Canada xin lỗi người Inuit vì đã giế.t hàng loạt chó kéo xe
Một bộ trưởng Canada đã đích thân đến cộng đồng người Inuit ở tỉnh bang Quebec để xin lỗi về chính sách giế.t hàng loạt chó kéo xe của họ cách đây nhiều thập niên.
Bộ trưởng Gary Anandasangaree đến làng Kangiqsujuaq ở vùng Nunavik (Quebec) để xin lỗi hôm 23.11. ẢNH: REUTERS
Chính phủ Canada ngày 23.11 xin lỗi người Inuit ở phía bắc tỉnh bang Quebec vì đã giế.t hàng loạt chó kéo xe vào thập niên 1950 và 1960, tàn phá các cộng đồng bản địa bằng cách tước đi khả năng săn bắ.n và di chuyển của họ ở vùng đất băng giá.
Bộ trưởng liên bang Bộ Quan hệ Hoàng gia – Bản địa Gary Anandasangaree đã đến làng Kangiqsujuaq ở vùng Nunavik (Quebec) để đưa ra lời xin lỗi và hứa bồi thường 45 triệu CAD (hơn 818 tỉ đồng), theo Reuters.
“Hôm nay, chính phủ Canada nhận trách nhiệm về vai trò của mình trong vụ bất công lịch sử và khủng khiếp này, cũng như bày tỏ sự hối tiếc sâu sắc cùng lời xin lỗi chân thành về những tổn hại do vụ thả.m sá.t chó kéo xe ở Nunavik gây ra”, Bộ trưởng Anandasangaree phát biểu.
Ông Pita Aatami, Chủ tịch Makivvik, tổ chức đại diện cho người Inuit ở Quebec, cho biết Cảnh sát Kỵ binh Hoàng gia Canada và các lực lượng chức năng khác đã bắ.n chế.t hàng ngàn con chó kéo xe tại các khu định cư của người Inuit từ giữa những năm 1950 trở đi.
Các đội chó kéo xe là một phần không thể thiếu trong văn hóa và truyền thống săn bắ.n của người Inuit, giúp di chuyển nhanh chóng qua các vùng đất băng giá rộng lớn ở phía bắc Canada. Chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc săn hải cẩu và tuần lộc.
Chính phủ Canada thừa nhận rằng việc giế.t hạ.i chó kéo xe một cách vô lý đã dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực và kinh tế cho người Inuit ở Nunavik và mất đi cách tiếp cận đất đai truyền thống, đồng thời gây ra những vết thương tình cảm sâu sắc và lâu dài.
“Sự độc lập của họ đã bị tước đoạt, họ không thể ra ngoài trên vùng đất đó nữa và không có phương tiện để săn bắn”, ông Aatami nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, đồng thời cho biết lời xin lỗi và bồi thường đã quá hạn từ lâu.
“Đó là một chấn thương liên thế hệ và mất 25 năm cuộc đời tôi mới đến ngày hôm nay”, ông nói.
Cảnh sát Kỵ binh Hoàng gia Canada vào năm 2006 mở một cuộc điều tra nội bộ về vụ giế.t hạ.i chó kéo xe và tuyên bố rằng họ không có hành vi sai trái nào, đồng thời tuyên bố rằng vụ việc đó được thực hiện vì lợi ích an toàn công cộng.
Tuy nhiên, ông Aatami và các nhà lãnh đạo người Inuit khác cho rằng những con chó đã b.ị bắ.n để giữ những người Inuit du mục ở lại trong các cộng đồng định cư.
Trước đó, chính phủ Canada đã đưa ra lời xin lỗi vào năm 2019 đối với cộng đồng người Inuit ở vùng Qikiqtani, bao gồm đảo Baffin, về ảnh hưởng từ những chính sách liên bang, bao gồm việc chia tách gia đình và giế.t những con chó kéo xe.
Phát hiện thêm 751 ngôi mộ ở trường nội trú, Canada đau lòng vì quá khứ ngược đãi người bản địa
Hoạt động tại cảng Montreal ở Canada bị tê liệt vì đình công
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, hoạt động tại cảng Montreal đã bị đình trệ đáng kể trong ngày 11/11 khi các chủ sử dụng lao động thực hiện lời đ.e dọ.a "cấm cửa" đối với gần 1.200 công nhân bốc xếp do không chấp nhận đề nghị mà họ đưa ra.
Các nhân viên đường sắt tham gia đình công tại trụ sở Công ty đường sắt quốc gia Canada ở Montreal, Quebec, Canada, ngày 22/8/2024. Ảnh tư liệu: Getty Images/TTXVN
Sự leo thang trong tranh chấp lao động có nguy cơ trở nên căng thẳng, làm tê liệt hoạt động của cảng biến lớn thứ 2 ở Canada này. Hiệp hội các chủ sử dụng lao động đã đặt ra thời hạn trước 21h tối 10/11 để công đoàn bốc xếp tại cảng Montreal hồi đáp đề nghị tăng lương khoảng 20% trong 6 năm tới với tổng mức lương trung bình của một công nhân bốc xếp dự kiến sẽ tăng lên 200.000 CAD mỗi năm khi kết thúc hợp đồng. Công đoàn bốc xếp đã không chấp nhận đề nghị trên và tuyên bố cuộc đình công của họ có hiệu lực từ thời điểm mà chủ lao động đưa ra. Tổ chức công đoàn này nói rằng sẽ chấp nhận mức tăng lương tương tự như mức tăng dành cho công nhân ở 2 thành phố Halifax và Vancouver là 20% trong 4 năm.
Các chủ sử dụng lao động cũng đã yêu cầu Bộ trưởng Lao động Steven MacKinnon can thiệp, nhưng văn phòng của ông MacKinnon chỉ đưa ra tuyên bố kêu gọi cả hai bên quay trở lại bàn đàm phán.
Cuộc tranh chấp lao động tại cảng Montreal xảy ra gần như trùng với thời điểm các chủ sử dụng lao động tại cảng British Columbia cấm cửa các công nhân vào tuần trước do công đoàn tại cảng này tuyên bố đình công. Theo Văn phòng Bộ trưởng MacKinnon, mặc dù Chính phủ Canada ủng hộ giải pháp đàm phán, song các cuộc đàm phán ở cả Montreal và British Columbia đều "tiến triển chậm, cho thấy sự thiếu tính cấp bách từ tất cả các bên liên quan".
Trong khi đó, Giám đốc điều hành cảng Montreal Julie Gascon đã cảnh báo về những hậu quả kinh tế của một cuộc đình cong kéo dài. Bà cho rằng cuộc đình công không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến 1.200 công nhân khuân vác mà còn ảnh hưởng đến hơn 10.000 công nhân hậu cần, từ nhân viên xe tải và đường sắt đến đại lý hàng hải và hoa tiêu.
Còn theo ban quản lý cảng Montreal, nếu tình trạng đình công của công nhân bốc xếp tại đây vẫn tiếp diễn, nền kinh tế Canada sẽ phải chịu hậu quả "thảm khốc", đặc biệt là ở 2 tỉnh bang Quebec và Ontario.
Cháy rừng bắt đầu bùng phát, Canada đối mặt với một mùa Hè rực lửa Ngày 22/4, Canada bắt đầu phải ứng phó với một số đám cháy rừng mới bùng phát ở miền Tây nước này. Đây là khu vực mà năm ngoái phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng và đợt cháy rừng để lại hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước đến nay. Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở Quebec, Canada. Ảnh...