Cảng Quốc tế Cam Ranh: Tính toán chiến lược của Việt Nam
Việc khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh là bước đi phù hợp xu thế của thời đại và nằm trong tính toán chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ
Ngày 8/3, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Cảng Quốc tế Cam Ranh đã được khai trương. Từ đây, cảng Cam Ranh có nhiệm vụ đón tiếp các tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại căn cứ quân sự Cam Ranh; tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định.
Tàu Kiểm ngư Việt Nam cập Cảng quốc tế Cam Ranh vừa khánh thành. Ảnh: Tuổi trẻ
Đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này, TS Trần Việt Thái, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho biết, đây là chủ trương chung của Chính phủ đã có từ lâu, đó là mở cửa một phần cảng Cam Ranh, đưa vào khai thác nhằm nâng cao hiệu quả của cảng này bởi đây là cảng có vị thế rất thuận lợi, kể cả về mặt an ninh, chiến lược quốc phòng cũng như kinh tế, thương mại. Do vậy, việc khai thác Cảng Quốc tế Cam Ranh sẽ phục vụ phát triển kinh tế, thương mại, xã hội trước mắt của khu vực xung quanh địa phương.
Riêng đối với tình hình phức tạp hiện nay trên Biển Đông, ông Thái nhấn mạnh, nó có 2 ý nghĩa khác. Đó là, góp phần nâng cao năng lực cung ứng các dịch vụ hậu cần không chỉ cho Việt Nam mà cho cả khu vực. Việc Việt Nam mở cửa ra cộng đồng quốc tế, tàu bè vào sẽ góp phần đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau, gia tăng tầm quan trọng của các tuyến hàng hải xuất phát từ Cam Ranh hoặc đến Cam Ranh, tạo ra sự thông thương nhộn nhịp hơn, qua đó góp phần quan trọng vào việc duy trì, bảo vệ tự do an toàn, an ninh của hàng hải ở khu vực.
Thông qua Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam tiếp cận dần với các chuẩn quốc tế, đặc biệt về các dịch vụ hậu cần về cảng biển, về phục vụ hoạt động trên biển, từ đó Việt Nam có nhiều cơ hội và không gian hơn để thúc đẩy hợp tác quốc tế.
“Trong logistics, trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, an ninh quốc phòng, hậu cần rất quan trọng, trong đó hậu cần cảng biển đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Việc phát triển cảng Cam Ranh là một bước đi vừa phục vụ phát triển kinh tế xã hội có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương, vừa là bước đi có tính toán chiến lược của Đảng và Nhà nước”, TS Trần Việt Thái nói.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Nguyễn Anh Sơn, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã nhiều lần vào làm việc ở căn cứ Cam Ranh, riêng năm 2015 cá nhân ông đã 3 lần vào thăm căn cứ này và thấy đây là căn cứ tuyệt vời, có ý nghĩa quan trọng, rất nhiều nước mong muốn cũng không có được. Bởi thế, vấn đề đặt ra là Việt Nam phải khai thác và sử dụng thế nào cho thực sự hiệu quả?
Khi Việt Nam chính thức khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh với hàng loạt chức năng, trong đó có có chức năng kho ngoại quan, hậu cần cho tàu thuyền quân sự của các quốc gia, ông Sơn cho rằng điều này có rất nhiều ý nghĩa, không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế.
“Tôi đánh giá cao ý nghĩa về mặt quân sự, quốc phòng an ninh của Cảng Quốc tế Cam Ranh, đặc biệt trong bối cảnh hiện tại khi tình hình Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp. Nó khẳng định Việt Nam sử dụng vùng biển của mình vì lợi ích chung của nhiều quốc gia trên thế giới, không giống như “người bạn lớn”đang có những hành vi ngăn cản, làm khó, nói một đằng làm một nẻo, bị thế giới lên án bởi việc làm cải tạo đảo, xây căn cứ quân sự ở Trường Sa với cái cớ là để có sự thông thương, thuận lợi cho an toàn hàng hải quốc tế. Trên thực tế, mới đây Philippines đã tố cáo Trung Quốc đưa tàu ra ngăn cản hoạt động đi lại bình thường của tàu thuyền Philippines.
Do đó, về mặt quân sự, ở khía cạnh nào đó, theo tôi, việc mở Cảng Quốc tế Cam Ranh có ý nghĩa răn đe Trung Quốc rằng Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ của các lực lượng khác, quốc gia khác trên thế giới để cảnh báo những tham vọng, ý đồ của quốc gia này ở Biển Đông”, ông Sơn bày tỏ.
Tính toán chiến lược
Bàn về việc vận hành Cảng Quốc tế Cam Ranh, ông Nguyễn Anh Sơn cho biết, việc này về mặt chiến lược cũng như về các kỹ thuật cụ thể, các cơ quan chức năng, Bộ Quốc phòng… đều đã có tính toán với phương án nhất.
Theo_Báo Đất Việt
Chủ tịch nước dự lễ khánh thành Cảng Quốc tế Cam Ranh
Ngày 8-3, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía Đông Nam Việt Nam.
Với vị trí địa lý nằm trong vịnh Bình Ba kín sóng, kín gió, vùng nước rộng, độ sâu ổn định trên 20m nước, khu vực này ít chịu ảnh hưởng của giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn; sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan.
Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về sử dụng căn cứ Cam Ranh phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế, Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Cảng-Petro Cam Ranh (TCP Cam Ranh) đã được chính thức thành lập với tổng vốn đầu tư là 2.000 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn (SNP) góp 1.500 tỷ (chiếm 75%) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam góp 500 tỷ (chiếm 25%).
Lễ thượng cờ hai tàu ngầm 184-Hải Phòng và 185-Khánh Hòa tại Quân cảng Cam Ranh.
(Ảnh:TTXVN)
Ngày 13-9-2014, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt Dự án và kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải; sữa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, giao TCP Cam Ranh nhiệm vụ Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Cảng Quốc tế Cam Ranh với nhiệm vụ đón tiếp các loại tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại Căn cứ quân sự Cam Ranh; tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, sẵn sàng chiến đấu; góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định.
Cảng Quốc tế Cam Ranh sau khi hoàn thành sẽ là một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu với tải trọng tàu tối đa đến 110.000 DWT, có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Cảng được chia làm hai nhóm: Công trình thủy công và nhóm công trình trên bờ. Trong đó, nhóm công trình thủy công gồm hệ thống các cầu cảng được bố trí theo phương án bến nhô, cập tàu hai phía để tăng cường năng lực đón tiếp tàu (bước 1, giai đoạn 1 dự án có 5 bến cập tàu dài 2.147m).
Nhóm công trình trên bờ gồm hệ thống công trình dịch vụ đón tiếp và điều hành với khu nhà văn phòng, đón tiếp, nhà ăn ca 7 tầng; công trình dịch vụ hậu cần kỹ thuật gồm tổng kho phân phối hàng hóa, khu thể thao gồm nhà thi đấu thể thao 2.100m2; khu thể thao ngoài trời; hệ thống cây xanh cảnh quan có diện tích trên 20.000m2, phần đất dự phòng phát triển để xây Khu triển lãm hàng hải quốc tế.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đánh giá cao những nỗ lực của Tổng Công ty Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cùng sự quan tâm, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương, của Bộ Quốc phòng, của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Khánh Hòa với dự án quan trọng này.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ Việt Nam là một quốc gia với hơn 3.200km bờ biển, nằm trong vùng biển có vị trí chiến lược quan trọng với những tuyến giao thông hàng hải, hàng không huyết mạch của khu vực và thế giới.
Nhận rõ vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn của biển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có chương trình phát triển kinh tế biển, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; trong đó, có chủ trương phải nhanh chóng xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh - một trong những cảng nước sâu hàng đầu của Việt Nam ở gần tuyến hàng hải quốc tế, trở thành một khu dịch vụ hàng hải và cung ứng, sửa chữa tàu biển lớn, hiện đại và đã giao cho Tổng Công ty Cảng Sài Gòn cùng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam triển khai thực hiện.
Chủ tịch nước khẳng định xây dựng Cảng Quốc tế Cam Ranh là để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Dự án xây dựng Cảng biển Quốc tế Cam Ranh mới hoàn thành giai đoạn 1, công việc còn lại rất lớn, đề nghị lãnh đạo Công ty Tân Cảng cần khẩn trương tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện giai đoạn hai của dự án, đạt được yêu cầu cả về tiến độ và chất lượng để Cảng biển Quốc tế Cam Ranh phải là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu; đồng thời phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, không xảy ra tai nạn, không thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.
Công ty Tân Cảng cần khẩn trương đưa các công trình đã hoàn thành vào khai thác sử dụng có hiệu quả. Tập thể cán bộ, công nhân viên chức Cảng Quốc tế Cam Ranh cần năng động, sáng tạo; các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương cần quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong vận hành khai thác Cảng.
Tuyên truyền sâu rộng về Cảng Quốc tế Cam Ranh đến bạn bè quốc tế, thu hút các hãng tàu lớn trên thế giới đưa tàu (cả dân sự và quân sự) đến bảo dưỡng, sửa chữa, tiếp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm... ở Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Chủ tịch nước tin tưởng mỗi cán bộ công nhân viên chức trong các đơn vị xây dựng và quản lý khai thác sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khiêm tốn học hỏi để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Các cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, quản lý tốt mọi mặt hoạt động, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để Cảng Quốc tế Cam Ranh thực sự là cảng biển chính quy, mẫu mực, an toàn, có sức hút mạnh mẽ đối với các nước và các hãng tàu lớn nước ngoài, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo NTD
Bàn giao tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hiện đại nhất Việt Nam Tàu Lý Sơn 168 mang số hiệu QNg 96699 TS là tàu vỏ thép được đóng mới theo Nghị đinh 67 của Chính phủ về hỗ trợ tín dụng cho ngư dân đóng tàu vỏ thép công suất lớn. Tàu có chiều dài 45,68m, chiều rộng 7,69m, công suất 810 CV, vận tốc đạt 12 hải lý/ giờ, tải trọng hơn 700 tấn,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tìm thấy 2 người mất tích trong vụ tàu cá bị chìm ở Bình Thuận

Vụ cháy nhà 3 người chết ở TPHCM: Phó Thủ tướng chỉ đạo sớm làm rõ nguyên nhân

Đề nghị kỷ luật cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh

Thông tin mới vụ 37 người nhập viện sau ăn bánh mì trên đường đi Đầm Sen

Cháy nhà, 3 người chết ở TPHCM: Bác sĩ đến sớm nhưng không thể cứu nạn nhân

Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong

Vụ chuyển nhầm 427 triệu đồng cho người nghi đã mất: Các bên phải làm gì?

"Tiktoker giang hồ" làm giám khảo: Không thể chấp nhận nổi!

Kè chống xói lở hơn 3 tỷ đồng mới đưa vào sử dụng đã vỡ tan hoang

Giáo viên tiểu học bị đình chỉ công tác sau khi tát học sinh 9 lần

Khẩn cấp di dời nhiều hộ dân ở TP Lào Cai
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar
Thế giới
22:40:38 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025