Cảng Mũi Ông ở Quảng Trạch : Mới đổ đất, cắm cọc đã ép ngư dân
Công ty Phước Thịnh được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư cảng dịch vụ hậu cần nghề cá Mũi Ông ở (Quảng Đông, Quảng Trạch) với các yêu cầu đảm bảo môi trường, không gây ô nhiễm môi trường biển mới vận hành.
Tuy nhiên, công ty này mới chỉ đổ đất lấn biển đã vận hành cảng. Đặc biệt, ngư dân phản ánh họ bị ép vào cảng của công ty này.
Đường xuống cảng
Cảng lắm không!
Trong nhiều ngày chúng tôi có mặt tại Khu kinh tế (KKT) Hòn La ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch chứng kiến cái gọi là bến dịch vụ hậu cần nghề cá được cam kết bảo vệ môi trường đã triển khai không đúng như bản thiết kế công ty này nộp lên Ban quản lý khu kinh tế Hòn La.
Không đường nhựa, không sân bê tông, không có hệ thống thu gom xử lý nước thải, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy,… nói chung là không có bất cứ thứ gì gọi là “hạ tầng dịch vụ” ngoài bãi đá và các cọc bê tông thô sơ.
Ông Nguyễn N. nói: “Bến dịch vụ bầy hầy thế mà ngày nào cũng có người lạ đi ép tàu cá ngư dân vào cập bờ để làm dịch vụ, thật là thất đức”.
Chúng tôi có mặt nhiều ngày từ sáng sớm, thấy người của công ty Phước Thịnh ngang nhiên vận hành “cảng” với một con đường bùn sình lầy lội. Quy định xây dựng 15.000m2 nhưng công ty này chỉ rải đất một chiều cho các xe vào bốc cá. Mọi chất bẩn không được thu gom, từ dầu thải loại của tàu thuyền đến chất bẩn khác đều xả thẳng ra môi trường.
Video đang HOT
Điều đặc biệt nguy hiểm là cảng xây chưa xong, không có đường ống phục vụ chu cấp xăng dầu nhưng công ty này vẫn cho các xe bồn vào cấp xăng dầu cho các tàu cá.
Đây được gọi là cảng 45 tỉ đồng?
Ông Phạm Tiến Duật – Phó Ban QL Khu kinh tế Quảng Bình, kiêm Trưởng đại diện KKT Hòn La cho hay, nhân viên báo lên là tàu chỉ vào nhập gạo, nước mắm.
Sau khi được cung cấp chi tiết mỗi ngày có những tàu nào vào cập bờ, xe bồn lên xuống cấp dầu như thế nào ông Duật mới cho nhân viên ra cắm chốt để kiểm tra tình hình.
Cùng đó, sáng 16.3, bộ đội biên phòng trạm kiểm soát Hòn La đã yêu cầu 3 tàu cá chuẩn bị bốc cá rời bến cảng nhằm tránh mất an toàn. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm của trạm biên phòng Hòn La, ngày 17.3, lúc sáng sớm vẫn có 5 tàu bị ép vào bốc dở cá, phục vụ dầu đèn. Chỉ đến khi lực lượng biên phòng xuất hiện thì tàu mới rút đi.
Trước sự việc này, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, ông Nguyễn Xuân Đạt nói: “Chúng tôi quyết lập lại trật tự ở khu vực này. Riêng việc ông Tưởng Văn Thịnh (Công ty Phước Thịnh) cho hoạt động cảng khi đang thi công, gây tình trạng lộn xộn như phản ánh, chúng tôi sẽ cho kiểm tra. Việc trước tiên là xác định khu vực quản lý, chức năng nhiệm vụ của ai. Khu vực này thuộc quyền quản lý của KKT Hòn La, vì thế huyện sẽ phối hợp kiểm tra”, ông Đạt cho biết.
Theo vị Chủ tịch huyện Quảng Trạch, để lập lại trật tự, quy củ ở khu vực này, nếu cần thiết sẽ phải tạm đình chỉ dự án để cùng KKT Hòn La làm rõ các vấn đề, sau đó mới có hướng giải quyết.
Ép tàu vào cảng
Hàng loạt ngư dân đến từ Quảng Ngãi, Quảng Nam khi đánh bắt xa bờ về khu vực Hòn La, chuẩn bị tìm mối bán cá thì xuất hiện môt đội tàu nhỏ với rất nhiều người lạ ép vào cảng của công ty Phước Thịnh. Ông Trần K., một thuyền trưởng tàu cá Quảng Ngãi phản ánh: “Cảng ni cũng là dạng bất chính, chứ cảng đường hoàng làm sao có người lạ ép ngư dân tụi tui kiểu này. Cảng rất bầy hầy”.
Ông Nguyễn N., thuyền trưởng một tàu Quảng Nam bức xúc: “Tụi tui kiếm tàu bán hàng ngay ngoài biển thì bị giang hồ ra hăm dọa. Vào đó thì nó đâu phải cảng, nó đổ đất xà bần đầy bùn đất, bắt tụi tui vô bán cá, giá bị ép xuống quá trời. Hạ tầng như bãi đất hoang, không an toàn chút nào, tụi tui bực mình quá mà phản ứng thì sợ, nên nghiến răng mà vào”.
Nhiều ngư dân phản ánh, họ bị nhiều đối tượng lạ mặt ép vào cảng này
Anh H. (một thuyền trưởng) cho hay, mỗi lần cập tàu vào cảng, chủ cảng kiếm ít nhất 2 – 30 triệu đồng từ việc thu mua hải sản, bơm dầu. “Chúng tôi không muốn cũng phải vào vì họ dọa bít đường làm ăn”, anh H nói.
Theo các ngư dân, cảng cá này đăng ký đầu tư 45 tỉ đồng, nhưng chỉ đổ đất đá, không làm đúng bản vẽ thiết kế đã đưa vô hoạt động.
Ông Nguyễn Xuân Đạt, Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch thừa nhận có tình trạng lộn xộn, bảo kê bến bãi… tại khu vực cảng Hòn La và đã yêu cầu phía công an vào cuộc lập lại trật tự. Mới đây, vì dùng súng bắn người, một nhân vật được cho là “có số má” bảo kê ở khu vực này đã bị bắt.
Linh Hòa
Theo motthegioi
Xin dừng việc đổ 2,5 triệu m3 đất cát thải xuống biển Hòn La
Liên quan đến việc Bộ TN-MT chấp thuận phương án nhận chìm 2,5 triệu m3 đất, cát thải ra vùng biển Hòn La gây xôn xao dư luận, đại diện BQLDA Nhiệt điện 2 cho biết, đơn vị này đã trình phương án lên Tập đoàn Điện lực Việt Nam xin dùng số đất, cát thải này để san lấp tại khu vực vùng rìa xung quanh nhà máy.
Sáng 24/8, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc BQLDA Nhiệt điện 2 thuộc Tập đoàn EVN, đơn vị phụ trách xây dựng dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 1 cho biết, đơn vị vừa trình phương án, xin ý kiến EVN về việc không nhận chìm 2,5 triệu m3 đất, bùn thải xuống đáy biển Hòn La.
Theo ông Thành, thay vì phương án nhận chìm, chúng tôi đã xin dùng khối lượng 2,5 triệu m3 đất, bùn thải sau khi nạo vét làm cảng than phục vụ Trung tâm điện lực Quảng Trạch để san lấp tại khu vực vùng rìa xung quanh nhà máy ở thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch.
Khu vực cảng biển Hòn La, điểm gần với nơi trước đóđược cho là sẽ đổ 2,5 triệu mét khối đất, cát thải nhằm phục vụ Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I
Để thực hiện phương án này, hiện BQLDA Nhiệt điện 2 đang khẩn trương triển khai các thủ tục theo quy định và phải được Bộ TN-MT thông qua, địa phương đồng tình.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, sau khi Bộ TN-MT chấp thuận phương án nhận chìm 2,5 triệu mét khối đất, cát thải ra vùng biển Hòn La dư luận rất lo ngại sẽ gây ra thảm họa môi trường.
Đặng Tài
Theo Dantri
Cà Mau: 21 ngư dân trú bão bị Thái Lan bắt giữ đã về nước 21 ngư dân sau khi được ngành chức năng Thái Lan trả tự do đã về đến Việt Nam. Sở Ngoại vụ tỉnh Cà Mau cho biết, 21 ngư dân đi trên 3 tàu cá mà trước đó ngành chức năng tỉnh này đã có công văn gửi Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Đại Sứ quán Việt Nam tại Thái Lan...