Canada sắp cấm người nước ngoài mua nhà trong hai năm
Canada sẽ cấm hầu hết người nước ngoài mua nhà trong hai năm, đồng thời chi hàng tỷ USD để thúc đẩy hoạt động xây dựng trong nỗ lực hạ nhiệt thị trường bất động sản đang “ nóng từng ngày” tại quốc gia này.
Các tòa nhà chung cư bên cảng Coal ở Vancouver. Ảnh: Bloomberg
Dẫn một nguồn tin nắm rõ vấn đề, trang mạng Bloomberg đưa tin các biện pháp trên sẽ được đưa vào đề xuất ngân sách của Bộ trưởng Tài chính Chrystia Freeland ngày 7/4.
Động thái này là dấu hiệu cho thấy chính quyền của Thủ tướng Canada Justin Trudeau đang trở nên quyết đoán hơn trong việc quản lý một trong những thị trường nhà ở đắt đỏ nhất thế giới trong bối cảnh lạm phát và giá nhà tăng.
Cụ thể, giá nhà tại Canada đã tăng hơn 50% trong hai năm qua. Thị trường đã chứng kiến tốc độ tăng đạt kỷ lục hồi tháng 2, khi nhu cầu đột ngột tăng cao trước khi Ngân hàng Canada thông báo tăng lãi suất. Vào thời điểm đó, giá chuẩn một ngôi nhà tại Canada đã tăng vọt lên 693.000 USD.
Video đang HOT
Nguồn tin cũng cho biết lệnh cấm đối với người nước ngoài không áp dụng cho sinh viên, người lao động ngoại quốc hoặc người nước ngoài được cấp thẻ thường trú tại Canada.
“Theo tôi, giá nhà cũng sẽ không giảm xuống nhưng ít nhất những biện pháp đó cũng làm hạ nhiệt thị trường cạnh tranh nhất trong lịch sử mua bán bất động sản Canada. Tôi không nghĩ một lệnh cấm 2 năm sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thực trạng thiếu nguồn cung”, Simeon Papailias, người sáng lập công ty đầu tư bất động sản REC Canada, cho hay.
Hàng tỷ USD trong ngân sách đề xuất của Bộ trưởng Freeland sẽ được phân bổ để xây dựng nhà ở giá cả phải chăng và giúp chính quyền địa phương nâng cấp hệ thống, cho phép xây dựng các bất động sản mới nhanh hơn.
Trong chiến dịch vận động tranh cử năm ngoái, đảng của Tổng thống Trudeau cũng đề xuất lệnh cấm “đấu thầu ẩn danh” đối với bất động sản. Đây là một hệ thống phổ biến trong đó các đề nghị mua bán một ngôi nhà sẽ được giữ bí mật.
“Đấu thầu ẩn danh” được cho là nguyên nhân đẩy giá nhà tăng cao. Một số bất động sản đôi khi được bán với giá hàng trăm nghìn USD cao hơn so với giá chào bán. Nhiều người cho rằng “đấu thầu ẩn danh” buộc những người mua tiềm năng phải trả giá nhiều nhất có thể.
Để giải quyết vấn đề trên, Hiệp hội Bất động sản Canada ngày 6/4 đã thông báo một dự án thử nghiệm mới. Cơ quan này đã giới thiệu một trang website mới có tên gọi Realtor.ca. Website này hiển thị các mức giá được đưa ra theo thời gian thực đối với những tài sản được liệt kê.
Theo ông Michael Bourque – Giám đốc điều hành của tổ chức, dự án đi vào hoạt động mùa hè này sẽ giúp tạo được sự tin tưởng giữa người mua và người bán bất động sản tại Canada.
Canada công bố chuẩn hóa chứng nhận tiêm chủng cho hoạt động đi lại quốc tế
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 21/10 cho biết, các chương trình hỗ trợ thu nhập được áp dụng trong đại dịch COVID-19 - dự kiến hết hạn theo lịch trình vào ngày 23/10 - sẽ được thay thế bằng giải pháp tiếp cận "có mục tiêu" hơn cho đến đầu tháng 5/2022, với chi phí 7,4 tỷ CAD (5,98 tỷ USD).
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Toronto, Canada. Ảnh: GETTY IMAGES/TTXVN
Thời hạn 23/10 cũng áp dụng cho các chương trình cung cấp phúc lợi trực tiếp đến chủ sử dụng lao động để giúp bù đắp chi phí thuê nhân công và tiền thuê nhà. Đó là các chương trình Trợ cấp tiền thuê nhà khẩn cấp Canada (CERS) và Trợ cấp tiền lương khẩn cấp Canada (CEWS). Với chi phí ước tính hơn 111 tỷ CAD, CEWS cho đến nay là chương trình lớn nhất trong số các biện pháp hỗ trợ trực tiếp trị giá 289 tỷ CAD mà Ottawa công bố trong đại dịch.
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng Thủ tướng Justin Trudeau, bà Freeland tuyên bố: "Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp và thu nhập hiện hành sẽ kết thúc vào ngày 23/10 như đã thông báo trước đó. Chúng tôi đang chuyển từ sự hỗ trợ trên diện rộng (vốn phù hợp với lúc cao điểm của tình trạng đóng cửa nền kinh tế), sang các biện pháp có mục tiêu hơn, để đem sự trợ giúp đến những nơi cần thiết, đồng thời quản lý tài chính của chính phủ một cách thận trọng".
Cùng ngày, Chính phủ Canada cũng thông báo triển khai 2 chương trình mới, bao gồm hỗ trợ tiền lương và tiền thuê nhà dành cho ngành du lịch được gọi là Chương trình phục hồi ngành du lịch - dịch vụ - khách sạn - nhà hàng; và Chương trình phục hồi doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mục tiêu hỗ trợ của Chương trình phục hồi doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các chủ sử dụng lao động đang phải đối mặt với "những tổn thất sâu sắc và lâu dài" do COVID-19. Chương trình sẽ hỗ trợ tiền lương và tiền thuê nhà, với mức trợ cấp tối đa 50%, dành cho các doanh nghiệp bị sụt giảm 75% doanh thu. Hai chương trình này sẽ có hiệu lực đến ngày 7/5, với mức hỗ trợ giảm dần sau ngày 13/3.
Ottawa cũng công bố một chương trình gọi là Trợ cấp cho người lao động trong thời gian đóng cửa, cung cấp mức hỗ trợ thu nhập 300 CAD/tuần dành cho những lao động không thể làm việc do tình trạng phong tỏa tại địa phương.
Mark Agnew, Phó chủ tịch phụ trách mảng chính sách và quan hệ chính phủ tại Phòng Thương mại Canada nhận định, việc chính phủ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vẫn còn gặp hạn chế về năng lực, là phù hợp; và Ottawa đã đúng khi bắt đầu cắt giảm các chương trình vì chi phí leo thang.
Canada vượt Mỹ về tỷ lệ dân số tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 Canada đã vượt Mỹ về tỷ lệ người từ 12 tuổi trở lên được tiêm chủng đủ liều vaccine phòng COVID-19, khi so sánh dữ liệu từ Chính phủ Canada và thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC). Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer cho người dân tại Montreal, Canada ngày...