Canada đối mặt với làn sóng nhiều bất ổn nhất từ trước tới nay
Quyết định thu hẹp quy mô thu thập và báo cáo về dữ liệu COVID-19 của chính quyền các tỉnh/vùng lãnh thổ Canada đang khiến quốc gia Bắc Mỹ này đối mặt với một tình trạng mà các chuyên gia gọi là làn sóng dịch bệnh nhiều bất ổn nhất từ trước tới nay.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại sân bay quốc tế ở Ontario, Canada, ngày 8/4/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, hiện hầu hết các địa phương ở Canada đã ngừng xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng. Nhiều nơi cũng đã giảm tần suất báo cáo công khai từ hàng ngày xuống hàng tuần. Chính quyền một số tỉnh như British Columbia, Alberta, Saskatchewan và Manitoba cho rằng sự thay đổi này hiện có giá trị hơn trong việc quan sát xu hướng, thay vì biến động hàng ngày.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia bày tỏ lo ngại khi công tác dự báo gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh các biện pháp y tế công cộng được dỡ bỏ và biến thể phụ BA.2 của Omicron đang làm bùng lên một đợt lây nhiễm mới. Giáo sư Sally Otto thuộc Đại học British Columbia cho biết “không thể đưa ra mô hình dự báo về số ca nhập viện sắp tới” do không biết có bao nhiêu người bị nhiễm trong làn sóng Omicron đầu tiên, cũng khả năng miễn dịch như thế nào.
Video đang HOT
Trong mùa Đông vừa qua, biến thể Omicron đã khiến số ca mắc COVID-19 ở Canada tăng cao chưa từng có và nhiều tỉnh ở nước này chỉ áp dụng xét nghiệm PCR cho nhóm người có nguy cơ cao nhất.
Peter Juni, Giám đốc khoa học của Ban tư vấn khoa học COVID-19 thuộc tỉnh Ontario, cho biết giám sát nước thải là một công cụ quan trọng giúp Ontario tìm hiểu về làn sóng Omicron. Phân tích nước thải từ các nhà máy xử lý cho thấy trong làn sóng BA.2 hiện nay, Ontario có tới 100.000 đến 120.000 ca mắc/ngày.
Trong khi đó, theo thống kê trên trang web của chính phủ Canada, quốc gia Bắc Mỹ này đã ghi nhận trên 3,6 triệu ca mắc COVID-19, trong đó hơn 38.300 người đã tử vong.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada thừa nhận 'cạn kiệt' kho vũ khí vì gửi cho Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Canada cho biết họ đã cạn kiệt kho vũ khí trong nỗ lực hỗ trợ cho Ukraine.
Hàng viện trợ cho Ukraine được đưa lên máy bay tại sân bay Pearson, Toronto, Canada. Ảnh: AP
Trang RT (Nga) ngày 19/3 cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Anita Anand thừa nhận rằng Canada đã cạn kiệt kho vũ khí của mình sau khi viện trợ cho Ukraine đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.
"Tôi tin rằng chúng tôi đã cạn kiệt hàng trong kho của mình... đến mức chúng tôi khó có thể cung cấp nhiều vũ khí hơn", bà Anand nói khi xuất hiện trực tiếp trên kênh CBC ngày 18/3 (theo giờ địa phương).
Nữ Bộ trưởng Canada nói thêm: "Có những vấn đề về năng lực, chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng tôi luôn đặt lên hàng đầu mục đích đảm bảo Các Lực lượng Vũ trang Canada có nguồn lực tốt".
Canada là một trong những quốc gia phương Tây đã cung cấp cho Kiev "viện trợ gây sát thương". Cho đến nay, họ đã hoặc đang gửi 4.500 bệ phóng tên lửa, 7.500 lựu đạn cầm tay, 100 bệ phóng chống tăng với 2.000 viên đạn, hai máy bay vận tải đa năng C-130J và nhiều bộ phụ kiện khác.
Nga đã đưa quân vào Ukraine vào ngày 24/2, với lý do bảo vệ hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk và Lugansk ở Donbass, mà Moskva đã công nhận độc lập, và thực hiện "phi quân sự hoá" Ukraine.
Hiện Nga đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Trong khi đó, Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ cáo buộc cho rằng Ukraine đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass bằng vũ lực.
Lạm phát tại Canada xác lập mức cao kỷ lục mới Trong tháng 2/2022, tỷ lệ lạm phát tại Canada đã xác lập mức cao kỷ lục mới khi người tiêu dùng đối mặt với đợt tăng giá dữ dội, gây thêm áp lực đối với Ngân hàng trung ương Canada (BoC) trong việc phải đẩy nhanh tiến trình thắt chặt chính sách tiền tệ. Người dân bơm xăng cho các phương tiện tại...