Canada khởi động lại một phần của đường ống dẫn dầu Keystone
Công ty năng lượng TC Energy của Canada đã khởi động lại một phần của đường ống dẫn dầu Keystone, vốn đã ngừng hoạt động trong tuần trước sau sự cố tràn dầu thô ở bang Kansas (Mỹ).
Hệ thống đường ống dẫn dầu Keystone XL vận chuyển dầu mỏ của tỉnh bang Alberta (Canada) tới các cơ sở lọc dầu ở khu vực Midwest (Mỹ). Ảnh tư liệu: HBR/TTXVN
Cụ thể, TC Energy tối 14/12 đã nối lại dòng chảy của Bitum pha loãng, một loại dầu thô nặng từ tỉnh Alberta (Canada) đến bang Illinois (Mỹ), tuy nhiên đoạn ông phía Nam của đường ống này (kéo dài đến bang Texas và bao gồm các bang Washington, Kansas) vẫn chưa được nối lại hoạt động.
Theo công ty trên, phần đường ống được khôi phục sẽ hoạt động với “công suất yếu” và hiện TC Energy vẫn đang tiếp tục nỗ lực nhằm ứng phó cũng như thu hồi toàn bộ lượng dầu thô bị tràn ra bên ngoài.
Video đang HOT
Theo Cục Quản lý an toàn vật liệu nguy hiểm và đường ống dẫn nhiên liệu, cho đến nay, TC Energy đã thu hồi được 3.035 thùng dầu bị tràn ra do vụ rò rỉ đường ống Keystone. Khối lượng dầu tràn ra theo ước tính ban đầu là 14.000 thùng.
Trước đó, ngày 8/12, Công ty TC Energy đã thông báo tạm ngừng vận hành đường ống Keystone có công suất vận chuyển 622.000 thùng dầu thô mỗi ngày do sự cố rò rỉ dầu từ đường ống này vào một nhánh sông cách thành phố Steele thuộc bang Nebraska của Mỹ khoảng hơn 32 km về phía Nam.
Đường ống Keystone vận chuyển dầu thô của Canada từ tỉnh bang Alberta đến vùng Trung Tây và tới khu vực ven biển vùng Bờ Vịnh nước Mỹ. Đường ống này là một “mắt xích” then chốt trong mạng lưới xuất khẩu dầu thô của Canada. Hồi giữa tháng trước, TC Energy thông báo sẽ cắt giảm khối lượng vận chuyển qua đường ống trên do một số sự cố liên quan tới các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, song không nêu rõ thời gian hoặc khối lượng cắt giảm cụ thể.
Canada trước cơ hội lấp đầy khoảng trống nguồn cung khí đốt tạo ra từ xung đột Nga - Ukraine
Năm 2021, Nga cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU), nhưng xung đột Nga - Ukraine dẫn tới các biện pháp trừng phạt Nga của EU đã dẫn tới khoảng trống về nguồn cung khí đốt từ Nga, tạo ra cơ hội cho Canada.
Trong một phát biểu mới đây, Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn đa quốc gia Enbridge Inc., có trụ sở tại Canada, sở hữu hệ thống đường ống dẫn năng lượng dài nhất ở Bắc Mỹ, ông Al Monaco cho rằng, Canada đã từng bỏ lỡ cơ hội cung cấp khí đốt tự nhiên cho thế giới, khi nhu cầu về nhiên liệu bắt đầu tăng cao và cảnh báo Canada không nên lãng phí cơ hội thứ hai, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt và châu Âu đang vật lộn để thu hẹp khoảng trống về nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với khí đốt tự nhiên của Nga.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Nga đã cung cấp gần 40% tổng lượng tiêu thụ khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm ngoái. Ông Monaco bày tỏ lạc quan rằng Canada có thể giúp củng cố thị trường.
Cơ sở khai thác dầu thô Syncrude ở phía Bắc Fort McMurray, Alberta, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Enbridge Inc. đang "đặt cược" vào dự án Woodfibre LNG ở tỉnh British Columbia, với vốn đầu tư lên tới 1,5 tỷ USD cho 30% cổ phần. Khi hoàn thành, hệ thống kho cảng này sẽ xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Á.
Theo ông Monaco, lưu vực Tây Canada có nhiều lợi thế so với Gulf Coast (Mỹ) để xuất khẩu nhiên liệu, khi nắm giữ nguồn cung khí đốt tự nhiên rẻ hơn; thời gian vận chuyển LNG đến châu Á ngắn hơn từ 2 tuần đến 4 tuần; và năng lượng thủy điện dồi dào, sẽ làm giảm lượng khí thải tổng thể của Woodfibre. Ông gọi kho cảng này là "viên ngọc quý" trong hoạt động đầu tư của Enbridge.
Nhiều tổ chức môi trường đã chỉ trích cách các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thúc đẩy LNG như một nguồn năng lượng trong giai đoạn chuyển đổi thân thiện với khí hậu. Nhưng ông Monaco bày tỏ tin tưởng rằng các dự án năng lượng thông thường như Woodfibre sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai năng lượng của thế giới. Ông cho biết, trong khi Enbridge đã là một "người chơi" quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, cần có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để quản lý các rủi ro địa chính trị toàn cầu. Ông lưu ý rằng có thể giảm lượng khí thải từ năng lượng truyền thống bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ carbon hoặc các phương pháp khác. Ông dự báo khả năng xuất khẩu khí tự nhiên phát thải thấp của Canada có thể có tác động lớn đến lượng khí thải toàn cầu.
Chính phủ Canada đang có kế hoạch thực hiện giới hạn phát thải đối với ngành dầu khí thông qua một hệ thống định giá carbon mới, khiến ngành này lo ngại sẽ bị tính phí phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính cao hơn các ngành công nghiệp nặng khác. Theo chính phủ Canada, lĩnh vực dầu khí chiếm hơn 1/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính của Canada, nhưng cũng đóng góp tới 16% xuất khẩu và gần 6% GDP của Canada.
Đường ống dẫn dầu Druzhba đoạn đi qua Ukraine tạm ngừng hoạt động một phần Ngày 23/11, công ty điều hành đường ống dẫn dầu Transneft của Nga cho biết đường ống dẫn dầu Druzhba đoạn đi qua Ukraine đã ngừng hoạt động một phần. Hệ thống đường ống dẫn khí Druzhba của Nga. Ảnh: themoscowtimes.com/TTXVN Người phát ngôn Transneft, ông Igor Demin cho biết thêm hoạt động bơm dầu đến Hungary đã tạm dừng 3 ngày theo...