Canada ghi nhận trường hợp đông máu đầu tiên sau tiêm vaccine của AstraZeneca
Ngày 13/4, Bộ Y tế Canada đã ghi nhận trường hợp đông máu đầu tiên sau khi được tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Y tế, người này đã được tiêm bằng vaccine sản xuất tại Viện Serum của Ấn Độ. Bệnh nhân đã về nhà và đang trong quá trình phục hồi.
Trước đó, Canada đã giới hạn việc sử dụng vaccine của AstraZeneca cho những người trên 55 tuổi do quan ngại về phản ứng hiếm gặp. Thông tin trên là thách thức mới nhất đối với công tác tiêm phòng tại Canada.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế Canada cũng xác nhận đang trong quá trình thảo luận với Johnson & Johnson về khả năng vaccine ngừa COVID-19 của hãng gây đông máu. Bộ đã yêu cầu Johnson & Johnson cung cấp thông tin về bất kỳ trường hợp nào bị đông máu sau tiêm. Cơ quan này cũng đang làm việc với Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ và các cơ quan quốc tế khác về vấn đề này.
Mặc dù Canada đã cấp phép sử dụng vaccine của Johnson & Johnson, song số vaccine đặt mua sẽ không được vận chuyển cho đến cuối tháng 4 này. Canada dự kiến sẽ nhập đủ vaccine để đến cuối tháng 6, mỗi người dân có thể tiêm phòng một mũi vaccine. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang vượt qua tiến độ tiêm phòng tại nước này.
Số ca nhiễm mới trong tuần trước đã tăng 33%, trong khi số ca nhiễm mới hàng ngày đang ở mức hơn 8.100 ca, tương đương mức đỉnh của làn sóng dịch bệnh thứ hai vào đầu năm nay. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cảnh báo các biến thể mới nguy hiểm hơn đang lây lan nhanh chóng và đe dọa những tiến bộ đã đạt được.
Video đang HOT
Theo trang thống kê worldometers.info, Canada có tổng cộng trên 1 triệu ca nhiễm và trên 23.000 ca tử vong do COVID-19.
* Trong khi đó, Australia thông báo sẽ cử Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan đến châu Âu vào ngày 15/4 trong bối cảnh nước này đã đặt mua hơn 3 triệu liều vaccine của AstraZeneca sản xuất tại Liên minh châu Âu (EU) nhưng chưa nhận được hàng.
Theo kế hoạch, Bộ trưởng Tehan sẽ có cuộc đối thoại với những người đồng cấp tại Đức, Pháp và EU nhằm thảo luận về công tác sản xuất và cơ chế giới hạn xuất khẩu của EU đối với vaccine của AstraZeneca.
Australia là một trong những quốc gia thành công trong việc khống chế dịch COVID-19. Kể từ khi dịch bùng phát, nước này ghi nhận gần 30.000 ca nhiễm. Tuy nhiên, Australia hiện đang bị chậm chân trong chiến dịch tiêm phòng. Tính đến ngày 11/4, Australia mới chỉ tiêm phòng cho gần 1,2 triệu người, dù đã cam kết đến cuối tháng 3 có thể tiêm phòng cho 4 triệu dân.
Chính phủ Australia cho rằng việc EU không giao số vaccine mà nước này đặt mua của AstraZeneca là nguyên nhân khiến chương trình tiêm phòng bị chậm, song chính quyền các bang lại chỉ ra rằng công tác phân phối vaccine đến các cơ sở y tế cũng góp phần gây ra tình trạng này.
Trước sức ép từ dư luận, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết ông sẽ triệu tập cuộc họp của nội các 2 lần một tuần với các lãnh đạo bang và vùng lãnh thổ cho đến khi giải quyết được vấn đề và đưa chương trình tiêm phòng trở lại đúng lộ trình.
Australia dự định tiêm phòng cho phần lớn dân số bằng vaccine của AstraZeneca, trong đó có hàng nhập khẩu từ châu Âu và sản xuất trong nước, trong khi đợi nguồn cung của Pfizer và Novavax. Chính phủ Australia mới đây đã thừa nhận có thể không đạt được mục tiêu tiêm chủng ngừa COVID-19 cho tất cả người dân vào tháng 10 tới do các chậm trễ trong việc nhập khẩu và những lo ngại mới về tác dụng phụ của vaccine.
* Tại Ireland, Bộ trưởng Y tế Stephen Donnelly cho biết nước này đang cân nhắc kéo dài thời gian tiêm phòng giữa hai liều vaccine của Pfizer/BioNTech lên hơn 4 tuần để duy trì tiến độ tiêm chủng, trong bối cảnh các loại vaccine khác như AstraZeneca và Johnson & Johnson đang bị hạn chế sử dụng do lo ngại về nguy cơ an toàn.
Tại Nga, Tổng thống Vladimir Putin xác nhận ông đã tiêm phòng mũi hai vaccine ngừa COVID-19. Phát biểu trên sóng truyền hình, ông Putin bày hy vọng mọi người sẽ cũng sẽ thực hiện điều tương tự để tự chăm sóc mình và người thân.
Ngày 23/3 vừa qua, Tổng thống Putin đã được tiêm mũi đầu vaccine ngừa COVID-19.
Điện Kremlin không nói rõ loại vaccine mà Tổng thống Nga được chủng ngừa, song khẳng định vaccine này nằm trong 3 loại vaccine do Nga phát triển gồm Sputnik V, EpiVacCorona và CoviVac. Trong cuộc phỏng vấn trên, ông Putin cho biết ông đã gặp tác dụng phụ nhẹ là đau cơ sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên song không bị sốt.
Thụy Điển nối lại tiêm chủng vaccine của AstraZeneca cho người ngoài 65 tuổi
Ngày 25/3, Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển thông báo sẽ nối lại việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) sau khoảng thời gian tạm dừng sử dụng chế phẩm này vì lo ngại về nguy cơ gây ra hiện tượng đông máu.
Tuy nhiên, việc tiêm chủng vaccine này mới chỉ áp dụng cho người trên 65 tuổi.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN
Phát biểu họp báo, nhà dịch tễ học hàng đầu của Thụy Điển Anders Tegnell, "kiến trúc sư" của chiến lược ứng phó với dịch COVID-19 của nước này, cho biết: "Vaccine của AstraZeneca là một loại vaccine rất hiệu quả và rất cần thiết để ngăn ngừa mắc COVID-19 ở những người cao tuổi, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi dịch bệnh đang ngày một lây lan".
Tuy nhiên, ông cho biết vaccine này chỉ được tiêm cho những người ngoài 65 tuổi, trong khi các báo cáo về biến chứng của chế phẩm này ở những người trẻ tuổi hơn đang được tiếp tục nghiên cứu. Hiện việc sử dụng vaccine của AstraZeneca cho những người thuộc nhóm này vẫn tạm dừng cho tới khi có thông tin về những nguy cơ thực sự.
Hồi đầu tuần này, Phần Lan và Iceland cũng đưa ra thông báo tương tự, trong khi Đan Mạch ngày 25/3 cho biết sẽ tiếp tục tạm dừng tiêm vaccine của AstraZeneca thêm 3 tuần nữa. Trong khi đó, Bộ Y tế Canada khẳng định ủng hộ việc sử dụng vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca song song với việc dán nhãn cung cấp thông tin về các triệu chứng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm.
Tính tới nay, Canada đã nhận 500.000 liều vaccine và dự kiến nhận thêm 1,5 triệu liều vào tháng 5 tới. Bộ Y tế Canada cho biết đã đánh giá những dữ liệu hiện có và xác định rằng vaccine của AstraZeneca không làm gia tăng nguy cơ đông máu.
Vaccine của AstraZeneca là một trong những vaccine phòng COVID-19 được công bố đầu tiên trên thế giới và là một trong những công cụ quan trọng trong tiến trình thúc đẩy tiêm chủng phòng bệnh trên toàn thế giới vì có giá thành phải chăng và có thể được bảo quản lâu dài ở nhiệt độ tủ lạnh. Mỹ đã đặt mua khoảng 300 triệu liều vaccine của hãng này. Mới đây, một số nước châu Âu từng tạm dừng sử dụng vaccine này do lo ngại những tác dụng phụ.
Tuy nhiên, ngày 18/3, Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đã khẳng định vaccine an toàn và nhìn chung không liên quan hiện tượng đông máu đồng thời cho rằng chỉ cần thêm thông tin cảnh báo về các nguy cơ trên nhãn mác của vaccine. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ủng hộ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca và kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng sau khi xem xét các báo cáo về hiện tượng đông máu ghi nhận ở một số trường hợp được tiêm vaccine.
Trong khi đó, ngày 25/3, Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học LB Nga thông báo Trung tâm Chumakov đã chính thức sản xuất loại vaccine ngừa COVID-19 thứ ba của Nga có tên CoviVac dù chế phẩm này vẫn trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, vaccine CoviVac được bào chế ở dạng dung dịch để tiêm bắp. Giá bán tối đa là 4,330 rúp (khoảng 57 USD) cho 10 ống. Vaccine này vừa được cấp phép vào tháng 2/2021 và dự kiến sẽ được sản xuất ít nhất 10 triệu liều vào cuối năm nay.
Theo kết quả thử nghiệm của Trung tâm Chumakov, mức độ kháng thể ở các tình nguyện viên sau khi tiêm CoviVac được đánh giá tốt. Trung tâm dự kiến sẽ nộp hồ sơ lên WHO vào mùa Thu năm nay.
CoviVac là vaccine ngừa COVID-19 thứ ba của Nga được cấp phép lưu hành và sẽ được chuyển đến các vùng lãnh thổ của Nga trong thời gian tới. Trước đó, Nga đã có hai loại vaccine được lưu hành là Sputnik-V và EpiVacCorona.
Australia, Canada trấn an về vaccine AstraZeneca Australia, Canada khẳng định vaccine AstraZeneca an toàn và sẽ tiếp tục được sử dụng, trong bối cảnh nhiều nước châu Âu ngừng tiêm vì lo nguy cơ đông máu. "Chúng tôi không có kế hoạch ngừng sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca và sẽ tiếp tục chương trình tiêm chủng loại vaccine này", Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg nói hôm...