Canada hỗ trợ các nước đang phát triển sản xuất vaccine phòng COVID-19
Tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đang diễn ra ở Bali (Indonesia), Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 15/11 công bố các cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và sản xuất vaccine phòng COVID-19.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Canada dự kiến dành 750 triệu CAD (565 triệu USD) cho một tập đoàn của nhà nước để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á trong 3 năm, bắt đầu từ tháng 3/2023. Đây là thỏa thuận tài trợ lớn nhất mà đảng Tự do cầm quyền cam kết như một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sắp tới của Ottawa, và cũng là một phần của dự án G20 nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình có được các thành phố an toàn và bền vững hơn.
Thủ tướng Trudeau cũng cam kết dành 80 triệu CAD cho các hệ thống y tế toàn cầu, trong đó phần lớn đổ vào một dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm giúp các quốc gia ngăn chặn và ứng phó với đại dịch. Khoản tài trợ này sẽ hỗ trợ các dự án giúp các nước đang phát triển sản xuất vaccine mRNA phòng COVID-19 .
Tại Bali, Canada cũng đồng khởi động quan hệ đối tác với các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Bắc Âu để giúp Indonesia – một trong những nước phát thải nhiều nhất thế giới – tiến tới từ bỏ than đá.
Phát biểu tại Bali, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Canada, Perrin Beatty cho rằng Ottawa cần truyền đạt các ưu tiên thương mại của mình ở châu Á một cách toàn diện. Theo ông, doanh nghiệp Canada cần được giúp đỡ để tận dụng nhiều hiệp định thương mại mà Ottawa đã ký kết và hiện đang đàm phán. Ông nhấn mạnh Canada đang sở hữu cả 3 chữ F -food, fuel, fertilizer (thực phẩm, nhiên liệu, phân bón) – và điều cần thiết bây giờ là một chiến lược rõ ràng.
5 nước G20 nhất trí xây dựng trung tâm sản xuất vaccine
5 quốc gia thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) - gồm Indonesia, Argentina, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi - đã nhất trí hợp tác thành lập một trung tâm nghiên cứu và sản xuất vaccine nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Vaccine phòng COVID-19 và logo hãng sản xuất vaccine Valneva của Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 22/8, phát biểu tại cuộc họp báo về cuộc họp lần thứ 3 Nhóm công tác y tế (HWG) của G20, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin nhấn mạnh: "Để sẵn sàng ứng phó với đại dịch tiếp theo và các mối đe dọa y tế toàn cầu, mọi quốc gia cần tiếp cận và có năng lực phát triển vaccine, các liệu pháp và chẩn đoán (VTD)".
Chương trình hợp tác này nhằm mục đích thúc đẩy các trung tâm sản xuất trang thiết bị y tế cũng như phát triển một trung tâm nghiên cứu toàn cầu. Sáng kiến, trong đó tập trung vào việc xây dựng năng lực nghiên cứu và sản xuất y tế ở các nước có thu nhập trung bình, sẽ được triển khai với sự tham gia của tất cả các nước thành viên G20 và các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Budi cho biết chương trình hợp tác này bắt nguồn từ sự khác biệt về năng lực xử lý đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, nhiều nền tảng vaccine đã được phát triển như vaccine mRNA, vaccine vector virus, vaccine tiểu đơn vị protein, và vaccine bất hoạt. Do đó, cần chuyển giao công nghệ và kiến thức giữa các nước G20 nhằm cải thiện khả năng tiếp cận toàn cầu thông qua việc phát triển các trung tâm sản xuất dược phẩm.
Cũng tại họp báo, Bộ trưởng Budi cho hay cuộc họp HWG lần thứ 3 đã thảo luận về việc mở rộng các trung tâm sản xuất vaccine, thuốc và chẩn đoán toàn cầu ở các nước có thu nhập trung bình thấp, cũng như củng cố mạng lưới các nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng toàn cầu. Cuộc họp cũng tìm cách thúc đẩy việc tiếp cận vaccine một cách công bằng thông qua tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, cũng như tăng cường hợp tác giữa các chính phủ, khu vực công và khu vực tư nhân.
Bộ trưởng Budi cho biết thêm hoạt động sản xuất vaccine hiện đều nằm trong tay các công ty tư nhân, đồng thời khẳng định rằng thách thức mà diễn đàn G20 đang phải đối mặt là phát triển và triển khai các phương pháp chẩn đoán, liệu pháp chữa trị, các sản phẩm vaccine an toàn và hiệu quả cho cộng đồng quốc tế trong vòng tối đa 100 ngày.
Theo người đứng đầu ngành y tế Indonesia, khả năng trên chỉ có thể đạt được nếu tất cả các nước, dù là nước có thu nhập cao, trung bình hay thấp, có khả năng sản xuất hoặc tiếp cận bình đẳng với vaccine, cũng như các phương pháp điều trị và chẩn đoán. Cuối cùng, Bộ trưởng Budi tiết lộ rằng G20 đang chuẩn bị nền tảng "Sáng kiến toàn cầu về chia sẻ tất cả dữ liệu về bệnh cúm" (GISAID ) nhằm đẩy nhanh việc ứng phó và thu thập dữ liệu về các mầm bệnh có khả năng lây nhiễm cao.
Moderna sẽ thiết lập cơ sở sản xuất 100 triệu liều vaccine mRNA/năm tại Australia Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 15/8 công bố hoàn tất thỏa thuận hợp tác sản xuất vaccine mRNA giữa Chính phủ Australia, chính quyền bang Victoria và hãng dược phẩm Moderna, mở ra cơ hội mới cho ngành dược phẩm Australia, đồng thời đảm bảo nguồn cung vaccine cho các nhu cầu trong nước và khu vực. Trụ sở hãng dược Moderna...