy bay của hãng Jin Air phải quay trở lại sân bay do vấn đề động cơ

Máy bay của hãng Jin Air phải quay trở lại sân bay do vấn đề động cơ

8 phút trước
Hành khách trên chuyến bay cho biết họ đã nghe thấy tiếng nổ từ khu vực động cơ nhiều lần trong khi cất cánh, một số người còn khẳng định đã nhìn thấy ngọn lửa gần cánh máy bay giữa không trung.
Lựa chọn khó khăn

Lựa chọn khó khăn

17 phút trước
Mặc dù thấp hơn kết quả thăm dò chút ít, nhưng không nằm ngoài dự đoán, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) bảo thủ đã về nhất với 28,5% số phiếu ủng hộ, giành 208 ghế trong Quốc hội liên bang.
Mỹ đề xuất phí qua cảng tối đa 1,5 triệu USD với tàu Trung Quốc

Mỹ đề xuất phí qua cảng tối đa 1,5 triệu USD với tàu Trung Quốc

19 phút trước
Đề xuất được đưa ra theo kết quả cuộc điều tra do Mỹ tiến hành từ tháng 4/2024 dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden về việc Trung Quốc ngày càng chiếm thị phần lớn trong ngành đóng tàu, hàng hải và logistics toàn cầu.
Nguyên nhân Trung Quốc muốn EU tham gia đàm phán hòa bình ở Ukraine

Nguyên nhân Trung Quốc muốn EU tham gia đàm phán hòa bình ở Ukraine

46 phút trước
Tuy nhiên, các chuyên gia như Stephan Bierling tại Đại học Regensburg cho rằng tuyên bố của Trung Quốc cho thấy nước này đang tìm cách bảo vệ lợi ích của mình trong khi thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu.
Nguyên nhân ban đầu gây ra vụ sập dầm cầu nghiêm trọng ở Hàn Quốc

Nguyên nhân ban đầu gây ra vụ sập dầm cầu nghiêm trọng ở Hàn Quốc

51 phút trước
Sự cố này một lần nữa làm dấy lên lo ngại về tình trạng an toàn lao động trong ngành xây dựng Hàn Quốc. Theo Bộ Lao động nước này, trong giai đoạn từ năm 2020 -2023, tại Hàn Quốc đã xảy ra hơn 8.000 ca tử vong do tai nạn lao động.
Apple đầu tư lớn vào thị trường Mỹ

Apple đầu tư lớn vào thị trường Mỹ

1 giờ trước
Ngoài ra, Apple cũng sẽ tăng cường đầu tư vào Quỹ Sản xuất Tiên tiến từ 5 tỷ USD lên 10 tỷ USD, trong đó có một khoản cam kết lớn để sản xuất chip tiên tiến tại nhà máy của TSMC ở Arizona.
Mỹ, Pháp thể hiện quan điểm trái chiều về giải pháp cho Ukraine

Mỹ, Pháp thể hiện quan điểm trái chiều về giải pháp cho Ukraine

1 giờ trước
Bất chấp những điểm chưa đồng thuận, ông Macron nhận định các cuộc thảo luận với ông Trump là một bước ngoặt trong nỗ lực hướng tới một cách tiếp cận thống nhất hơn.
Phát hiện dấu hiệu của bãi biển 'nghỉ dưỡng' trên Sao Hỏa

Phát hiện dấu hiệu của bãi biển 'nghỉ dưỡng' trên Sao Hỏa

1 giờ trước
Nghiên cứu mới, được công bố trong tuần này trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences, cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất từ trước đến nay về việc Sao Hỏa từng có một vùng nước rộng lớn và môi trường có thể hỗ trợ sự số...
Cuộc tìm kiếm mới MH370 kỳ vọng giải mã bí ẩn lớn nhất hàng không hiện đại

Cuộc tìm kiếm mới MH370 kỳ vọng giải mã bí ẩn lớn nhất hàng không hiện đại

1 giờ trước
Cuộc tìm kiếm mới nhất chiếc máy bay xấu số MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bắt đầu triển khai ở Ấn Độ Dương.

Có thể bạn quan tâm

Ai chi trả toàn bộ chi phí điều trị chấn thương cho Nguyễn Xuân Son?

Ai chi trả toàn bộ chi phí điều trị chấn thương cho Nguyễn Xuân Son?

Sao thể thao

19 phút trước
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son và hậu vệ Hồ Tấn Tài chấn thương nặng trong hành trình bảo vệ chức vô địch AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam.
Chào hè bằng mốt tóc ngắn siêu xinh, vừa trẻ trung vừa làm gọn gương mặt

Chào hè bằng mốt tóc ngắn siêu xinh, vừa trẻ trung vừa làm gọn gương mặt

Thời trang

21 phút trước
Giàu chất thơ lãng mạn, cổ điển và ưa nhìn bậc nhất trong số những kiểu tóc ngắn là tóc bob kiểu Pháp. Đây là phong cách nổi tiếng trong thế giới thời trang mà các tín đồ của Chic style, Parisian style... không thể bỏ qua.
Những vận động viên Việt Nam có thu nhập cao nhất lịch sử: Ai đang dẫn đầu?

Những vận động viên Việt Nam có thu nhập cao nhất lịch sử: Ai đang dẫn đầu?

Tin nổi bật

38 phút trước
Vận động viên có thu nhập cao nhất lịch sử, liệu bạn có tò mò không? Trong lịch sử thể thao Việt Nam, những vận động viên xuất sắc không chỉ mang lại niềm tự hào cho đất nước mà còn nhận được mức thu nhập cao ngất ngưỡng.
EU và Israel nối lại đối thoại về tương lai của Gaza

EU và Israel nối lại đối thoại về tương lai của Gaza

1 giờ trước
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo chung với quan chức EU sau phiên thảo luận, Ngoại trưởng Israel Gideon Saar tuyên bố quan hệ giữa hai bên không nên bị bó buộc bởi những quan điểm về cuộc xung đột với Palestine.
5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?

5 cây phong thủy 'ưa chịu khổ', thích sống chậu nhỏ, ghét chậu to, là cây nào?

Trắc nghiệm

2 giờ trước
Khi trồng cây cảnh, đặc biệt các cây phong thủy nhiều người cho rằng trồng chậu càng to càng dễ phát tTuy nhiên, có những cây lại thích chậu nhỏ, trồng chậu lớn dễ bị thối rễ, chết cây.riển.
Cộng đồng mạng gọi tên Phạm Thoại: 16 tỷ đồng chi thế nào, không phải chỉ sao kê

Cộng đồng mạng gọi tên Phạm Thoại: 16 tỷ đồng chi thế nào, không phải chỉ sao kê

Netizen

2 giờ trước
Nhiều người cho rằng, sao kê ở đây không chỉ là việc xác nhận số tiền quyên góp đã đổ về tài khoản của Phạm Thoại là bao nhiêu, mà còn cần làm rõ số tiền đó đã được sử dụng như thế nào, vào mục đích gì.
Thanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam

Thanh Hóa: làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt trên suối Cổ Đam

Sức khỏe

2 giờ trước
Đồng thời, chính quyền địa phương cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng cá chết để chế biến thực phẩm hoặc làm thức ăn cho gia súc, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
Không thời gian - Tập 49: Giàng Bá Lâm đột ngột biến mất

Không thời gian - Tập 49: Giàng Bá Lâm đột ngột biến mất

Phim việt

4 giờ trước
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 49, Giàng Bá Lâm đang rèn sắt ở chợ thì bị Trạm tới cảnh cáo. Cô ta muốn Lâm phải biến đi sau khi hoàn thành công việc nhưng Lâm không đồng ý.