Canada muốn Iran trả lời vụ bắn nhầm máy bay
Canada muốn Iran trả lời nhiều câu hỏi vụ bắn nhầm máy bay Ukraine, cho rằng báo cáo của Tehran không lý giải được nguyên nhân tên lửa khai hỏa.
“Báo cáo sơ bộ chỉ cung cấp những thông tin giới hạn và có chọn lọc về thảm kịch này. Nó cho biết những gì đã xảy ra sau khi tên lửa đầu tiên bắn trúng máy bay nhưng không làm rõ điều gì diễn ra sau quả đạn thứ hai, đồng thời chỉ xác nhận những gì chúng tôi đã biết”, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne và Bộ trưởng Giao thông Marc Garneau hôm nay ra thông cáo cho biết.
Hai quan chức Canada kêu gọi Iran cung cấp câu trả lời cho những vấn đề quan trọng như vì sao tên lửa được phóng đi và tại sao không phận Iran vẫn mở vào thời điểm đó. “Đây là những câu hỏi mà đất nước và người dân Canada, quan trọng hơn là gia đình những nạn nhân vô tội, muốn có câu trả lời”, thông cáo có đoạn viết.
Hiện trường máy bay chở khách Ukraine bị Iran bắn nhầm hồi tháng 1. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran hôm 23/8 công bố báo cáo về nội dung bản ghi dữ liệu chuyến bay và thu âm buồng lái máy bay Ukraine bị Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran vô tình bắn rơi ngày 8/1.
“19 giây sau khi tên lửa đầu tiên bắn trúng máy bay, giọng nói của phi công trong buồng lái cho thấy các hành khách còn sống. 25 giây sau, tên lửa thứ hai bắn trúng phi cơ”, người đứng đầu cơ quan hàng không Iran Touraj Dehghani-Zanganeh cho biết.
Quan chức Iran cho rằng đây là lý do “không thu được dữ liệu trong hộp đen về tác động của quả đạn thứ hai”, đồng thời khẳng định tổ bay đã cố gắng kiểm soát máy bay đến giây phút cuối cùng. “Phân tích dữ liệu hộp đen không nên bị chính trị hóa”, ông Zanghaneh nói.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thừa nhận bắn nhầm chuyến bay PS752 của hãng Hàng không Quốc tế Ukraine ngày 8/1, ngay sau khi phi cơ cất cánh từ sân bay Imam Khomeini ở thủ đô Tehran. Iran thừa nhận đây là “sai lầm tai hại” dp IRGC khi đó trong tình trạng cảnh giác cao độ vì đối đầu với Mỹ.
Các quan chức Iran đã đàm phán với Ukraine, Canada và những quốc gia có công dân thiệt mạng về bồi thường cho gia đình nạn nhân và yêu cầu điều tra kỹ lưỡng về vụ tai nạn. Vòng đàm phán tiếp theo dự kiến diễn ra vào tháng 10.
Theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), hộp đen máy bay sẽ được phân tích tại quốc gia nơi tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, Ukraine, Canada và Mỹ đã nhiều lần gây sức ép, buộc Iran gửi hộp đen sang Pháp để phân tích.
Iran sẽ gửi hộp đen máy bay bị bắn nhầm tới Ukraine
Bộ trưởng phụ trách đường bộ Iran cho biết sẽ gửi hộp đen chiếc máy bay Ukraine chở 176 người bị bắn nhầm hồi tháng một cho nước này.
Hãng tin Tasnim hôm 17/6 dẫn lời Bộ trưởng Đường bộ và Phát triển đô thị Iran Mohammad Eslami cho biết quyết định gửi hộp đen chiếc máy bay Boeing 737-800 bị bắn nhầm tới Ukraine được thực hiện sau khi nước này cho biết họ đã đủ kỹ thuật để giải mã.
Eslami nói thêm có thể phía Mỹ đã cung cấp cho Ukraine phần mềm và tài liệu cần thiết để giải mã hộp đen chiếc máy bay mang số hiệu PS752, do công ty Boeing có trụ sở tại Mỹ sản xuất.
Quá trình giải mã hộp đen sẽ được phối hợp với Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO).
"Sự phối hợp cần thiết được thực hiện theo cách giải mã hộp đen tại Ukraine trước sự chứng kiến từ đại diện ICAO", Eslami nói. "Nếu lúc ấy điều kiện không phù hợp, quá trình giải mã sẽ được thực hiện cùng nhau ở Pháp".
Nhân viên an ninh và thành viên của hội trăng lưỡi liềm đỏ tại hiện trường vụ máy bay rơi ở Iran hôm 8/1. Ảnh: Reuters.
Máy bay Boeing 737-800 số hiệu PS752 của Hãng hàng không Quốc tế Ukraine (UIA) trúng tên lửa sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Imam Khomeini tại Tehran, Iran, sáng 8/1, khiến toàn bộ 176 người thiệt mạng. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) sau đó thừa nhận bắn nhầm máy bay do tưởng nó là tên lửa hành trình Mỹ.
Iran nhiều lần phát tín hiệu lẫn lộn về xử lý hộp đen, khi từng tuyên bố tự giải mã hoặc có thể gửi nó tới Cục Điều tra và Phân tích An toàn Hàng không Dân dụng Pháp (BEA).
Theo quy định của ICAO, hộp đen máy bay sẽ được phân tích tại quốc gia nơi tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, các quốc gia liên quan là Ukraine, Canada và Mỹ đã nhiều lần gây sức ép buộc Iran gửi các hộp đen sang Pháp để phân tích.
Ukraine tham gia với tư cách là quốc gia nơi máy bay đăng ký và vận hành. Mỹ, với vai trò là nước thiết kế và sản xuất máy bay, tham gia đại diện cho Boeing. Canada là nước có nhiều người thiệt mạng trên chuyến bay nhất, với 55 công dân và 30 thường trú nhân.
Nhiều hành khách còn sống sau khi máy bay Ukraine trúng tên lửa Dữ liệu hộp đen cho thấy tổ lái và nhiều hành khách trên chuyến bay PS752 còn sống sau khi phi cơ trúng tên lửa đầu tiên hồi tháng 1. Tổ chức Hàng không Dân dụng Iran hôm nay lần đầu công bố thông tin về nội dung bản ghi dữ liệu chuyến bay và thu âm buồng lái máy bay Ukraine bị...