Cảng cá sông Trà Bồng: Quản lý nhập nhằng, ngư dân chịu thiệt
“ Cảng cá sông Trà Bồng rất thuận lợi cho tàu cá, nhất là tàu câu mực ra vào. Nhưng đến nay, cảng cá này chưa được công nhận, khiến ngư dân chúng tôi rất vất vả và tốn kém trong quá trình di chuyển tàu cá”, ngư dân Huỳnh Tấn Hải, ở xã Bình Chánh ( Bình Sơn) cho biết.
Chưa được bàn giao mặt nước
Cảng cá sông Trà Bồng, xã Bình Đông (Bình Sơn) được triển khai xây dựng vào năm 2010, do Ban Quản lý KKT Dung Quất làm chủ đầu tư. Dự án có tổng kinh phí trên 184 tỷ đồng, với quy mô trên 23ha, gồm: Cầu cảng cá và khu dân cư Bình Đông (giai đoạn 2). Riêng hạng mục cầu cảng cá được xây dựng trên quy mô 17ha, với 2 bến cập tàu 90CV và 45CV, cùng các công trình dịch vụ hậu cần, hạ tầng kỹ thuật và tuyến kè bảo vệ dài 1,4km… Sau đầu tư, Ban Quản lý KKT Dung Quất đã tổ chức đấu giá và giao Công ty TNHH Thiên Phú quản lý và khai thác công trình.
Video đang HOT
Tàu cá của ngư dân chỉ neo trú tạm tại cảng cá sông Trà Bồng, vì cảng này chưa được công nhận.
Sau khi được bàn giao diện tích trên bờ, Công ty TNHH Thiên Phú tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá và chế biến hải sản. Tuy nhiên, đã nhiều năm qua, Ban Quản lý KKT Dung Quất vẫn chưa bàn giao phần cầu cảng và diện tích mặt nước ngay trước cầu cảng. “Vì chưa có diện tích mặt nước, nên đến thời điểm này, cảng cá sông Trà Bồng không được ngành chức năng công nhận và công bố đạt tiêu chuẩn loại 2. Điều này khiến ngư dân gặp khó, còn chúng tôi cũng bị tổn thất nặng nề, nhất là việc thu mua nguyên liệu phục vụ hoạt động chế biến hải sản bị gián đoạn, ách tắc”, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Phú Phạm Thanh Ba bày tỏ.
Vấn đề này đã được chính quyền địa phương, ngư dân và doanh nghiệp kiến nghị các ngành chức năng quan tâm tháo gỡ vướng mắc. Đầu tháng 6.2020, UBND tỉnh cũng đã yêu cầu Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN tỉnh khẩn trương rà soát, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện các nội dung liên quan đến việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của dự án Cảng cá sông Trà Bồng trước ngày 12.6.2020. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết rốt ráo.
“Gần nhà xa ngõ”
Trong khi chờ đợi các ngành chức năng của tỉnh tháo gỡ vướng mắc, phần lớn ngư dân hành nghề câu mực của huyện Bình Sơn gặp rất nhiều khó khăn, vì “neo tàu chỗ này, làm thủ tục chỗ khác”.
“Tàu câu mực lớn, lại cồng kềnh, nên chạy đến cảng chỉ định không chỉ mất 8 tiếng đồng hồ, tốn 450 lít dầu, mà còn gặp rất nhiều rủi ro khi di chuyển vào cảng Tịnh Kỳ”, ngư dân Huỳnh Tấn Hải, ở xã Bình Đông cho hay. Trước đây, tàu ông Hải thường cập tạm ở cảng Sa Cần, hoặc cảng cá sông Trà Bồng để xuất bán sản phẩm, vì vừa gần nhà, lại ra vào thuận lợi.
Tuy nhiên, từ khi Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực, cũng như thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu, thì tàu cá phải cập cảng chỉ định, để chủ tàu thực hiện các thủ tục khai báo nhập bến, xác nhận nguồn gốc hải sản, kiểm soát sản lượng khai thác… Vấn đề là, 4 cảng chỉ định, gồm: Tịnh Kỳ, Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi), Mỹ Á, Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ) không đáp ứng yêu cầu về hạ tầng, cộng với luồng lạch nhỏ, thường xuyên bồi lấp, khiến nhiều tàu câu mực gặp khó khăn, thậm chí thiệt hại mỗi khi ra vào.
Chính vì thế, không chỉ ông Hải, mà các chủ tàu câu mực ở huyện Bình Sơn chỉ cập cảng chỉ định khi doanh nghiệp thu mua có yêu cầu, còn phần lớn vẫn về cảng Sa Cần, hay cảng cá sông Trà Bồng, để thuận lợi trong việc bán sản phẩm. Tuy nhiên, vì 2 cảng này chưa được ngành chức năng công nhận và công bố là cảng cá, do vậy nguyên liệu hải sản cũng không được xác nhận, nên giá trị thấp, giá bán bấp bênh, thậm chí bị thương lái ép giá. “Cảng Sa Cần và cảng cá sông Trà Bồng rộng rãi, luồng lạch dài và sâu, nên tàu thuyền ra vào thuận lợi. Vì vậy, chúng tôi rất mong Nhà nước quan tâm tháo gỡ những bất cập, sớm công bố 2 cảng cá trên, để ngư dân chúng tôi thuận lợi hơn trong việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản”, ngư dân Võ Duy Chưa, ở xã Bình Chánh (Bình Sơn) kiến nghị.
Tuyên truyền kiến thức biển, đảo cho gần 200 ngư dân
Trong hai ngày 6-7/4, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Định phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức tuyên truyền kiến thức biển, đảo cho gần 200 ngư dân trên địa bàn xã Cát Minh, huyện Phù Cát và phường Trần Phú, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Báo cáo viên BĐBP tuyên truyền kiến thức biển, đảo cho ngư dân. Ảnh: Thanh Bình
Tại buổi tuyên truyền, báo cáo viên của BĐBP đã cung cấp cho bà con ngư dân những kiến thức cơ bản về Luật Biển Việt Nam 2012, Luật Thủy sản 2017, Nghị định 26, Nghị định 42, Nghị định 71 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản, xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản, quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Buổi tuyên truyền đã nâng cao nhận thức về biển, đảo cho cán bộ, hội viên cũng như ngư dân và gia đình ngư dân hành nghề đánh bắt hải sản trên biển, từ đó nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh với các đối tượng có hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo; các đường dây, đối tượng môi giới, tổ chức đưa tàu cá ra nước ngoài đánh bắt, khai thác thủy, hải sản trái phép; kết hợp đánh bắt, làm ăn, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Nhân dịp này, Bộ Chỉ huy BĐBP Bình Định đã tặng hơn 100 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân.
Trưởng ban công tác Mặt trận khéo vận động Với ông Dương Văn Tuyến, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp Suối Trầu 1 (xã Bình Sơn, H.Long Thành), sự đồng thuận của nhân dân chính là kết quả lớn nhất trong hơn 17 năm ông đảm trách cương vị Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp. Ông Dương Văn Tuyến (thứ hai từ phải qua) cùng cán bộ huyện, xã đến...