Căng thẳng Anh-Iran leo thang, các nước lo ngại
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 21-7 tuyên bố chỉ có “sự thận trọng và nhìn xa trông rộng” mới có thể xoa dịu căng thẳng giữa nước Cộng hòa Hồi giáo và London sau vụ Tehran bắt giữ tàu chở dầu mang cờ Anh.
Tàu chở dầu Stena Impero treo cờ Anh neo đậu tại cảng Bandar Abbas của Iran hôm 20-7. Ảnh: AP
Căng thẳng giữa London và Tehran bất ngờ leo thang đáng lo ngại sau khi Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bắt giữ một tàu chở dầu mang cờ Anh vì vi phạm luật hàng hải quốc tế trong khi đi qua Eo biển Hormuz vào hôm 19-7.
London đã phản ứng gay gắt, kêu gọi Tehran ngay lập tức trả tự do cho tàu này trong khi Iran nói rằng, tàu của Anh đã vi phạm các quy định hàng hải quốc tế và phải chờ hoàn thành việc điều tra. Những tranh cãi mạnh mẽ giữa hai nước đang khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại.
Iran bắt tàu, Anh cảnh báo trả đũa
Kênh Press TV của Iran dẫn tuyên bố của IRGC nêu rõ, tàu mang tên “Stena Impero” đã bị bắt giữ “theo đề nghị của Tổ chức Hàng hải và Cảng Hormozgan khi đi qua Eo biển Hormuz vì không tôn trọng các quy định hàng hải quốc tế”.
Video đang HOT
Theo hãng thông tấn chính thức IRNA, mặc dù được một tàu chiến Anh hộ tống nhưng tàu chở dầu trên đã bị các lực lượng Iran chặn lại và áp tải đến một cảng biển để điều tra pháp lý và có những biện pháp cần thiết. Hôm 20-7, Iran công bố hình ảnh đầu tiên về tàu bị bắt giữ và cho biết, tất cả 23 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu đều “an toàn và trong tình trạng sức khỏe tốt”. Theo phía Iran, tất cả thành viên thủy thủ đoàn sẽ vẫn ở trên con tàu bị bắt giữ cho đến khi hoàn tất các thủ tục phù hợp.
Chính quyền Anh đã phản ứng mạnh mẽ trước vụ bắt giữ này và tuyên bố sẽ đáp trả. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Anh Penelope Mordaunt, tàu chở dầu của họ đã ở trong lãnh hải của Oman tại thời điểm bị bắt giữ. Trả lời phỏng vấn tờ Sky News, bà Mordaunt cho rằng, việc bắt giữ là một “hành động thù địch” của Iran. London cũng cảnh báo sẽ đáp trả “mạnh mẽ” nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy việc sử dụng lực lượng quân sự là một sự lựa chọn. Theo các chuyên gia, London có thể sẽ thông báo các biện pháp trừng phạt về ngoại giao và kinh tế, bao gồm khả năng phong tỏa tài sản, như một biện pháp đáp trả vụ việc. Anh cũng đang thúc đẩy LHQ và Liên minh Châu Âu (EU) tái áp đặt trừng phạt đối với Iran sau khi các tổ chức này dỡ bỏ chúng hồi năm 2016 theo một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran.
Mỹ, Châu Âu lo ngại
Căng thẳng vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu sau cuộc điện đàm hôm 20-7 giữa Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt với người đồng cấp Iran Javad Zarif. Trong cuộc điện đàm, ngoại trưởng Hunt nói ông “vô cùng thất vọng” về hành động của Iran, cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu vụ việc không được nhanh chóng giải quyết. Tuy nhiên, ông Hunt cũng nhấn mạnh, London muốn giảm căng thẳng với Iran.
Bất chấp phản ứng của Anh, Ngoại trưởng Zarif ngày 21-7 tuyên bố chỉ có “sự thận trọng và nhìn xa trông rộng” mới có thể xoa dịu căng thẳng giữa nước Cộng hòa Hồi giáo và London sau vụ Tehran bắt giữ tàu chở dầu mang cờ Anh. Viết trên mạng xã hội Twitter, Ngoại trưởng Zarif nêu rõ: “Không thể dụ dỗ Tổng thống Mỹ Donald Trump lao vào cuộc chiến thế kỷ, cũng như lo ngại sự sụp đổ của Nhóm B (gồm các cố vấn của ông Trump có quan điểm diều hâu)… Chỉ có sự thận trọng và nhìn xa trông rộng mới có thể ngăn chặn những thủ đoạn như vậy”.
Tình hình hiện nay giữa hai bên đang khiến cộng đồng quốc tế thật sự lo ngại. EU đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc trước những diễn biến đáng lo ngại này và kêu gọi các bên kiềm chế tránh làm gia tăng căng thẳng. Trong khi đó, Đức, Pháp cũng vào cuộc, chỉ trích việc Iran bắt giữ “vô lý” này, cho rằng, hành động của Tehran hủy hoại các nỗ lực giảm leo thang trong khu vực. Mỹ cũng cáo buộc Tehran có “hành vi bạo lực có tính chất leo thang”.
Tuy nhiên, Hội đồng Vệ binh Iran, cơ quan giám sát hiến pháp đầy quyền lực của Tehran, tuyên bố việc bắt giữ tàu lần này là nhằm đáp trả vai trò của London trong vụ bắt giữ một tàu chở dầu của Iran. Hồi đầu tháng này, lực lượng Anh bắt một tàu chở dầu của Iran ở Gibralta với cáo buộc “vi phạm các lệnh trừng phạt của EU” đối với Syria.
KHẢ ANH
Theo CADN
Tuyên bố Iran nhượng bộ phát triển tên lửa đạn đạo, Mỹ bị dội ngay "gáo nước lạnh"
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Iran có thể đang chuẩn bị tiến hành đàm phán về chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng Tehran đã nhanh chóng lên tiếng phủ nhận.
RT đưa tin, trong phiên họp nội các ở Nhà Trắng hôm 16/7, Ngoại trưởng Pompeo tuyên bố Tehran đã phát tín hiệu muốn tiến hành các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, vị quan chức Mỹ không nói cụ thể thêm.
Tuyên bố Iran nhượng bộ phát triển tên lửa đạn đạo, Mỹ bị dội ngay "gáo nước lạnh".
Đáp lại tuyên bố của ông Pompeo, phát ngôn viên của Iran tại Liên Hợp Quốc Alireza Miryousefi nhấn mạnh, "chương trình phát triển tên lửa của Iran rõ ràng là không thể đưa ra đàm phán".
Cũng theo ông Miryousefi, những tuyên bố gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Iran Javad Zarif đã thể hiện rõ quan điểm này.
Trước đó, chia sẻ trong bài phỏng vấn với NBC, ông Zarif cho biết Iran có thể cân nhắc đối thoại nhưng với điều kiện là Mỹ dừng bán tất cả vũ khí cho Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) bởi đây là hai quốc gia đồng minh của Mỹ.
Song theo ông Miryousefi, lời bình luận của Ngoại trưởng Zarif không nên bị hiểu theo hướng Iran đề nghị đối thoại với Mỹ.
Căng thẳng Mỹ - Iran bùng phát kể từ hồi tháng 5/2018, thời điểm Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) được Iran ký kết với nhóm P5 1 gồm Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Đức vào năm 2015. Thêm vào đó, Mỹ quay trở lại áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran nhằm ép Tehran ngồi vào bàn đàm phán để đi tới một thỏa thuận mới.
Còn trong những tuần gần đây, Iran tuyên bố nước này đã tăng tốc độ cũng như tăng mức độ làm giàu uranium vượt ngoài mức cho phép của JCPOA nhằm đáp trả Mỹ ngừng tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Iran: Đối thoại với Đức về thỏa thuận hạt nhân diễn ra nghiêm túc Iran và Đức đã có cuộc đối thoại "thẳng thắn và nghiêm túc" về thỏa thuận hạt nhân nhân lịch sử được Tehran ký kết với Nhóm P5 1 năm 2015. Ngoại trưởng Iran Javad Zarif (phải) và người đồng cấp Đức Heiko Maas. (Nguồn: Reuters) Iran và Đức đã có cuộc đối thoại "thẳng thắn và nghiêm túc" về thỏa thuận hạt...