Căng sức giữ rừng mùa nắng nóng
Huyện Tĩnh Gia có hơn 19.732 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có hơn 14.892 ha rừng.
Rừng Tĩnh Gia được xác định là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy trong mùa nắng nóng. Với 4.767 ha rừng thông thuần loài và rừng thông hỗn giao, lá thông rụng phân hủy chậm dẫn đến thảm thực bì dầy, lượng nước trong lá thông ít, thân cây lại có dầu kết hợp với ràng ràng, sim mua, lau lách đang tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao trong những ngày nhiệt độ cao.
Cán bộ, công nhân Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia và chủ rừng kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Nguyên Bình.
Qua tìm hiểu thực tế về một số vụ cháy rừng xảy ra trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trong các năm trước đây có nguyên nhân từ ý thức bất cẩn của người dân trong dùng lửa đốt nương làm vườn rừng, đốt than, đốt vàng mã, đốt ong, hút thuốc lá, thuốc lào trong rừng. Gần đây đã xuất hiện mâu thuẫn cá nhân xuất phát từ lợi ích rừng và đất lâm nghiệp đã đốt rừng để phá hoại tài sản của nhau, đang tiềm ẩn mối lo cháy rừng cao trong mùa nắng nóng…
Nhận thức được ý nghĩa to lớn của rừng đối với đời sống con người và môi trường, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành chức năng, chủ rừng và người dân trên địa bàn huyện Tĩnh Gia đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm phòng là chính, chữa cháy rừng khẩn trương, kịp thời, triệt để, hành động cương quyết, dứt khoát, hạn chế khả năng bén lửa của vật liệu cháy, không để cháy lan rộng.
Ngay từ đầu năm 2020, Hạt Kiểm lâm Tĩnh Gia đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã ban hành hệ thống văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). Triển khai thực hiện các giải pháp chủ động PCCCR. Xác định rõ nguyên nhân chính, đề ra các giải pháp trọng tâm, cụ thể để thực hiện. Trong đó, nổi bật là các tháng vừa qua, Hạt Kiểm lâm Tĩnh Gia đã phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia chủ động xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt cháy trước có điều khiển. Đồng thời, phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể tại địa phương và các đơn vị chức năng rà soát, phát hiện sớm, giải quyết mâu thuẫn phát sinh có thể dẫn đến cố ý đốt hủy hoại rừng từ cơ sở. Tham mưu cho ban chỉ đạo về kế hoạch BV&PTR báo cáo Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND huyện kiểm tra, giám sát trách nhiệm quản lý, BV&PTR đối với các xã trọng điểm có thể xảy ra cháy rừng. Hạt Kiểm lâm huyện đã chỉ đạo kiểm lâm viên địa bàn tham mưu cho đảng ủy các xã ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR. Tham mưu cho UBND các xã kiện toàn ban chỉ đạo cấp xã, xây dựng kế hoạch, phương án BVR, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong ban chỉ đạo. Ngoài lực lượng nòng cốt và các phương tiện phục vụ BVR, PCCCR cấp huyện, ở cấp xã và các chủ rừng có 91 tổ, đội với 1.125 người tham gia PCCCR. Kiểm lâm viên địa bàn đã tham mưu cho chính quyền các cấp phối hợp với các đoàn thể bằng nhiều hình thức tuyên truyền như tổ chức hội nghị, phát tin trên hệ thống loa truyền thanh, tuyên truyền cơ động trên xe ô tô, băng-zôn, biển báo… phổ biến các quy định của Nhà nước về BVR, PCCCR. Đến nay đã có hơn 3.000 hộ dân các xã có rừng cam kết thực hiện các quy định về BVR và PCCCR. Hạt kiểm lâm đã tham mưu cho UBND huyện tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ BVR, PCCCR cho lực lượng nòng cốt PCCCR, lực lượng dân quân trên địa bàn.
Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia là chủ rừng Nhà nước được giao quản lý, BV&PTR với diện tích 6.116,8 ha, trong đó diện tích rừng thông thuần loài và thông hỗn giao 4.767 ha. Trong 5 tháng đầu năm 2020, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia đã chủ động triển khai thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR cụ thể đến từng khu vực rừng trọng điểm theo phương châm “4 tại chỗ”. Riêng đối với diện tích rừng thông trên địa bàn được xác định có nguy cơ cháy cao trong mùa nắng nóng, ban đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp chủ động bảo vệ rừng thông. Điển hình như từ tháng 12-2019 đến tháng 5-2020, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia đã triển khai thực hiện xử lý vật liệu cháy dưới tán rừng thông bằng biện pháp đốt cháy trước có điều khiển được 343,72 ha. Đồng chí Nguyễn Hữu Thường, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia, cho biết: Thực hiện phương pháp đốt cháy trước có điều khiển không những chi phí thấp mà hiệu quả lại cao. Sau khi đốt trước đã làm giảm từ 3,5 – 5 tấn vật liệu khô dễ cháy/ha rừng, tương đương giảm từ 70 – 85% vật liệu cháy từ đó giảm từ 2 – 3 cấp nguy cơ cháy trong mùa nắng nóng.
Ngoài ra, trong các tháng vừa qua, ban đã hướng dẫn, chỉ đạo các hộ nhận khoán phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng thông trên diện tích gần 900 ha. Tuyên truyền, vận động các hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, người dân trên địa bàn chủ động thực hiện các quy định về BVR và PCCCR. Xây dựng mới và sửa chữa 16,1 km đường băng cản lửa kết hợp đường tuần tra, tác chiến chữa cháy rừng tại các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy. Bổ sung nhiều trang thiết bị như máy thổi gió, dao phát thực bì, phục vụ PCCCR. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tĩnh Gia đã thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ trong ngày phối hợp với hạt kiểm lâm và chính quyền địa phương kiểm tra các khu rừng trọng điểm, kiểm soát nghiêm nguồn lửa đem vào rừng, kịp thông báo tình hình thời tiết, cấp cháy rừng đến các phòng, ban chuyên môn, các trạm BVR trực thuộc và các hộ tham gia nhận khoán đất lâm nghiệp và rừng trên địa bàn để chủ động bố trí lực lượng, dụng cụ, phương tiện sẵn sàng tác chiến BVR trong mùa nắng nóng.
Video đang HOT
Giám đốc ban Quản lý rừng phòng hộ gián tiếp gây cháy rừng
Vừa bán rừng keo, chủ rẫy thuê người đốt thực bì. Bất ngờ, ngọn lửa lan rộng, gây cháy hơn 32,2ha rừng.
Điều đáng nói, Giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang lại chính là người thuê người đốt thực bì gây ra vụ cháy. Vấn đề dư luận quan tâm là liệu ông này có bị khởi tố?
Giám đốc ban quản lý rừng kiêm chủ rẫy keo
Chiều 14/5, ông Đinh Viết Khánh, Hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) cho biết, vừa có kết quả kiểm tra diện tích rừng bị thiệt hại và xác minh khối lượng lâm sản thiệt hại trong vụ cháy rừng vừa xảy ra trên địa bàn để gửi lên UBND tỉnh Quảng Nam.
Khu vực rừng bị cháy.
Theo đó, tổng diện tích rừng cháy là 32,2ha. Trong đó, diện tích phá, đốt 3,5ha, diện tích thiệt hại do cháy lan là 28,2ha. Do diện tích rừng thiệt hại lớn, địa hình phức tạp, hiện trường rừng bị cháy có nhiệt độ quá cao nên khó khăn cho công tác xác định khối lượng lâm sản thiệt hại.
Trong thời gian ngắn, đơn vị liên ngành quyết tâm phân bố lực lượng xác định lâm sản nhưng chỉ mới đo được một phần trong tổng diện tích. Trong đó, 221 cây đo đường kính từ 10 cm trở lên diện tích đất phá, đốt. 547 cây đo đường kính từ 10 cm trở lên trên diện tích cháy lan của 28,8 ha. Toàn bộ khu vực rừng bị phá, đốt cháy bao gồm: Chủ quản lý là UBND xã Mà Cooih, ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang và hộ gia đình.
Lực lượng chức năng dập lửa.
Ông Khánh cho hay: "Hiện nay, lực lượng công chức của hạt Kiểm lâm huyện rất mỏng trong khi đó khu vực rừng thiệt hại lớn do đó không thể giải quyết dứt điểm công tác xác định lâm sản trong thời gian ngắn. Đề nghị cấp trên quan tâm tăng cường lực lượng cho hạt Kiểm lâm huyện để đảm bảo thực thi nhiệm vụ và hoàn thành sớm công việc".
Theo báo cáo của chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang, diện tích rừng bị cháy nằm trong diện tích giao khoán đất trồng rừng theo quy Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 về giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước của nhóm hộ ông Phạm Ba, do công ty Nông lâm sản xuất khẩu Prao đứng tên tại hợp đồng 8/6/2001.
Trong khi đó, ông Vũ Phúc Thịnh, Giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang xác nhận, là thành viên trong nhóm khoán rừng tại khu vực có rừng phòng hộ bị cháy. Việc cháy rừng là do nhóm của ông thuê người dọn rừng, đốt thực bì gây ra. Nguồn gốc rừng này, năm 2001, ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang giao cho nhóm 4 người trồng rừng khoảng 120 ha. Nhóm ông Thịnh trồng được khoảng 80ha. Năm đầu tiên có hợp đồng thi công, biên bản nghiệm thu, thanh toán tiền cho nhóm trồng rừng, đến 2010, bán chỉ được 40ha.
Sau đó, 2 thành viên xin rút, còn ông Thịnh và ông Ba tiếp tục trồng rừng hơn 50ha. Gần đây nhất, nhóm này bán hơn 30ha rẫy keo. Sau khi bán, nhóm ông Thịnh thuê người dọn, đốt thực bì khu vực rừng tại khoảnh 6,7 tiểu khu 160 ở xã Mà Cooih dẫn đến vụ cháy rừng và lan ra các khu lân cận.
Có bị khởi tố?
Trao đổi với PV tạp chí Đời Sống và Pháp Luật, Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, cơ quan CSĐT tỉnh đang thu thập tài liệu, khám nghiệm hiện trường vụ cháy rừng này và xác định diện tích rừng bị cháy. Đồng thời, công an cũng đang kết hợp các cơ quan chức năng liên quan để đánh giá đây có phải là rừng phòng hộ hay rừng giao cho dân sản xuất, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Hiện, công an đã xác định được người gây ra vụ cháy và đang thu thập thêm tài liệu, củng cố hồ sơ. Trong trường hợp xác định có dấu hiệu vi phạm thì công an sẽ khởi tố vụ án theo quy định pháp luật.
Liên quan đến vụ việc, ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, để cháy 32,2ha rừng là vụ việc lớn, cần làm rõ. Ông đã yêu cầu sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo chi cục Kiểm lâm, hạt Kiểm lâm huyện Đông Giang phối hợp, Công an tỉnh, VKSND tỉnh và UBND huyện Đông Giang với các cơ quan chức năng tại địa phương tiếp tục kiểm tra, xác minh diện tích rừng, khối lượng lâm sản thiệt hại, khám nghiệm hiện trường, thu thập chứng cứ, khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ để khởi tố vụ án, điều tra xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ cháy và xử lý theo quy định của pháp luật.
"Cần xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định để tránh trường hợp tương tự xảy ra", ông Thanh nói.
Luật sư Phạm Ngọc Hải, đoàn Luật sư TP.Đà Nẵng nhận định, đây là vụ cháy rừng phòng hộ với quy mô rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường rừng tại Quảng Nam. Cơ quan điều tra cần xác minh và làm rõ trước khi đốt thực bì, các đối tượng đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hay chưa? Các đối tượng thực hiện hành vi với lỗi cố ý hay vô ý?
Trong trường hợp xác định có vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng với lỗi cố ý, kể cả trường hợp các đối tượng nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm, có thể gây cháy rừng, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, thì có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng về tội Hủy hoại rừng.
Người vi phạm có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm và bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Trong trường hợp xác định có vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng với hình thức lỗi vô ý thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng về tội Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy với mức phạt tù từ 2 đến 12 năm.
Luật sư Hải cho rằng, trong vụ việc này, các đối tượng được giao quản lý rừng thuộc khu vực rừng phòng hộ nhưng lại có dấu hiệu thực hiện chưa đúng các quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng, gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó, bản thân ông Vũ Phúc Thịnh là Giám đốc ban quản lý rừng phòng hộ huyện Đông Giang nên hơn ai hết, ông là người hiểu rất rõ các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
Dù vậy, ông này lại thiếu trách nhiệm khi để xảy ra cháy rừng với nguyên nhân bắt nguồn từ việc đốt thực bì trên diện tích đất trồng rừng của mình. Cơ quan tiến hành tố tụng cần điều tra, làm rõ nếu có đủ căn cứ thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự các đối tượng liên quan và có hình phạt nghiêm khắc để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
Ông Hồ Quang Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho hay, vụ cháy rừng vừa xảy ra trên địa bàn là chuyện đáng buồn. Đơn vị đã có văn bản đề nghị hạt Kiểm lâm phối hợp các cơ quan chức năng điều tra, xác minh làm rõ người có liên quan đến vụ cháy rừng. Ngoài ra, do hiện nay, trời nắng nóng kéo dài nên đơn vị cũng đã đề nghị các xã họp với các thôn, yêu cầu người dân tạm dừng việc đốt rừng.
"Hộ cận nghèo" đi ôtô, ở nhà lầu! Quá trình chi trả tiền cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại tỉnh Thanh Hóa đã làm lộ ra nhiều lãnh đạo xã có người thân nằm trong diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, gia đình bà Lê Thị Thọ (ngụ thôn Tu Mục 1) được xem là khá...