“Căng mình” chống dịch sốt xuất huyết
Trong giai đoạn được đánh giá là “đỉnh dịch” của sốt xuất huyết (SXH), nhiều tỉnh thành là điểm nóng dịch bệnh đang phải căng mình vì số ca mắc bệnh đang ngày càng tăng…
Phòng chống SXH tại “điểm nóng” miền Nam
Tại TP.HCM, theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng, tính đến ngày 1.10, tại TP đã có 10.624 ca SXH nhập viện, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2014 và có 5 ca tử vong. Theo BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9 trung bình có khoảng 600 ca nhập viện/tuần.
Trong khi đó, tại Đồng Nai, số ca mắc SXH cũng tăng mạnh. Theo số liệu từ Sở Y tế Đồng Nai, từ đầu năm 2015 đến nay Đồng Nai ghi nhận gần 6.000 trường hợp, tăng khoảng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2014. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang lưu hành cả 4 tuýp virus Dengue gây bệnh là D1, D2, D3, D4.
Bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, tính đến hết tháng 9.2015, tất cả 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai đều ghi nhận các ca mắc bệnh SXH và ngày càng gia tăng.
Còn tại tỉnh Bình Dương, dịch SXH cũng đang gia tăng đột biến. Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm số ca mắc SXH được ghi nhận khoảng hơn 4.000 ca. Đáng chú ý, chỉ trong 2 tháng (từ đầu tháng 8 đến nay), trên địa bàn tỉnh có 6 trường hợp tử vong do bệnh sốt xuất huyết.
Trẻ em bị sốt xuất huyết tại BV Nhi Đồng 1
Trong 10 tỉnh thành có số ca mắc SXH nhiều nhất thì có đến 9 tỉnh thành thuộc khu vực phía Nam gồm: Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp và Khánh Hòa.
Dịch SXH bùng phát mạnh tại khu vực phía Nam đa số thuộc về những khu vực có nhiều công nhân, khu lao động nghèo đang phải sống trong những khu dân cư, nhà trọ chật chội, ẩm mốc, môi trường xung quanh bị ô nhiễm…Thêm vào đó là ý thức phòng chống dịch bệnh không cao.
Trước tình hình dịch bệnh SXH có diễn biến phức tạp và kéo dài, UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định chi 8 tỷ đồng nhằm ngăn chặn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Còn tại TP.HCM, hiện Sở Y tế thành phố đã giao cho Trung tâm Y tế dự phòng TP xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tại 8 “điểm đen” của SXH, gồm: Quận 8, quận Tân Bình, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, quận Gò Vấp, quận Thủ Đức. Đồng thời, ngành y tế TP sẽ tập huấn và thực hiện xử phạt ngay những đơn vị, hộ gia đình vi phạm vệ sinh môi trường.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bình Dương cũng tổ chức phun hóa chất diệt muỗi trên diện rộng, đồng thời truyền thông phòng, chống sốt xuất huyết và huy động cộng đồng diệt lăng quăng, bọ gậy tại các ổ dịch…
Video đang HOT
Hà Nội cũng căng mình chống dịch SXH
Tại Hà Nội, chiều 8.10, TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thông tin, hiện Hà Nội đang là đỉnh của dịch sốt xuất huyết.
Trong 9 tháng đầu năm, trên địa bàn thành phố có 3471 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 7 trường hợp có dấu hiệu cảnh báo và 1 trường hợp sốt xuất huyết nặng tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, chưa có trường hợp tử vong.
Do đó, để hạn chế số ca mắc SXH gia tăng trong tháng 10, phấn đấu giảm hẳn trong tháng 11, thành phố Hà Nội đang phải áp dụng nhiều giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Ông Cảm cho biết, mặc dù cán bộ y tế “căng mình” chống dịch nhưng hiện nay vẫn còn hơn 30% số hộ gia đình trên địa bàn TP. Hà Nội từ chối phun hóa chất, không hợp tác với cán bộ y tế hoặc vắng nhà liên tục. Do vậy, khống chế và dập tắt các ổ dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, kiến thức về bệnh của người dân vẫn còn hạn chế. Nhiều người nghĩ nhà sạch là sẽ không có muỗi; nghĩ việc phòng bệnh chủ yếu là phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, coi nhẹ việc VSMT, diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà mình.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, số ca mắc không ngừng tăng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu yêu cầu sáng thứ 7 hằng tuần, toàn thành phố phải thực hiện tổng vệ sinh môi trường.
Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội cũng phải bố trí 5 đội chống dịch cơ động hàng ngày bám sát địa bàn hỗ trợ các quận huyện điều tra, giám sát, khoanh vùng và xử lý ổ dịch, đồng thời cử cán bộ hàng ngày đến chủ động đến các bệnh viện.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm tới nay, cả nước đã có hơn 43.000 ca SXH với gần 30 người tử vong. Dịch SXH còn được dự báo là còn diễn biến phức tạp trong những tháng cuối năm do vào mùa mưa, thời tiết thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển.
Theo Danviet
Cha mẹ bơ phờ cùng con trẻ ở bệnh viện
Nghe tiếng sấm báo hiệu trời sắp mưa, chị Hà Thị Hồng (28 tuổi) vội vã cầm chiếc chiếu vào hành lang Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) tìm chỗ trải để cho con nằm.
Phải chăm con trong tình trạng bệnh viện quá tải như những ngày này khiến nhiều phụ huynh mệt mỏi, bơ phờ. Chị Lê Thị Thủy (31 tuổi, ở Tiền Giang) cho biết, con mới nhập viện chiều 6/10, nhưng khoa Sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) quá đông.
"Y tá vừa dẫn 2 mẹ con vào phòng thì tôi thấy ngợp, nhìn chỗ nào cũng người, đồ đạc, quần áo ngổn ngang. Xung quanh thì trẻ con quấy khóc do nóng nực, bí bách. Cha mẹ ai cũng mệt mỏi, nhưng con ốm thì phải chịu thôi", chị Thủy nói.
Người mẹ này cho biết, con chị hơn 2 tuổi, đã bị sốt 9 ngày, điều trị ở bệnh viện địa phương không khỏi. Sốt ruột, chị bỏ hết công việc để đưa con lên Sài Gòn nhập viện.
Nghe tiếng sấm báo hiệu trời sắp mưa, chị Hà Thị Hồng (28 tuổi, quê ở Bến Tre) cầm chiếc chiếu đi khắp tìm chỗ ở hành lang bệnh viện để trải, giành chỗ cho con nằm.
Chị cho biết, con 13 tháng tuổi nhập viện 5 ngày, các giường ở khoa Hô hấp chật kín. Một giường có 5-7 em chen chúc nhau nằm. Nóng nực không chịu được nên trẻ con quấy khóc suốt đêm.
Thấy con ngủ trên giường không ổn, chị Hồng trải chiếu xuống nền nhà ở lối đi. Tuy nhiên nhiều người đi ra đi vào, bước qua mặt nên chị bế con ra hành lang tìm chỗ tá túc.
Phụ huynh mệt mỏi vì chăm con ở bệnh viện. Ảnh: Lê Quân.
"Nằm ở ngoài hành lang trời nắng còn đỡ chứ khi mưa, các bậc cha mẹ, người nuôi bệnh lại lũ lượt xách đồ chạy. Nhìn thảm lắm, như cảnh màn trời chiếu đất", chị Hồng than thở.
Con trai 18 tháng, bị sốt nhiều ngày không khỏi, chị Đỗ Hương Quỳnh (25 tuổi, ở Ninh Thuận) đưa vào bệnh viện Nhi đồng 1 khám và điều trị nội trú.
Chị Quỳnh cho biết, rất mệt mỏi vì phải chữa bệnh cho con trong tình cảnh này. Hai vợ chồng thay nhau thức thâu đêm để chăm con. Không có chỗ ngả lưng, ăn uống chi phí ở TP đắt đỏ khiến cha mẹ tiều tụy theo con.
Theo bác sĩ Ngô Ngọc Quang Minh - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1: "Chưa bao giờ bệnh viện phải tiếp nhận lượng bệnh nhi tăng đột biến cùng lúc cả ở khu khám bệnh lẫn nội trú và nhiều chuyên khoa như thế".
Phụ huynh cùng con nằm ở sân bệnh viện. Ảnh: Lê Quân.
Đầu tháng 9, bệnh viện khám cho khoảng 2.500 bé/ngày, nay tăng lên 6.500 ca, lượng bệnh nhi nội trú cũng vọt lên. Chỉ tiêu của bệnh viện chỉ có 1.400 giường, hiện phải tiếp nhận tới 2.100 bé (ngày thường dù đông cũng chỉ ở mức 1.600 - 1.700 ca).
"Hơn 10 năm qua, chúng tôi chưa bao giờ thấy số bệnh nhi nội trú vượt trên 2.000 bé/ngày như thế", bác sĩ Minh nói. Trẻ em tới Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị tập trung chủ yếu bị sốt xuất huyết, tay chân miệng (65% ở tỉnh).
Theo bác sĩ Trịnh Hữu Tùng - Phó giám đốc bệnh viện Nhi đồng 2, tình trạng sốt xuất huyết tăng cao gây quá tải cho tuyến trên.
Đơn vị tiếp nhận 6.629 ca sốt xuất huyết, điều trị ngoại trú, và 2.832 ca nội trú từ đầu năm tới nay. Riêng trong tháng 9, số bệnh nhân nội trú là 882 và 2.525 ca điều trị ngoại trú về sốt xuất huyết.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ các tỉnh đổ về quá đông, chiếm 50-60%.
Trong tháng 9, bệnh viện này ghi nhận 400 bệnh nhi sốt xuất huyết (bình thường mỗi tuần chỉ 25-30 ca). Trong số 400 bé nói trên, 120 cháu bị rất nặng, 3 ca tử vong...
Theo các bác sĩ, tình trạng trẻ nhập viện do mắc tay chân miệng còn tăng mạnh. Trong tháng 9, Bệnh viện Nhi đồng 1 điều trị cho gần 900 bé. Bình thường mỗi tuần chỉ có 80-90 ca tay chân miệng nội trú, nay là 310 em.
Không chỉ tay chân miệng, sốt xuất huyết, các bệnh lý như hô hấp, sơ sinh tăng từ tháng 8 tới nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Rất nhiều bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản, phổi.
Theo Ban giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, do có chuẩn bị trước về nhân lực trang thiết bị, bệnh viện đã chủ động trang bị các giường chờ để đáp ứng cho bệnh nhi và người thân có chỗ nằm.
"Tình trạng quá tải phải chấp nhận do lượng bệnh nhân đổ về quá đông. Không chỉ riêng khoa Nhiễm mà các khoa khác cũng phải trực chiến hỗ trợ", ban giám đốc bệnh viện cho biết.
Các bệnh nhi và người nhà chen chúc trong phòng bệnh. Ảnh: Lê Quân.
Theo_Zing News
Bệnh viện Nhi đồng 1 kê thêm 150 giường bệnh do quá tải Tin từ Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết lượng bệnh nhi đến khám nội trú và ngoại trú tại đây tăng cao trong 2 tuần nay, dẫn đến quá tải trầm trọng. Bệnh nhi phải nằm ngoài hành lang tại Bệnh viện Nhi đồng 1 vì quá tải Cụ thể, những ngày đầu tháng 9, BV chỉ tiếp nhận 5.000...