Canada siết chặt thị thực du học
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, ngày 22/1, Chính phủ Canada đã công bố các biện pháp mới nhằm hạn chế và ngăn chặn việc lạm dụng chương trình sinh viên quốc tế thông qua thị thực du học đang được áp dụng tại quốc gia này.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Toronto, Ontario, Canada, ngày 16/6/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trong số các biện pháp mới, đáng chú ý là việc Canada sẽ hạn chế quyền tiếp cận giấy phép lao động đối với sinh viên nước ngoài và vợ/chồng của họ nhằm giảm tối đa việc lạm dụng chương trình giáo dục quốc tế của Canada. Tại Canada, khi một người nước ngoài đã có gia đình đăng ký học tập tại đây, thì vợ/chồng của họ và ngay cả chính người đi học đều được cấp giấy phép lao động để có thể giúp họ giảm bớt chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.
Các biện pháp mới này sẽ được thực hiện cùng quyết định giới hạn visa du học trong hai năm tới, với mục tiêu giảm khoảng 35% lượng sinh viên quốc tế trong năm 2024 xuống còn 364.000 người. Dự kiến, các biện pháp mới nói trên sẽ được thực hiện từ ngày 1/9 tới, trong đó cũng sẽ ngừng cả việc cấp giấy phép lao động sau tốt nghiệp cho các sinh viên quốc tế như hiện nay.
Tuy nhiên, các biện pháp quyết liệt mới của Chính phủ Canada sẽ không áp dụng đối với những trường hợp đang ở nước này và muốn gia hạn giấy phép du học. Việc giới hạn thị thực du học sẽ chỉ áp dụng đối với sinh viên cao đẳng và đại học, không áp dụng với các trường hợp học thạc sĩ và tiến sĩ hoặc bậc học phổ thông.
Video đang HOT
Trước đó, Canada từng tăng gấp đôi tiền bảo lãnh đối với mỗi sinh viên quốc tế du học tại Canada từ 10.000 CAD (hơn 7.400 USD) lên hơn 20.000 CAD, với mong muốn các sinh viên nước ngoài sẽ được đảm bảo phần nào cuộc sống sinh hoạt đang ngày càng trở nên đắt đỏ tại quốc gia này.
Theo Bộ trưởng Bộ Nhập cư, Tị nạn và Quốc tịch Canada Marc Miller, việc áp dụng các biện pháp hạn chế thị thực du học là nhằm loại bỏ các cơ sở giáo dục không đủ tiêu chuẩn đang lợi dụng chương trình sinh viên quốc tế để tăng lượng sinh viên tiếp nhận và thu học phí cao trong khi nguồn lực về hạ tầng lại hạn chế. Ước tính, Ontario và British Columbia sẽ bị tác động nhiều nhất bởi những quy định mới vì phần lớn sinh viên quốc tế đều đang tập trung tại các cơ sở giáo dục ở hai tỉnh bang này, với tỷ lệ lần lượt là 50% và 20%.
Chương trình sinh viên quốc tế đang phát triển nhanh chóng và trở thành tâm điểm chú ý trong bối cảnh xuất hiện chiến dịch tuyển dụng rầm rộ của các chương trình du học sau trung học phổ thông. Ngày càng nhiều người nhập cư coi việc học tập tại Canada là con đường để kiếm việc làm và quy chế thường trú nhân. Điều này đã tạo ra cuộc khủng hoảng về nhà ở và chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ do Canada chưa chuẩn bị kịp nguồn lực về hạ tầng cũng như tài chính để tiếp nhận số lượng người nhập cư tăng đột biến trong thời gian gần đây.
Năm 2023, dân số Canada đã tăng 1,25 triệu người, tương đương 3,2%, một tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ cuối những năm 1950, trong đó phần lớn là từ những người tạm trú như sinh viên và nhân công lao động thời vụ.
Riêng lượng sinh viên quốc tế vào năm 2023 đã tăng lên gần 1 triệu người so với con số chỉ vào khoảng gần 300.000 của năm 2013.
Canada được coi là quốc gia phụ thuộc vào người nhập cư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số già hóa. Tuy nhiên, việc nhập cư tăng quá nhanh đã dẫn tới cuộc khủng hoảng nhà ở và chi phí sinh hoạt, trong đó phần lớn là do lao động nhập cư tạm thời và sinh viên quốc tế. Hiện Canada vẫn là một điểm đến phổ biến của sinh viên quốc tế do việc xin giấy phép lao động dễ dàng.
Canada tăng gấp đôi yêu cầu chứng minh tài chính đối với sinh viên quốc tế
Ngày 7/12, Chính phủ Canada thông báo kể từ ngày 1/1/2024, nước này sẽ tăng hơn gấp đôi yêu cầu chi phí sinh hoạt đối với sinh viên quốc tế.
Bộ trưởng Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada Marc Miller. Ảnh: THE CANADIAN PRESS/Adrian Wyld
Trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada Marc Miller cho biết người nộp đơn xin du học tại Canada sẽ cần chứng minh tài chính có 20.635 CAD (15.181 USD) bên cạnh học phí và chi phí đi lại trong năm đầu tiên.
Theo Bộ trưởng Miller, yêu cầu chi phí sinh hoạt này sẽ được điều chỉnh hằng năm khi Cơ quan Thống kê Canada cập nhật ngưỡng thu nhập thấp (LICO). LICO ở Canada được quy định là mức thu nhập tối thiểu cần thiết để đảm bảo rằng một cá nhân không phải chi nhiều hơn thu nhập trung bình cho các nhu cầu thiết yếu.
Ông Miller cho biết thêm Canada có trách nhiệm bảo đảm rằng các sinh viên quốc tế được hỗ trợ khi đến quốc gia Bắc Mỹ này. Dự kiến, trước học kỳ đầu tiên của năm học tới vào tháng 9/2024, các biện pháp như hạn chế thị thực cũng sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các cơ sở giáo dục sẽ cung cấp sự hỗ trợ đầy đủ cho sinh viên.
Yêu cầu chi phí sinh hoạt đối với người xin đi du học tại Canada đã không thay đổi trong khoảng 2 thập niên qua với mức yêu cầu 10.000 CAD.
Mức yêu cầu tài chính này được cho là không theo kịp chi phí sinh hoạt gia tăng hiện nay ở Canada.
Theo thống kê, mỗi năm sinh viên quốc tế đóng góp khoảng 22 tỷ CAD và hỗ trợ 200.000 việc làm cho nền kinh tế Canada. Số lượng sinh viên quốc tế được cấp giấy phép du học tại nước này đã tăng gấp 3 lần trong vòng một thập kỷ qua, từ hơn 300.000 người vào năm 2013 lên gần 1 triệu người trong năm nay. Năm 2020, Canada thất thu khoảng 7 tỷ CAD do lượng sinh viên nước ngoài sụt giảm vì đại dịch COVID-19.
Canada nỗ lực tiếp cận các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi bệnh đậu mùa khỉ Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ, nhưng theo Cơ quan Y tế Công cộng của Canada, căn bệnh này chủ yếu lây truyền ở những người đàn ông được báo cáo có tiếp xúc thân mật với nam giới. Bàn tay của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Chính phủ...