Càng mưa gió lạnh giá càng cần cái ôm đầu tiên để con khỏe mạnh
Nhiều em bé sinh non đã ra đời và khỏe mạnh nhờ “ cái ôm đầu tiên”.
Diệu kỳ “Da kề da”
Mặc dù đã hơn một tháng trôi qua nhưng gia đình chị Hồ Thị Khay, thôn Ta Xía (xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) vẫn không quên được buổi “vượt cạn” song sinh có một không hai tại nhà thông qua sự hướng dẫn qua điện thoại của nữ hộ sinh Nguyễn Thị Thương, nhân viên y tế Trạm y tế xã Hướng Lộc.
Hôm ấy chị Khay trở dạ đúng lúc nước lũ cuồn cuộn đổ về, cả vùng bị mất điện…Vì mưa lớn, lũ xiết nên đường tới Trạm y tế bị chia cắt. Gia đình gọi điện đến Trạm y tế xã cầu cứu. Nhân viên y tế cấp tốc lên đường đến nhà sản phụ nhưng cũng chỉ đi được nửa đường vì nước dâng cao, không qua cầu được. Chị Thương đành hướng dẫn gia đình đỡ đẻ qua điện thoại. May mắn, chị Khay sinh con dạ nên đẻ dễ dàng 1 bé gái.
20 phút sau chị Khay lại trở dạ, oái oăm là lần này em bé lại ra ngược. Nữ hộ sinh Thương vừa trấn an sản phụ, vừa hướng dẫn các bà đỡ đẻ bất đắc dĩ xử lý thai ngược và bé gái thứ hai đã chào đời với tiếng khóc yếu ớt. Ngay lập tức, chị Thương hướng dẫn sản phụ ủ ấm con bằng phương pháp “da kề da” để bé sớm ổn định sức khỏe.
Ca sinh đôi ở thôn Ta Xía.
Những năm trước có chuyện về bé sơ sinh của vợ chồng anh Phúc – chị Tiên (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Lấy nhau 6 năm chị mới mang thai, được 27 tuần tuổi thì chị bị vỡ ối và sinh bé gái nặng 900g và suy hô hấp. Bác sĩ BV Phụ sản TP Cần Thơ đã hỗ trợ bé thở bằng máy và áp dụng phương pháp “da kề da” liên tục với mẹ. 45 ngày sau bé đã đạt cân nặng 1,7kg, sức khỏe tốt… khiến cả nhà nghẹn ngào xúc động với sức sống kỳ diệu này.
Trường hợp bé sinh non khác khi mới 27 tuần tuổi của sản phụ N.T.H ( Cà Mau), ra đời với 1,2kg nên suy hô hấp và thiếu máu nặng, phải thở máy và kết hợp “da kề da”. Bằng nỗ lực của bác sĩ, sau 2 tháng điều trị bé đã cứng cáp hơn với cân nặng 2,1kg. Qua khám tổng quát, mắt bé không bị mờ, phản xạ tốt, bú mẹ giỏi, hô hấp ổn định.
Phương pháp “Da kề da” còn gọi là “Cái ôm đầu tiên, ấp Kangaroo” đã được các bệnh viện phụ sản thực hiện cho các bà mẹ sinh non, cùng với sự kiên trì của bác sĩ, sự nhẫn nại của cha mẹ đã như một phép màu giúp trẻ sinh non, thiếu tháng, nhẹ cân đã lớn lên trong niềm hạnh phúc của bố mẹ.
Sau khi sinh con rất cần được mẹ ấp.
“Da kề da” sau sinh mang đến nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé
Video đang HOT
Phương pháp “da kề da” cho trẻ sau sinh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo áp dụng, và ở Việt Nam thực hiện từ 2014 đã có những hiệu quả tích cực cho mẹ và bé sau sinh.
Theo tài liệu hướng dẫn của Bác sĩ Bùi Minh Phúc (Khoa sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long), tiếp xúc “da kề da” là đặt bé không mặc quần áo nằm trên ngực, hoặc bụng trần của mẹ: Đầu bé đặt nghiêng một bên. Mặt, ngực, bụng và chân của bé áp sát người mẹ, không có khoảng cách. Trẻ có thể mặc bỉm và đội mũ, đầu nghiêng về một bên, trên mình đắp một tấm chăn ấm. Da kề da như thế sau sinh 30 – 60 phút ngay sau sinh, và lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt trong những tuần đầu sau sinh.
Tiếp xúc da kề da là một cách tuyệt vời nhất để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng một quá trình nuôi nấng, chăm sóc con của mẹ bắt đầu, kết nối tình mẫu tử, phụ tử và mang đến rất nhiều lợi ích lớn lao từ cái chạm da kề da giữa cha mẹ và trẻ.
Trẻ cũng “da kề da” với bố sau khi được ấp lần đầu với mẹ. Ảnh minh họa.
Lợi ích trông thấy không chỉ ngay lúc trẻ ra đời là được giữ ấm, ổn định nhịp tim, nhịp thở và đường huyết, được bú sớm, sữa mẹ về sớm và nhiều hơn… Lâu dài là trẻ ít quấy khóc, phát triển não bộ tốt hơn, kích thích hệ tiêu hóa, giúp bé tăng cân đều, tăng cường hệ miễn dịch tốt…
Lý giải của các bác sĩ là trẻ đang ấm áp trong tử cung của mẹ khi ra môi trường tự nhiên lạnh hơn trẻ dễ bị hạ thân nhiệt. Được mẹ ủ ấm da kề da ngay giúp trẻ có cảm giác quen thuộc, được mẹ âu yếm, vuốt ve và sự nâng lên hạ xuống đều đặn theo hơi thở của mẹ giúp trẻ ngủ tự nhiên với giấc sâu và dài hơn (so với khi phải tách rời mẹ), được nghỉ ngơi sau khi ra khỏi cơ thể mẹ và tốt cho cả quá trình phát triển của trẻ sau này.
Trẻ được ủ ấm sẽ giảm bớt tiêu hao năng lượng giữ ấm, tự điều chỉnh được nhịp tim, nhịp thở ổn định, đường huyết ở mức cao và ổn định hơn những trẻ không được áp dụng phương pháp này.
Da kề da giúp bé nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng, các dây thần kinh phế vị được kích hoạt, làm tăng kích thước các vi mao trong lòng ruột của bé, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột, mang đến một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ổn định tăng cân. Đồng thời giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa, giảm sử dụng mỡ nâu và đường máu nên trẻ tăng cân tốt hơn. Tóm lại da kề da là bước khởi đầu giúp cho trẻ khỏe mạnh phát triển tiếp ở môi trường mới – đặc biệt cần thiết với trẻ sinh mổ (vì không được tiếp xúc với hệ sinh vật lành ở đường sinh của bà mẹ).
“Da kề da” là cách đầu tiên để gắn kết tình cảm cha mẹ với con, mang đến cho con sự an toàn gần gũi. Ảnh minh họa.
Trẻ sinh mổ khi được da kề da cũng có rất nhiều lợi ích. Tình trạng sinh mổ khiến mẹ cho trẻ bú muộn, giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ ngay từ đầu. Da kề da giúp giải quyết tình trạng trẻ lười bú sau khi cách ly mẹ mổ một thời gian nhất định. Trong thời gian đợi mẹ ổn định để được da kề da thì trẻ nên được tiếp xúc da với bố trước, mang đến sự an toàn cho con sau sinh.
Đối với mẹ, da kề da con lại càng nhiều lợi ích. Sau khi sinh, người mẹ thường đau đớn và mệt mỏi, việc tiếp xúc da kề da khiến cơ thể người mẹ giảm tiết cortisol (chất gây căng thẳng). Tiếp xúc với con như một liều thuốc giảm đau, giúp mẹ thoải mái, mãn nguyện và hạnh phúc, huyết áp dần về trạng thái ổn định, các cơn đau biến mất, sự hạnh phúc dâng trào và hạn chế được khả năng trầm cảm sau sinh rất lớn.
Da kề da với mẹ, bố là cách đầu tiên để gắn kết tình cảm cha mẹ với con, mang đến cho con sự an toàn che chở, sự gần gũi nhất định.
Hiện nay da kề da đã được thực hiện rộng rãi tại các bệnh viện ở Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng và hiểu rõ tác dụng, vì vậy các bác sĩ cần hướng dẫn da kề da cho mẹ và bé ngay sau sinh và hướng dẫn duy trì trong thời gian tiếp theo. Đồng thời tuyên truyền về rất nhiều lợi ích cho trẻ như ổn định thân nhiệt, hệ hô hấp, bú mẹ sớm và hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng tình cảm mẹ và con, đặc biệt là giảm các hỗ trợ về y tế cho bé (nhất là bé sinh non, nhẹ cân, hoặc mắc nhiễm trùng nặng như viêm phổi hoặc tiêu chảy).
Phương pháp “Da kề da” đơn giản, hiệu quả, có thể thực hiện được ở mọi hoàn cảnh mẹ sinh con, rất tốt cho tất cả trẻ sơ sinh – trẻ có bệnh, đẻ non và cả trẻ sinh bằng phương pháp mổ đẻ… với các bước đơn giản đã cứu sống hàng nghìn trẻ sơ sinh và ngăn ngừa hàng trăm nghìn ca biến chứng mỗi năm do các thực hành có hại, hoặc lỗi thời trong chăm sóc trẻ mới chào đời. “Da kề da” có thể được thực hiện ở tất cả các phòng đẻ, áp dụng ở mọi bệnh viện huyện, trạm y tế xã ở vùng sâu hay các vùng khó tiếp cận – những nơi có tỷ lệ tử vong sơ sinh cao.
Tầm quan trọng của tiếp xúc da kề da tại các thời điểm khác nhau:
“Da kề da” thực hành đơn giản, gồm 4 bước chính:
- Lau khô trẻ cẩn thận ngay lập tức sau khi sinh;
- Tiếp xúc “da kề da” ngay lập tức;
- Kẹp và cắt dây rốn kịp thời một cách thích hợp;
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn.
Da kề da nên được thực hiện thường xuyên, để có hiệu quả thực sự cha mẹ cần thực hiện thường xuyên chứ không chỉ ngay sau sinh. Ở từng thời điểm mang đến những hiệu quả thiết thực:
- 0-90 phút sau khi sinh: Quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ;
- 0-6 giờ sau khi sinh: Giúp ổn định nhịp thở và nhịp tim trong giai đoạn phục hồi;
- 6-24 giờ sau khi sinh: Giúp bé hình thành lịch bú mẹ và chu kỳ ngủ ổn định;
- 12h – 8 tuần sau sinh: Củng cố sự gắn bó mẹ con.
Trẻ cũng có thể được da kề da với bố. Đối với mẹ sinh mổ tiếp xúc da kề da cần được thực hiện khi mẹ tỉnh táo, ổn định sức khỏe.
Sinh con tại nhà, sản phụ gặp biến chứng nguy hiểm
Trong tuần qua, Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi tiếp nhận 2 trường hợp sản phụ sinh con tại nhà gặp biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp đầu tiên là san phu H.T.L.V. (23 tuôi, trú tại Tra Nga, Tra Phong, Tra Bông, Quảng Ngãi) vao viên trong tinh trang đa sinh con, thiêu mau năng, nhau không bong, băng huyêt sau sinh.
Trươc đo, san phụ sinh con tai nha vao luc 21 giơ ngay 23/11, nhưng nhau không bong. Gia đinh đưa đên Trung tâm Y tê huyên Tây Tra (cu), sau đo trung tâm cho chuyên viên ngay trong đêm.
Trươc tinh trang nguy hiêm cua san phu, bênh viên đa hôi chân va tiên hanh cho thơ oxy, duy tri 2 đương truyên cao phân tư, truyên 2 đơn vi mau va tiêm, uông khang sinh, boc nhau băng tay... Đến nay, tình trạng sức khỏe của sản phụ đã ổn định.
Một trường hợp khác là sản phụ Đ.T.L. (15 tuôi, trú tại Long Mai, Minh Long, Quảng Ngãi) vao viên cung trong tinh trang nguy câp đên tinh mang.
San phu sinh tai nha vao luc 22 giơ ngay 21/11, nhưng do rach tâng sinh môn, rach cơ vong hâu môn dân đên thiêu mau ơ mưc đô năng, nhiêm khuân sau sinh.
Ngay khi tiếp nhận, cac y, bac si Khoa Ngoai, Khoa San nhanh chong hôi chuân va tiên hanh truyên 5 đơn vi mau, mô va khâu cơ vong hâu môn, tâng sinh môn. Hiên, sưc khoe sản phụ đa ôn đinh chuyên vê Khoa San.
Tuy nhiên, đây la cac ca bênh phưc tap, cac y, bac si tiêp tuc theo doi chê đô ăn, uông rưa vêt thương đê khoi anh hương đên vêt mô, đam bao sưc khoe cho sản phụ sau khi xuât viên.
Được biết, thời gian qua, bệnh viện từng tiếp nhận nhiều trường hợp sản phụ sinh con tại nhà khiến trẻ tử vong còn sản phụ băng huyết nặng, phải cắt bỏ tử cung.
Thực tế đã có nhiều hồi chuông cảnh báo về tình trạng sản phụ ở vùng sâu, vùng xa chưa quan tâm đến khám thai định kỳ và vẫn sinh con ở nhà. Không ít những người đỡ đẻ tại nhà (bà mụ) do quá thô bạo trong lúc sản phụ rặn đẻ, dùng tay đẩy bụng quá mạnh gây sang chấn nặng các tạng ổ bụng cho sản phụ, nguy cơ băng huyết, nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác, thậm chí vô sinh hoặc có thể xảy ra dễ gây tử vong ở cả mẹ và bé.
Qua đây các bác sĩ khuyến cáo một lần nữa: Việc sinh con tại nhà vô cùng nguy hiểm. Thai phụ cần được đưa đến cơ sở y tế để việc sinh nở diễn ra an toàn.
Con gái "dính bầu" bị bỏ rơi, mẹ tự đỡ đẻ cho ở nhà rồi ôm mặt khóc nấc Bà mẹ này từng đỡ đẻ cho con gái một lần năm cô 16 tuổi nên đến lần thứ 2 cũng nghĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Quá trình sinh nở của phụ nữ luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm có thể xảy đến với cả người mẹ và em bé. Chính vì vậy, phụ nữ đều được khuyến cáo nên sinh con...