Canada nói ‘cứng rắn’ với Trung Quốc là vô ích
Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cho biết việc tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc là dễ dàng, song đó chỉ là cách nhìn một chiều và vô ích.
Quan hệ song phương Canada – Trung Quốc đóng băng từ tháng 12/2018 sau khi cảnh sát Canada bắt Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ. Bắc Kinh sau đó bắt và truy tố hai công dân Canada cũng như có nhiều động thái đáp trả đối với hàng hóa nhập khẩu nước này.
Chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau đang chịu áp lực từ phe đối lập về việc cấm tập đoàn Huawei cung cấp thiết bị cho mạng viễn thông 5G ở nước này và ngăn chặn cái mà họ gọi là “sự can thiệp của Trung Quốc vào công việc nội bộ của Canada”.
“Đối với những người thích cách nhìn một chiều này, tôi xin nói rằng: cứng rắn là điều rất dễ, nhưng chúng ta phải hành động một cách khôn ngoan”, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne nói hôm 23/11, nhấn mạnh tới sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và vai trò trung tâm của nước này trong chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne phát biểu ở Ottawa hôm 14/9. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Champagne cho biết thêm Canada không nên sa vào những luận điệu chỉ trích cứng rắn và vô trách nhiệm vốn không mang lại kết quả rõ ràng cho người dân và doanh nghiệp nước này.
Ngoại trưởng Canada khẳng định nước này sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh để gây áp lực lên Trung Quốc về việc giam công dân nước ngoài cũng như các vấn đề Hong Kong và Tân Cương.
Hồi tháng 7, Canada trở thành quốc gia đầu tiên đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi luật an ninh mới được thông qua ở đặc khu. Đầu tháng này, chính phủ Canada tiếp tục cam kết giúp người trẻ Hong Kong học tập và làm việc tại nước này dễ dàng hơn.
Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc được cho là “chạm đáy” sau khi Bắc Kinh truy tố tội gián điệp đối với nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor. Nhiều nước phương Tây cho rằng việc Trung Quốc bắt hai công dân Canada là nhằm trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay cáo buộc gián điệp chống lại hai công dân Canada không liên quan đến việc Canada bắt bà Mạnh. Bắc Kinh cũng nhiều lần tố Ottawa là “kẻ đồng lõa với Mỹ” nhằm nỗ lực hạ bệ tập đoàn công nghệ Huawei khi ra phán quyết bất lợi cho bà Mạnh.
Cảnh sát Canada kể lại ngày bắt Mạnh Vãn Chu
Winston Yep, sĩ quan cảnh sát Hoàng gia Canada, là người mang lệnh bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu tới sân bay Vancouver hai năm trước.
Yep, người đầu tiên ra tòa làm chứng trong vụ án dẫn độ Mạnh Vãn Chu, đã trình bày trước Tòa án Tối cao British Columbia hôm nay rằng ông nhận được yêu cầu "bắt lập tức" giám đốc tài chính tập đoàn Huawei từ phía Washington vào đầu tháng 12/2018, một ngày trước khi bà lên máy bay ở Hong Kong để tới Mexico và quá cảnh tại Vancouver, Canada.
"Chúng tôi bàn về việc lên máy bay để bắt nghi phạm, nhưng cho rằng đó không phải phương án hay vì sự an toàn của các sĩ quan và công chúng", Yep nói.
Mạnh Vãn Chu rời nhà riêng ở Vancouver để tới trình diện tại Tòa án Tối cao British Columbia, Canada, hôm 26/10. Ảnh: AFP.
Mạnh Vãn Chu bị bắt khi quá cảnh ở sân bay Vancouver hôm 1/12/2018. Bà bị cáo buộc nói dối ngân hàng HSBC về các giao dịch giữa Huawei với công ty Skycom của Iran, khiến ngân hàng này gặp rủi ro vì vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và Washington muốn Ottawa dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ.
Yep cho hay các giới chức Mỹ đã hướng dẫn cho các đồng nghiệp Canada thu giữ điện thoại và laptop của Mạnh Vãn Chu và đặt vào trong "túi Faraday", loại túi được thiết kế để chặn mọi đường truyền không dây nhằm ngăn chặn hành vi "xóa dữ liệu từ xa".
Yep nói ông "không biết quá nhiều" về Mạnh Vãn Chu hay Huawei trước khi bà tới Canada. Vì bà Mạnh là "một người có địa vị cao", cấp trên của Yep cũng có mặt ở sân bay khi bắt người để đảm bảo không xảy ra sai sót.
Đội ngũ luật sư của Mạnh Vãn Chu đã yêu cầu mở phiên điều trần trong tuần này, nhằm thuyết phục Thẩm phán Heather Holmes rằng cảnh sát và biên phòng Canada đã vi phạm quyền của Mạnh Vãn Chu khi thẩm vấn và khám xét thiết bị của bà trong ba tiếng, sau khi bà rời khỏi máy bay nhưng chưa có lệnh bắt.
Trong tuần tới, họ sẽ tranh luận rằng việc cảnh sát tịch thu và chuyển nội dung trong các thiết bị điện tử của bà Mạnh cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) là Vi phạm Hiến chương về Quyền và Tự do của Canada.
Theo hồ sơ tòa án, đội luật sư của Mạnh cáo buộc giới chức Canada và Mỹ đã "cùng âm mưu trì hoãn việc bắt Mạnh và cố thu thập thông tin để giúp cho các nhà chức trách Mỹ truy tố Mạnh về tội lừa đảo". Nếu họ chứng minh được cáo buộc này, quy trình dẫn độ Mạnh Vãn Chu sang Mỹ sẽ phải dừng lại.
Các luật sư của Bộ Tư pháp Canada đã phản bác rằng cảnh sát và Bộ Tư Pháp không vi phạm bất kỳ quyền lợi nào của Mạnh Vãn Chu, cũng như không cùng Mỹ âm mưu xâm phạm quyền của bà.
Các sĩ quan biên phòng Canada sẽ ra tòa làm chứng trong tuần này về những gì xảy ra ở sân bay Vancouver. Sau đó, luật sư của bà Mạnh dự kiến tranh luận tại phiên điều trần vào tháng 2 năm sau.
Nhóm luật sư này dự kiến phản biện rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cản trở bà Mạnh có một phiên xét xử công bằng khi tuyên bố ngay sau khi bà bị bắt rằng có thể đổi giám đốc tài chính Huawei lấy các nhượng bộ thương mại từ Trung Quốc. Vụ kiện dự kiến kết thúc vào tháng 4/2021.
Sỹ quan biên phòng Canada 'nghiên cứu' Wikipedia trước khi tra hỏi Mạnh Vãn Chu Diễn biến mới nhất vụ kiện nhằm bãi bỏ yêu cầu dẫn độ Mạnh Vãn Chu về Mỹ cho thấy, sỹ quan biên phòng đã nghiên cứu Wikipedia 10 phút trước khi đặt câu hỏi. Bà Mạnh Vãn Chu rời nhà đi dự phiên tòa ở Vancouver, British Columbia, Canada ngày 26/10. Ảnh: Reuters Phiên tòa xử lý vụ kiện nhằm bãi bỏ...