Canada: Lao động di cư kêu gọi chính phủ hỗ trợ trong dịch COVID-19
Những lao động nước ngoài làm việc tạm thời, nhân viên chăm sóc y tế, sinh viên quốc tế và những người di trú không có giấy tờ cho rằng họ đã bị Chính phủ Canada bỏ lại phía sau.
Lao động nhập cư biểu tình tại tỉnh bang Ontario yêu cầu chính phủ Canada hỗ trợ họ vượt qua đại dịch COVID-19. (Nguồn: Toronto Star)
Tại nhiều thành phố trên khắp Canada, từ Montreal, Toronto, tới Vancouver, Halifax, hàng trăm người di cư và những người chưa có thẻ thường trú nhân tại Canada, trong đó nhiều người đang làm việc trên tuyến đầu của trận chiến với đại dịch COVID-19, đã xuống đường biểu tình trong ngày 4/7, kêu gọi chính phủ đảm bảo để họ được bảo vệ tốt hơn trong đại dịch.
Những lao động người nước ngoài làm việc tạm thời tại các trang trại, nhân viên chăm sóc y tế, sinh viên quốc tế, và những lao động di trú không có giấy tờ – những người làm việc trong đại dịch như những “lao động thiết yếu” – cho rằng họ đã bị Chính phủ Canada bỏ lại phía sau.
Nhiều lao động di cư bị đổ bệnh và không được điều trị y tế, và nhiều người không được hưởng mức tăng lương vốn được áp dụng với những lao động thiết yếu.
Video đang HOT
Trong khi đó, người di cư hay những lao động di trú không có giấy tờ và những người đang xin tị nạn, khi bị mất việc do đại dịch COVID-19, lại không đủ điều kiện nhận những gói hỗ trợ thu nhập khẩn cấp của chính phủ, khiến cuộc sống của họ càng gặp nhiều khó khăn.
Những khó khăn này đều bắt nguồn từ việc họ không có thẻ thường trú nhân tại Canada.
Tại Canada, luật lao động, dịch vụ xã hội, hệ thống chăm sóc y tế và giáo dục đều áp dụng mức tiếp cận khác nhau đối với người không có thẻ thường trú.
Syed Hussan, Giám đốc điều hành Migrant Workers Alliance for Change (một liên minh tập hợp các nhóm lao động di trú tại Canada) nhận định, đại dịch đã khiến những điểm bất công này thêm trầm trọng và đẩy lao động di cư vào thế rủi ro.
Các cuộc biểu tình trên diễn ra một tuần sau cái chết của ông Juan Lopez Chaparro (55 tuổi), cha của 4 đứa con, ca thứ ba trong nhóm lao động di cư làm việc tại các nông trang ở Canada bị tử vong do COVID-19.
Tính đến ngày 4/7, theo thống kê trên trang web của Chính phủ Canada, nước này đã có 105.317 ca dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 8.674 trường hợp tử vong./.
Canada cảnh báo công dân ở Hong Kong
Canada cảnh báo công dân ở Hong Kong rằng họ phải đối mặt nguy cơ "bị giam tùy tiện" sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh với đặc khu.
"Luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong có hiệu lực vào ngày 1/7/2020", chính phủ Canada cho biết trong một thông báo hôm nay. "Bạn có nguy cơ bị giam bất cứ lúc nào trên cơ sở luật an ninh này và có thể bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục", thông báo cho hay.
Thông báo được chính phủ Canada đưa ra sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc hôm qua thông qua luật an ninh Hong Kong. Luật dự kiến áp dụng hình phạt tối đa là tù chung thân, trái với thông tin chỉ quy định mức án tối đa 10 năm tù như trước đó và có hiệu lực từ hôm nay, ngày kỷ niệm 23 năm Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc.
Cảnh sát Hong Kong được triển khai tại trạm tàu điện ngầm Sha Tin trong thành phố, hôm 12/6. Ảnh: Reuters.
Luật an ninh Hong Kong làm dấy lên lo ngại về số phận chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao khi Anh trao trả đặc khu cho Trung Quốc năm 1997. Trong khi đó, Bắc Kinh khẳng định luật trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển.
Cảnh báo của Canada cho thấy mối lo ngại ngày càng gia tăng của một số chính phủ phương Tây sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh Hong Kong.
Quan hệ giữa Canada và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm, với việc cựu nhà ngoại giao Canada Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor bị giam, chỉ 9 ngày sau khi Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ. Thủ tướng Canada Trudeau tuần trước nói việc Trung Quốc bắt và truy tố hai công dân Canada với cáo buộc gián điệp là tùy tiện và vì mục đích chính trị.
Trung Quốc tới nay đã chặn hàng tỷ USD nông sản xuất khẩu của Canada, được coi như động thái trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu. Trudeau cho biết ông lấy làm tiếc về "quyết định chính trị của chính phủ Trung Quốc" tiếp tục gây áp lực với Canada.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay cáo buộc gián điệp chống lại hai công dân Canada không liên quan đến việc Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, đồng thời tuyên bố không có cái gọi là "giam giữ tùy tiện" ở Trung Quốc.
Hành động bắt Mạnh Vãn Chu của Canada đã gây rạn nứt ngoại giao chưa từng có với Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần tố Ottawa là "kẻ đồng lõa với Mỹ" nhằm nỗ lực hạ bệ tập đoàn công nghệ Huawei khi ra phán quyết bất lợi cho bà Mạnh.
Canada từ chối trao đổi Mạnh Vãn Chu Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Canada sẽ không chấp nhận thả Mạnh Vãn Chu để đổi lấy tự do cho hai công dân đang bị Trung Quốc bắt. Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 25/6 bác bỏ lời kêu gọi của một nhóm công dân Canada nổi tiếng, trong đó có cựu thẩm phán tòa án tối cao, để chấm dứt vụ...