Càng nhún càng nhường con dâu càng lấn tới
Con trai hứa sẽ bảo ban lại vợ. Bà nhìn đứa cháu nội bé bỏng, làm sao nỡ xa “cục bông” này, nhưng nếu để bố mẹ nó trưởng thành hơn, bà sẵn sàng chịu đau.
Con trai nhỏ đi làm ăn xa nên khi con trai lớn cưới vợ, bà đã để hai vợ chồng trẻ ở cùng vì thương đôi trẻ mới mẻ, chỗ làm lại xa nhà, ở với mẹ dù sao cũng thong thả hơn.
Con dâu bà là cô gái ít nói, cả ngày nhiều khi chỉ được câu chào khi đi khi về và câu mời cơm, nhưng rủ rỉ với chồng thì có. Bà cũng không lấy làm phiền, bà không phải là bà mẹ chồng khó tính hay xét nét con dâu. Dù gì trong hạnh phúc của chúng, bà cũng là người thừa.
Ảnh minh họa
Nhưng bà có cảm giác con dâu không thích nói chuyện với mình. Khi cần ăn gì con dâu thường xúi chồng nói với mẹ là con thích món đó món nọ, nhưng hôm sau bà nấu thì con trai lại nói vợ, em ăn đi, món em thích này, và con dâu liếc nhìn bà rất nhanh.
Bà cũng kệ, không định huấn luyện hay dạy dỗ con dâu. Nếu muốn, bà sẽ nói chuyện với con trai mình và nó sẽ dạy bảo, khuyên nhủ vợ. Chúng nó là vợ chồng thì phải biết chỉ bảo nhau, bà không muốn lấy quyền mẹ chồng để xe ne xét nét.
Con trai cười xòa: “Dạ. Vợ con ngại mẹ nên nhờ con nói”.
Bà nghiêm mặt: “Ngại là ngại làm sao, mẹ khó tính hay cáu gắt gì, còn con, không phải là cái loa phát thanh”.
Tình hình không khá hơn, bà tính nói hai đứa nên tìm nhà ra riêng cho thoải mái, bà giờ về hưu cũng muốn rảnh chân đi thăm bạn bè cũ, nhưng nghĩ chúng nó đi làm về không ai cơm nước, bà lại không đành lòng. Nói gì thì nói, dù con cái có thành ông thành bà thì trong lòng các bà mẹ, con mình vẫn còn bé bỏng. Nhưng bà chưa kịp nói thì con dâu có bầu. Bà tạm gác ý định, đợi con dâu sinh xong, cháu nội cứng cáp cũng không muộn.
Ảnh minh họa
Trong mấy tháng bầu bì, bà nói con trai không để con dâu làm gì. Việc nhà có bà lo trong ngoài, ngày trước cũng vậy nhưng bà chừa lại phòng vợ chồng cho chúng tự dọn. Nay bà làm luôn không nề hà sau khi con dâu bị động thai vì lau gầm giường.
Cháu nội sắp chào đời, con dâu muốn về ngoại sinh, bà đồng ý, gọi điện gửi gắm chị sui. Bất ngờ là bà sui nói cho bà gửi lại con gái vì nhà hàng xóm đang xây ồn ào, về đây sinh nở không tốt.
Video đang HOT
Khi bà nói chuyện với hai đứa, hơi ngạc nhiên là con dâu có vẻ bực bội. Chẳng lẽ bà sui không nói gì với con gái sao. Con so về nhà mẹ là chuyện bao đời, bà không cấm. Nhưng con dâu ở lại thì bà vui vẻ đón nhận, nhất là chị sui lại có lời nhờ.
Bà đi hỏi những món ăn tốt cho bà đẻ, những chuyện cần kiêng cữ. Bà còn chủ động hỏi con dâu đã mua sắm đủ quần áo vật dụng cho em bé chưa. Và đôi khi câu trả lời bà nhận được là sự im lặng.
Những ngày con dâu ở viện, bà gần như thức trắng. Con bé đói bụng đòi sữa bà cũng không dám đánh thức con dâu vì sợ bị càu nhàu. Mấy ngày ở viện thường là cảnh con dâu nằm trên giường ngủ say sưa, hai bà cháu tùm hum nhau trên cái chiếu trải dưới đất sau khi con bé bú no.
Ra viện, con dâu chỉ chăm con khi chồng về, ban ngày hầu như phó mặc cho mẹ chồng. Bà theo dõi xem con dâu có triệu chứng trầm cảm sau sinh gì không, thấy vẫn bình thường. Chỉ là con dâu không muốn chăm sóc đứa trẻ bé tẹo chỉ biết ăn rồi ngủ.
Bà nhỏ nhẹ nói chuyện với con dâu, tập cho con tự lập không bén hơi mẹ là tốt, mai kia đi làm dễ dàng hơn, nhưng con bé còn nhỏ, cần được mẹ ấp ủ.
Con dâu xòe bàn tay vừa sơn ra.
Ảnh minh họa
“Mẹ không muốn trông cháu hộ con thì từ mai con không dám nhờ nữa. Mà con đâu định làm phiền mẹ. Mẹ thấy đấy, phòng con ngày trước là phòng chồng con. Một mình ảnh ở không sao, nay thành ba người chật chội nóng nực lắm, trong khi phòng mẹ to nhất nhà, lại mát nhất mà mẹ ở có một mình. Không ấy mẹ thương cháu thì đổi phòng cho bọn con”.
Bà sững sờ, lý do gì thế này. Bà bị khớp nên ngay từ khi làm nhà, ông đã chú ý xây phòng dưới tầng trệt cho bà, hai lầu trên của hai đứa con trai. Mỗi lầu cũng bốn mấy mét vuông chứ nhỏ nhắn gì. Bà bực vì con dâu so bì muốn đổi phòng thì ít, bực vì nó lấy con gái còn sơ sinh non nớt ra làm áp lực thì nhiều.
Tối, bà gọi con trai xuống nói chuyện, nghe xong nó tái mặt, hẳn nó cũng không biết kế hoạch của vợ. Bà thở dài, bấy nay nó nuông chiều vợ, luôn bảo bọc chở che như thể mẹ là sói hổ còn vợ nó là cô bé quàng khăn đỏ. Để đến bây giờ được đằng chân muốn lân đằng đầu.
“Ban ngày nếu nóng hai mẹ con có thể xuống phòng khách, phòng có máy lạnh kia mà, nếu thật sự phòng nóng thì sao con dâu ở trong đó cả ngày được. Còn xét thấy không muốn ở với mẹ, bị mẹ chèn ép thì hai đứa có thể tìm nhà ra riêng. Mẹ không giữ”, bà nói.
Con trai hứa sẽ bảo ban lại vợ. Bà nhìn đứa cháu nội bé bỏng, làm sao nỡ xa “cục bông” này, nhưng nếu để bố mẹ nó trưởng thành hơn, bà sẵn sàng chịu đau.
Ảnh minh họa
Là bà quá chiều con, càng nhún càng nhường con dâu càng lấn tới và bây giờ là quá quắt, hay con dâu cho rằng bà kém cỏi không biết gì nên làm thượng làm hạ? Bà hy vọng vợ chồng chúng nó biết nhìn nhận sự việc mà thay đổi. Có mẹ nào bỏ rơi con, chỉ là con tự cho mình đủ lớn khôn muốn bay xa mà thôi.
Dù vợ chồng chúng muốn thế nào, bà cũng tôn trọng. Vì bà còn rất nhiều kế hoạch cho cuộc sống của mình.
Thu Sang
Theo phunuonline.com.vn
5 lý do các cô gái nên lấy chồng gần, càng đọc càng thấy quá đúng
Dám chắc sau khi đọc bài viết này các cô gái sẽ cân nhắc đến việc lấy chồng gần, bởi lấy chồng càng xa nước mắt rơi càng nhiều.
Con gái lấy chồng, chỉ mong lấy được một người đàn ông yêu thương chân thành, sẵn lòng bao dung cho mọi sai lầm, thiếu sót để cùng nhau gầy dựng hạnh phúc. Thế nên, khi yêu, chẳng chị em nào quản ngại gần xa, khoảng cách địa lý chưa bao giờ là vật cản.
Tuy nhiên, lấy chồng gần, yêu gần con gái luôn được nhiều hơn mất. Dưới đây chính là minh chứng cụ thể nhất.
Vì vẫn sống gần nhà, vẫn có chung nền văn hóa, các mối quan hệ nên các cô dâu mới sẽ thấy cuộc sống hôn nhân dễ chịu, bớt áp lực hơn nhiều - Ảnh minh họa: Internet
1. Không phải mất thời gian, tiền bạc cho việc... rước dâu
Lấy chồng gần nhà, bạn chẳng cần phải mất quá nhiều thời gian để ngồi trên xe di chuyển về nhà trai trong ngày đưa dâu. Các cô gái cũng không phải tốn tiền thuê xe đắt đỏ, rồi nôn thốc nôn tháo do say xe để rồi khi đặt chân đến nhà trai thì lớp trang điểm đã nhòe, người mệt lả không còn chút sức lực nào.
Khi ấy, dẫu là trong ngày cưới của mình bạn cũng chẳng thể xinh đẹp, rạng rỡ nhất như bạn vẫn mường tượng về nó.
2. Cùng phong tục tập quán, có chung các mối quan hệ
Nếu lấy chồng xa các cô gái phải làm quen với các phong tục, tập quán khác biệt nơi chồng mình đang sinh sống, phải bắt đầu xây dựng mối quan hệ với hàng xóm mới thì lấy chồng gần bạn không cần phải làm điều ấy.
Vì vẫn sống gần nhà, vẫn có chung nền văn hóa, các mối quan hệ nên các cô dâu mới sẽ thấy cuộc sống hôn nhân dễ chịu, bớt áp lực hơn nhiều.
Nếu mẹ chồng khó tính, chồng không tâm lý thì số lần bạn được về nhà sau khi kết hôn chỉ đếm trên đầu ngón tay - Ảnh minh họa: Internet
3. Được sống gần bố mẹ
Một khi đã lấy chồng xa, năm thuở mười thì bạn mới có cơ hội được về thăm nhà, được gặp gỡ người thân của mình. Chưa kể, nếu mẹ chồng khó tính, chồng không tâm lý thì số lần bạn được về nhà sau khi kết hôn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Lấy chồng gần, chị em thấy nhớ có thể tạt sang thăm bố mẹ dịp cuối tuần, vẫn có những giây phút đầm ấm, êm đềm bên gia đình như thuở độc thân.
4. Con cái nhận được sự quan tâm của hai bên nội ngoại
Khi độc thân, vợ chồng bạn sống gần hay xa hai bên nội ngoại cũng không ảnh hưởng quá nhiều. Thế nhưng, sau khi sinh con đẻ cái thì câu chuyện lại hoàn toàn khác. Nếu lấy chồng gần, con cái của bạn không chỉ nhận được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của nhà nội mà nhà ngoại cũng có cơ hội gần gũi con cháu.
Chưa kể, bố mẹ bạn có thể đỡ đần việc chăm sóc cháu khi bạn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ thai sản.
Đêm 30 bạn vẫn có thể cùng đếm ngược đến giao thừa với bố mẹ, sáng mồng 1 vẫn có thể đón năm mới với gia đình chồng mà chẳng cần cãi nhau với chồng - Ảnh minh họa: Internet
5. Không phải cãi nhau chuyện đón tết quê nội hay quê ngoại
Hàng năm, cứ đến dịp tết các cô dâu xa nhà lại cứ canh cánh trong lòng ước mong được đón tết nhà mẹ đẻ, được ăn bữa cơm tất niên bên bố mẹ, anh chị em ruột thịt. Thế nhưng, điều ước ấy của họ khó lòng thực hiện bởi câu nói "lấy chồng theo chồng" đã bó buộc chị em rất nhiều.
Lấy chồng gần, đêm 30 bạn vẫn có thể cùng đếm ngược đến giao thừa với bố mẹ, sáng mồng 1 vẫn có thể đón năm mới với gia đình chồng mà chẳng cần cãi nhau với chồng hay tốn tiền mua vé may bay về nhà.
Theo phunugiadinh.vn
Phụ nữ hơn nhau ở mẹ chồng Chị em phụ nữ thường hay kháo nhau câu cửa miệng "Phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng". Thật ra, với chồng, phụ nữ có thể hoàn toàn độc lập, không dựa dẫm nếu chị em có đầy đủ năng lưc, bản lĩnh và sự mạnh mẽ. Nhưng với mẹ chồng, ngoài đối đãi chân thành còn cần có sự may mắn nữa....