Cảng hàng không Côn Đảo quá tải ở tất cả các hạng mục
Chiều 17/2, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cùng đoàn công tác đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về dự án đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn phát biểu tại buổi làm việc.
Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, dự án đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Côn Đảo là dự án quan trọng, cấp thiết được Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên đầu tư chỉ sau Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang giao cho các cơ quan chức năng, Ban Quản lý dự án khẩn trương triển khai các thủ tục xây dựng.
Đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết, qua khảo sát các hãng hàng không có kế hoạch nâng cấp đội tàu bay với các loại tàu bay A319NEO, A320NEO, A321NEO là dòng tàu bay chủ chốt. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở hạ tầng Cảng hàng không Côn Đảo chưa đáp ứng khai thác các loại tàu bay này.
Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh chia sẻ, Cảng hàng không Côn Đảo đã quá tải ở tất cả các hạng mục: nhà ga, đường băng, đường lăn, bãi đỗ. Việc nâng cấp Cảng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh – quốc phòng cho tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như cả nước. Tỉnh ủy đề nghị Bộ Giao thông Vận tải và UBND tỉnh trước mắt khẩn trương xây dựng sơ đồ tiến độ dự án khả thi để bắt tay vào thực hiện các thủ tục, sớm khởi công dự án.
Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan đề nghị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao đầu mối liên hệ, hướng dẫn ngành hàng không hoàn thiện các thủ tục giải phóng mặt bằng, cung cấp thông tin về hiện trạng đất xây dựng các công trình theo quy hoạch. Song song đó, hỗ trợ thiết lập bến cảng và bãi tập kết tạm thời để phục vụ vận chuyển nguyên vật liệu ra đảo và thi công; sớm bố trí tái định cư cho các hộ dân…
Các cơ quan chức năng cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cân nhắc triển khai xây dựng từ đầu tháng 3/2023 do thời điểm này biển lặng, vận chuyển nguyên vật liệu ra đảo an toàn hơn; đồng thời, cung cấp thông tin về đất rừng và thực trạng dân cư cần giải tỏa…
Video đang HOT
Hiện tại, Cảng hàng không Côn Đảo có 1 đường cất hạ cánh với kích thước 1.830 m x 30 m, sức chịu tải đảm bảo khai thác tàu bay ATR 72, AN26 và các loại máy bay tương đương khác; hệ thống 2 đường lăn vuông góc với đường cất hạ cánh là E1 và E2 (trong đó chỉ có đường E2 là hoàn chỉnh; sân đỗ tàu bay với 4 vị trí đỗ). Nhà ga hành khách được đưa vào khai thác năm 2005 với công suất thiết kế 400.000 khách/năm.
Cảng hàng không này đang phục vụ khai thác 3 hãng hàng không nội địa (Vasco, Bamboo Airways và Vietnam Airlines) với 3 đường bay nội địa đi Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Cần Thơ. Tần suất khai thác tại Cảng hàng không Côn Đảo từ 20 – 22 chuyến/ngày; trong đó, đường bay Hà Nội vừa đưa vào khai thác từ tháng 9/2020 với tần suất 3 – 4 chuyến/ngày bằng máy bay E195.
Giai đoạn 2016 – 2020, sản lượng vận chuyển hành khách thông qua Cảng tăng mạnh với tốc độ tăng trưởng bình quân 14%/năm. Năm 2016, vận chuyển hơn 294.000 người, đến năm 2020 tăng lên hơn 505.000 người. Năm 2021, dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng lượng khách vận chuyển vẫn đạt gần 395.000 người. Dự kiến giai đoạn 2022 – 2025, thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng mạnh với tốc độ bình quân 15 – 20%.
Được biết, quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo đến năm 2030 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt ngày 17/8/2021, cấp Cảng hàng không Côn Đảo là 4C, sân bay quân sự cấp II, cấp cứu hỏa cấp 7, đảm bảo khai thác máy bay loại code C hoặc tương đương với 8 vị trí đỗ tàu bay; công suất 2 triệu hành khách và 4.400 tấn hàng hóa/năm.
Theo quy hoạch, việc mở rộng và nâng cấp đường cất hạ cánh hiện hữu trên nền đường cất hạ cánh cũ với kích thước 1.830 m x 45 m; xây dựng mới 1 đường lăn song song, 3 đường lăn nối từ đường cất hạ cánh vào đường lăn song song; xây dựng sân đỗ tàu bay mới đáp ứng 8 vị trí đỗ cho tàu bay code C hoặc tương đương. Các công trình phục vụ mặt đất gồm nhà ga hành khách mới công suất 2 triệu hành khách/năm, nhà ga bố trí hàng hóa, nhà điều hành…
Tiền đâu xây dựng 6 sân bay mới?
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn cho biết, trong 10 năm tới, vốn đầu tư 6 cảng hàng không - sân bay mới sẽ được huy động tối đa nguồn vốn của xã hội đầu tư, theo phương thức đối tác công - tư.
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050. Đáng chú ý, có 6 sân bay mới được quy hoạch đầu tư, xây dựng trong 10 năm tới gồm: Long Thành, Lai Châu, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết và Nà Sản.
Theo Tờ trình do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn ký trình Chính phủ, thời kỳ 2021-2030, mạng cảng hàng không được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Hà Nội và TPHCM, với 28 cảng hàng không.
Trong quy hoạch, có 14 cảng hàng không quốc tế là Vân Đồn, Cát Bi, NộI Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc.
Quy hoạch cũng nêu rõ 14 cảng hàng không quốc nội gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sa Pa, Nà Sản, Đồng Hới, Quảng Trị, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Phan Thiết, Rạch Giá, Cà Mau và Côn Đảo.
Việt Nam sẽ có thêm 6 sân bay mới trong 10 năm tới (Ảnh: Tiến Tuấn).
Về giải pháp về huy động vốn đầu tư, đối với 6 cảng hàng không - sân bay mới , Thứ trưởng Lê Anh Tuấn cho biết sẽ huy động tối đa nguồn vốn của xã hội đầu tư theo phương thức đối tác công - tư.
"UBND các tỉnh, thành phố có quy hoạch cảng hàng không mới là cơ quan có thẩm quyền để huy động, cân đối nguồn lực và tổ chức thực hiện đầu tư" - Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh.
Trong số 6 sân bay mới được quy hoạch xây dựng trước năm 2030, Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) đã khởi công xây dựng dự án thành phần 3 sân bay Long Thành từ tháng 1/2021. Tổng vốn đầu tư các công trình do ACV đảm nhận lên đến hơn 99.000 tỷ đồng, sử dụng vốn ACV tự có và đi vay.
Sân bay Phan Thiết được phát lệnh khởi công từ năm 2015 và dự kiến đưa vào hoạt động năm 2018, tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án phải tạm dừng để hoàn thiện các thủ tục phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, đến nay đã có những tín hiệu tích cực về nguồn vốn BOT để tái khởi động.
Dự án sân bay BOT khác là Sa Pa (Lào Cai) được Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư vào cuối tháng 10 vừa qua. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng gần 7.000 tỷ đồng.
Theo phê duyệt của Thủ tướng, UBND tỉnh Lào Cai chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án. Được biết, hiện dự án đang nhận được rất nhiều quan tâm đầu tư của một tập đoàn lớn trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nghỉ dưỡng.
Đối với sân bay Quảng Trị, mới đây, UBND tỉnh này đã trình Thủ tướng Chính phủ xin đầu tư cảng hàng không theo hình thức đối tác công - tư, với tổng mức đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng. Dự án được chia làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn hơn 2.900 tỷ đồng.
Thời gian thực hiện dự án sân bay Quảng Trị là từ năm 2021-2024. Cảng hàng không này sẽ thực hiện theo hợp đồng BOT, nhà đầu tư được thu phí để hoàn vốn trong 47 năm 4 tháng. Theo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện đã có nhiều tập đoàn, nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đã ngỏ ý muốn đầu tư sân bay này.
Ngoài ra, trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050, Bộ GTVT kiến nghị duy trì vị trí quy hoạch cảng hàng không quốc tế Hải Phòng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thay thế cho cảng hàng không quốc tế Cát Bi giai đoạn sau năm 2030.
Nghiên cứu, khảo sát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc bổ sung quy hoạch, xây dựng cảng hàng không, sân bay tại các đảo như: Lý Sơn, Phú Quý, các quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Sân bay Côn Đảo được quy hoạch đón máy bay lớn Sân bay Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) được quy hoạch tăng công suất gấp 4 lần hiện nay và có thể đón các loại máy bay A320, A321. Ngày 18/8, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay, cơ quan này vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo đến năm 2030. Sân bay sẽ dùng...