Càng hống hách, càng chứng tỏ mình… yếu thế
Người “cao” thực sự không bao giờ phải đè đầu người yếu thế hơn. Những kẻ càng hống hách bắt nạt kẻ dưới thì lại càng quỵ lụy kẻ trên, như một sự bù đắp và cân bằng tâm lý.
Cần gì phải đến người nước khác dạy cho ta biết thế nào là bị làm nhục nơi đông người, người Việt ta đã tự làm với nhau rồi.
Xem xong clip cô gái bán siêu thị quỳ lạy khách hàng lan truyền trên mạng hôm qua, tôi sởn hết da gà. Vì giọng nói chát chúa, thái độ hung hãn và hống hách đúng kiểu “bà chủ” rởm mà người khách hàng thể hiện, và sự nằn nì van xin của cô nhân viên mới.
“Bà chủ” khách hàng ăn mặc lịch sự, ra vẻ có tiền, có học nhưng cư xử y như vô học: vừa chửi té tát mày tao vừa đập gói hàng xuống bàn và dúi vào người cô nhân viên nhiều lần. Cô nhân viên chừng quá sợ mất chỗ làm nên cứ hạ giọng nằn nì và dúi gói hàng (nhầm chủng loại) trở lại vào tay khách. Có lẽ cô muốn xin khách mua luôn gói hàng này để cô không bị mất tiền đền cho cửa hàng nên nhỏ giọng, muốn giấu và không mời sếp ra làm việc trực tiếp với khách, như nên làm thế trong những trường hợp người khách đã mất bình tĩnh.
Chợt nhớ tới những tình huống tương tự.
Một lần ở sân bay Tân Sơn Nhất, người phụ nữ ngồi gần tôi được nhân viên yêu cầu trả tiền cước vì hành lý quá tải. Chị ta sấn sổ giật hành lý của mình về rồi móc điện thoại oang oang ngay giữa phòng chờ đông nghịt: “Anh hả, em có mấy chục cân thừa mà bọn nhân viên ló cứ bắt đóng tiền là lào. Chúng ló láo quá. Anh bảo chúng ló nhá, láo, không được nấy tiền của em nhá. Bao nhiêu lần trước vẫn thế còn gì… Vâng, vâng… thế… cám ơn anh”. Quay sang tôi, chị ta hỉ hả ra mặt dù chẳng quen biết : “Đồng hương tớ đấy, to nắm. Lần lào cũng thế, đi bao nhiêu cũng chả mất đồng cước lào”.
Ảnh cắt từ clip nhân viên quỳ xin lỗi khách
Bạn có thể gặp nhiều người như những phụ nữ trên. Họ cho mình quyền đạp lên bất cứ ai yếu thế hơn. Mua rau thì hai tay như máy bới lục tung cả thúng rau lên chỉ để lấy một bó nhưng miệng vẫn sa sả chửi cái đồ nhà quê ra tỉnh chả biết thế nào là lịch sự. Đi ăn uống thì xả giấy ăn dưới chân trắng xóa như cái nhà vệ sinh công cộng, cụng ly đôm đốp nói cười giật giọng như tranh thủ khoe một bữa được đi ăn tiệm. Bị va quẹt xe thì nhanh miệng chửi ngay…
Chúng tôi được dạy từ nhỏ, ra đường gặp thầy cô hay người lớn tuổi quen biết với cha mẹ phải vòng tay cúi đầu chào. Đưa cho người khác bằng hai tay, nhận cũng hai tay. Ra đường gặp ai lứa tuổi nào thì gọi bằng ngôn xưng tương ứng, người bán rau ngoài chợ cũng phải gọi là chị, dì, thím, cô, chú, bác. Không nói chỏng lỏn. Trả tiền mua hàng phải kèm câu “Dạ đây chị/dì/chú/bác” hay “Đây em, nè em” nếu người bán nhỏ tuổi hơn mình. Không được có thói hỗn láo ỷ tiền mua xong ngậm câm vứt xoạch tờ bạc ra cho người bán. Mua xong thì chào “Em đi nha chị”, “Con đi nha dì”.
Cho tới giờ chúng tôi vẫn có thói quen gọi người lớn tuổi cỡ ông bà mình là ngoại và chào người bán khi mua hàng xong, bất kể họ là “nhà quê lên tỉnh” hay “gia truyền” quý tộc mấy đời. Người giúp việc trong nhà tùy tuổi mà gọi em, gọi chị, gọi cô, trẻ nhỏ phải theo đúng mà xưng hô, không được xách mé chỉ vì người ta là người làm thuê cho gia đình mình. Chúng tôi được dạy rằng người mua không hề cao sang hơn người bán vì trên đời tất cả mọi người không trừ ai đều sinh tồn bằng cách bán một thứ gì đó. Và việc mua bán là hành vi thông thường hàng ngày giữa mọi người để kiếm sống và phục vụ cho nhu cầu của bản thân mình.
Chị gái tôi vừa mời thẳng một ông quan khệnh khạng ra khỏi cổng trường. Ông nọ đưa con đi thi học kỳ muộn, đã hành giáo viên phải tổ chức lại riêng một kỳ thi, ông ta còn chỉ tay vào mặt giáo viên bảo: “Cô chỉ cho cháu nó làm bài đi chứ”.
Video đang HOT
Sẽ nực cười lắm khi chứng kiến những kẻ độn nhân cách vào đế giày rồi nghĩ mình cao hơn thiên hạ đó trong khung cảnh họ phải cầu cạnh. Đã từng có những “phu nhân” sang chảnh gấp trăm lần hơn khách hàng hung hãn trong clip kia ngày ngày tự nguyện đến những người mà họ đang cần cầu cạnh để chứng tỏ “lòng thành”.
Hãy nhìn họ quỵ lụy với người trên và tai ngược với kẻ dưới. Hãy nghe họ nói về chúng ta bằng ngôi thứ ba. Để thấy được nền tảng văn hóa thực sự đằng sau lớp vỏ đắt tiền của quần áo, bằng cấp, danh vị. Người “cao” thực sự không bao giờ phải đè đầu người yếu thế hơn mình. Những kẻ càng hống hách bắt nạt kẻ dưới thì lại càng quỵ lụy kẻ trên, như một sự bù đắp và cân bằng tâm lý.
Nói đến nhân cách ở đây e hơi quá. Chỉ là những quy định của cộng đồng mà mọi người sống trong đó phải tuân theo như ăn nói đúng mực, cư xử phải phép. Có ăn có học, có bạc tiền, có vị trí xã hội, có nghề nghiệp đáng mơ ước.. mà hống hách trịch thượng, thượng đội hạ đạp.. thì quả là phí hoài, nói gì đến cống hiến cho xã hội.
Hoàng Xuân
Theo_VietNamNet
8 dấu hiệu chứng tỏ chàng của bạn là người đàn ông tâm lý
Khi có một người bạn trai tâm lý bên cạnh, tình yêu của bạn sẽ thêm phần lãng mạn và lâu bền hơn. Đặc biệt, hẹn hò với chàng trai này sẽ không bao giờ có 2 từ bạo lực hay thượng cẳng tay cẳng chân với bạn.
Dưới đây là những dấu hiệu chắc chắn cho thấy bạn đang hẹn hò với một người đàn ông rất tâm lý. Và nếu bạn cũng có tình cảm tốt đẹp với chàng trai này, hãy cùng sánh bước bên chàng bước vào hôn nhân. Bởi người đàn ông này hứa hẹn sẽ là một người chồng, người cha tốt, tâm lý với vợ con.
1. Có nhiều cử chỉ lãng mạn tự nhiên
Bản năng và giác quan thứ 6 của các phụ nữ đôi khi chính là đồng minh tốt nhất để giúp xác định được bạn trai của bạn có tâm lý hay không.
Nếu bạn thấy hàng ngày, chàng thường dành cho bạn những cử chỉ lãng mạn một cách tự nhiên, không gượng ép hoặc chàng luôn biết nói những điều ý nghĩa tại thời điểm cần thiết thì đó là một anh chàng rất tâm lý, biết cách làm vui lòng bạn gái một cách không hề giả tạo.
Chàng thường dành cho bạn những cử chỉ lãng mạn một cách tự nhiên, không gượng ép hoặc chàng luôn biết nói những điều ý nghĩa tại thời điểm cần thiết (Ảnh minh họa)
2. Bạn dễ dàng xác minh được tất cả những thông tin về chàng
Một bạn trai tâm lý sẽ luôn thể hiện là một người đàn ông tuyệt vời và thẳng thắn trong mọi hoàn cảnh. Theo đó, tất cả những thông tin về chàng như gia đình, công việc, các mối quan hệ, chàng sẽ không bao giờ che giấu bạn. Bạn có thể dễ dàng xác minh những điều này chẳng mấy khó khăn.
Ngoài ra, trong công việc và tình yêu, họ sẽ luôn biết nắm bắt mọi cơ hội để trở nên hoàn hảo khi ở bên bạn. Mục đích này của họ chỉ để cho bạn thấy rằng, họ luôn mong mọi chuyện tình cảm tốt đẹp và tài chính của họ được ổn định.
3. Không bao giờ lăng mạ, sỉ nhục bạn
Nếu như những người đàn ông khác dễ dàng buông những lời lăng mạ, sỉ nhục bạn gái của mình thì những người đàn ông tâm lý, họ sẽ không bao giờ dễ dàng buông lời xúc phạm bạn.
Bởi vì, những người đàn ông này luôn biết đặt bản thân vào trong hoàn cảnh của bạn mà nghĩ cho bạn hay đánh giá sự việc. Ngay cả khi chàng không hài lòng về bạn, chàng sẽ nói rõ ràng cho bạn biết.
4. Luôn để ý đến tủ quần áo và make-up của bạn
Một bạn trai tâm lý luôn muốn kiểm soát cách bạn xuất hiện trước mặt người khác. Vì thế, họ sẽ luôn xem xét để ý và theo dõi phản ứng của bạn để giúp xác định những điều chưa hoàn thiện của bạn.
Một khi chàng biết bạn là người luôn sẵn sàng tiếp thu góp ý tích cực của mọi người, chàng sẽ thuyết phục bạn rằng nên thay đổi cách ăn mặc hoặc mỹ phẩm trang điểm.
Thực sự, khi góp ý điều này, họ chỉ muốn làm bạn hấp dẫn hơn chứ không phải muốn kiểm soát hay tìm cách để làm bẽ mặt bạn.
5. Không bao giờ làm nhục bạn nơi công cộng
Cho dù có nóng giận đến đâu, chàng cũng suy nghĩ trước sau mà sẽ không bao giờ có hành động không kiểm soát được bản thân nơi công cộng mà có hành động làm nhục bạn.
Thực tế, khi ở bên bạn những nơi đông người, họ còn luôn biết cách khiến bạn vui vẻ và thoải mái. Thậm chí, chàng còn cố tình khiêu khích bạn để bạn hòa đồng thực sự ở chốn đông người.
6. Luôn tự nguyện để cho bạn biết chàng đang ở đâu
Ở giai đoạn nào của mối quan hệ, chàng đều có những phương pháp khác nhau để có thể liên hệ với bạn hàng ngày theo ý thích.
Anh sẽ gọi cho bạn khi chàng đang đi làm, khi đi thăm bạn bè hoặc ngay cả khi chàng đang đi khám bác sĩ... Không phải là chàng muốn bạn kiểm soát chàng mà chỉ muốn thông báo cho bạn biết chàng đang ở những địa điểm cụ thể trong bất cứ một thời điểm nào.
Nói chung, chàng không bao giờ có hành vi che đậy hay gian lận với bạn. Tương tự, chàng cũng muốn bạn tự nguyện cho chàng biết bạn đang ở đâu.
7. Không một mình định đoạt "chuyện ấy"
Nếu như với nhiều người đàn ông khác, họ luôn gạ gẫm bạn chuyện ấy, thậm chí muốn toàn quyền điều khiển bạn và làm chủ những phút gần gũi của hai người thì những người đàn ông tâm lý luôn không thích điều này. Có thể họ vẫn không kìm chế được ham muốn mà gần gũi bạn, nhưng họ sẽ không thúc ép bạn chuyện ấy. Bởi vì họ luôn để ý để sự thoải mái nhất của bạn khi quan hệ tình dục.
Với nhiều người đàn ông khác, họ luôn gạ gẫm bạn chuyện ấy thì những người đàn ông tâm lý luôn không thích điều này (Ảnh minh họa)
Chuyện ấy với họ, không phải là chỉ họ được sung sướng. Ngược lại, họ ưu tiên hàng đầu cho những cảm xúc của bạn khi ở bên chàng dù ở giai đoạn nào của cuộc yêu chăng nữa.
8. Được những người xung quanh đánh giá là người tốt
Mỗi khi bạn ở bên cạnh người đàn ông này, bạn sẽ vô tình được nghe rất nhiều lời đánh giá của bạn bè, người thân, đồng nghiệp của chàng rằng chàng là người đàn ông tốt và bạn là người phụ nữ may mắn khi yêu chàng.
Còn bản thân bạn cũng luôn thấy những đánh giá này về chàng rất đúng. Bạn thấy chàng là người đàn ông hoàn hảo, có trách nhiệm, yêu bạn, chu đáo, không bao giờ nói dối.
Theo VNE
10 dấu hiệu chứng tỏ bạn bị kiệt sức Thuật ngữ "kiệt sức" được sử dụng trong tất cả các ngành nghề, nguy cơ của nó là có thật : hơn ba triệu người Pháp đang làm việc sẽ bị mắc chứng bệnh này. Tiếng Anh có nghĩa là "đốt cháy bên trong, nói theo cách văn vẻ là sự thiêu đốt", hiện tượng này xảy đến đột ngột và nạn nhân...