Canada nới lỏng phong tỏa, cho phép các cửa hàng mở cửa lại
Tại 13 tỉnh bang và vùng lãnh thổ Canada đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa với mức độ khác nhau và các cửa hàng tại đây đã bắt đầu được mở lại.
Quảng trường Yonge and Dundas ở Ontario, Canada. Ảnh Reuters.
Theo AFP thông tin, Canada nới lỏng phong tỏa, cho phép các cửa hàng mở cửa lại, tỉnh bang Ontario cũng cho phép các cửa hàng ở mặt tiền đường mở cửa trở lại, cùng với phòng phẫu thuật trong bệnh viện, công viên thú cưng và sân golf.
Tuy nhiên, Thủ hiến Doug Ford tuyên bố trường học ở Ontario sẽ tiếp tục đóng cửa cho đến tháng 9.
Ngoài ra, từ ngày 19/5, tỉnh bang British Columbia cho phép nhà hàng, quán rượu mở cửa trở lại. Còn tỉnh bang còn Saskatchewan bật đèn xanh cho trung tâm mua sắm, tiệm tóc và chợ nông sản.
Trước đó, ngày 8/5, chính quyền cho phép các trung tâm vật tư làm vườn và vườn ươm mở cửa trở lại trọn vẹn, và các cửa hàng vật tư làm/sửa nhà được mở cửa trở lại vào ngày 9/5.
Theo số liệu do cơ quan Thống kê Canada công bố, có 689,200 người Ontario mất việc làm trong tháng 4, ngoài số 403,000 người mất việc làm trong tháng 3.
Mặc dù không có lệnh cấm đối với các cuộc tụ tập đông người ở Canada nhưng các quan chức kêu gọi người dân cân nhắc về kế hoạch du lịch và tránh các du thuyền.
Ngoài ra, Tại một cuộc họp báo ở Ottawa, Thủ tướng Trudeau cho biết Cơ quan Y tế Canada đã “bật đèn xanh” cho Trung tâm nghiên cứu vacccine thuộc Đại học Dalhousie bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vaccine này.
Nhà lãnh đạo Canada nêu rõ nếu thử nghiệm thành công quốc gia Bắc Mỹ này có thể tự sản xuất và phân phối vaccine phòng Ccovid-19 trong nước. Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh: “Nghiên cứu và phát triển đòi hỏi thời gian, nhưng đây là thông tin đáng khích lệ”.
Thủ tướng Trudeau cho biết Hội đồng Nghiên cứu quốc gia Canada sẽ phối hợp với các nhà sản xuất vaccine trong nước sẵn sàng sản xuất loại vaccine một khi thử nghiệm thành công.
Video đang HOT
Từ lễ hội carnival tới những ngôi mộ tập thể - Brazil thành "điểm nóng" mới nhất của dịch Covid-19
Với số ca tử vong lớn thứ 6 thế giới, Brazil đang nổi lên như một điểm nóng về dịch Covid-19.
Nhưng trong lúc nhiều người lo ngại rằng nước này sẽ có hàng nghìn người chết vì virus corona mới, Tổng thống Brazil Jair Bolosnaro chưa bao giờ ra lệnh phong tỏa toàn quốc. Những hình ảnh dưới đây phản ánh 'vết trượt' của Brazil khiến họ trở thành một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch.
Trong khi nhiều quốc gia bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế khi số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh, Brazil nhanh chóng nổi lên như một điểm nóng mới của đại dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tâm dịch đang là châu Mỹ.
Brazil ngày 12-5 đã ghi nhận ngày chết chóc nhất với 881 trường hợp tử vong. Hiện quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận hơn 190.000 ca nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, con số thực tế có thể cao hơn 15 lần so với báo cáo
Brazil có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên hôm 16-3, nhưng rất khó biết chính xác số ca nhiễm thực tế cho đến hiện nay bởi nước này chỉ xét nghiệm những người phải vào bệnh viện.
Virus SARS-CoV-2 dường như đã xâm nhập vào nước này từ những người đi du lịch đến châu Âu và Mỹ trong các ngày lễ hồi đầu tháng 2-2020.
Tại thời điểm đại dịch đã lan ra 20 quốc gia hồi cuối tháng 2-2020, Brazil vẫn tiếp tục tổ chức lễ hội carnival hàng năm, với đông đảo người dân tham gia trong nhiều ngày.
Các ca lây nhiễm Covid-19 ban đầu được phát hiện ở các khu dân cư giàu có của các thành phố lớn. Nhưng chỉ vài tuần sau, virus đã xâm nhập vào khu vực nghèo nhất của Brazil - khu ổ chuột.
Với những ngôi nhà chật chội, những hộ đông người và ít không gian công cộng, việc thực hiện giãn cách xã hội thực sự khó khăn ở nhiều khu ổ chuột của Brazil. Bên cạnh đó là vấn đề nhận thức. Nhiều người nghèo nghĩ đó chỉ là bệnh nhà giàu, sẽ không ảnh hưởng đến họ
Đầu tháng 4-2020, các quan chức y tế Brazil đã xác nhận rằng Covid-19 thậm chí đã lan đến bộ lạc Yanomami ở vùng xa xôi hẻo lánh ở Amazon. Bộ lạc Yanomami được coi là bộ lạc sống biệt lập lớn nhất Nam Mỹ.
Hiện tại, các bệnh viện, nhà xác và nghĩa trang trên cả nước đã quá tải trong khi số ca nhiễm mới vẫn cứ gia tăng. Nhiều thành phố lớn đã phải thiết lập bệnh viện dã chiến tại nhà thi đấu thể thao để có thêm giường cho bệnh nhân
Trong khi đó, Tổng thống Jair Bolsonaro đã liên tục hạ thấp mối đe dọa của virus, gọi đó là "bệnh cúm nhỏ" và công khai bác bỏ các biện pháp kiểm dịch và cách ly xã hội.
Vào tháng 3-2020, ông Jair Bolsonaro đã gây phẫn nộ trên phương tiện truyền thông xã hội khi trả lời câu hỏi của phóng viên về số người chết tăng cao: "Vậy thì sao? Tôi xin lỗi. Bạn muốn tôi làm gì?".
Tổng thống Bolsonaro không có ý định phong tỏa toàn quốc, nhưng ở nhiều nơi, các thị trưởng thành phố và thống đốc bang đã từng bước đóng cửa trường học doanh nghiệp và hạn chế di chuyển.
Tuy nhiên, hầu hết lãnh đạo địa phương chưa áp đặt các lệnh ở nhà bắt buộc. Ông Davi Alcolumbre, Chủ tịch Thượng viện Brazil bày tỏ cần "sự lãnh đạo nghiêm túc, có trách nhiệm" trong những lúc như thế này
Ủng hộ quan điểm của Tổng thống, một số người đã tuần hành đề nghị dỡ bỏ hạn chế đi lại vốn được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch
Những cuộc tuần hành này đôi khi có sự tham gia của ông Bolsonaro, người đã ca ngợi họ là "những người yêu nước" vì đã bảo vệ các quyền tự do cá nhân
Nhưng Tổng thống Jair Bolsonaro cũng bị chỉ trích nặng nề. Chính đội ngũ nhân viên y tế gồm các y tá và bác sĩ đã tổ chức biểu tình, cho rằng nhiều đồng nghiệp của họ mất mạng vì không được bảo vệ bởi các chính sách đúng đắn
Với hơn 13.000 ca tử vong vì Covid-19 cho đến nay, Brazil hiện là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về số người chết được ghi nhận trong đại dịch.
Australia tiếp tục nới lỏng quy định giãn cách xã hội Các địa phương tại Australia đang từng bước nới lỏng các hạn chế tiếp xúc xã hội khi dịch Covid-19 tại nước này dần được kiểm soát. Từ ngày hôm nay (15/5), bang lớn nhất Australia là New South Wales cho phép mở cửa các nhà hàng, quán rượu và một số địa điểm giải trí theo lộ trình đưa nền kinh tế...