Canada, điểm nóng mới trong làn sóng trộm cắp ô tô toàn cầu
Các nhóm tội phạm có tổ chức đang sử dụng lợi nhuận từ việc bán lại xe bị đánh cắp để tài trợ cho các hoạt động buôn bán ma túy và buôn lậu vũ khí quốc tế.
Khi chiếc Honda CR-V của Metin Sozen bị đánh cắp ở Montreal (Canada) vào tháng 4, một cảnh sát đã đề nghị anh ta nên từ biệt chiếc xe của mình. Sozen, một họa sĩ minh họa sống ở Sleepy Hollow, New York (Mỹ) cho biết: “Cảnh sát nói với chúng tôi rằng chiếc xe của chúng tôi có thể đang trên đường tới châu Phi!”.
Interpol đã coi Canada là một trong những ‘quốc gia có nguồn cung cấp xe bị đánh cắp chính’ trên thế giới. Ảnh: Bloomberg
Xe của Sozen là một trong hàng nghìn chiếc bị đánh cắp ở Canada năm ngoái, nhiều chiếc được chất vào các container vận chuyển và buôn lậu từ Cảng Montreál đến các cảng xa xôi ở châu Phi và Trung Đông.
Các chuyên gia thực thi pháp luật cho rằng các hình phạt tương đối nhẹ và an ninh biên giới lỏng lẻo đang kết hợp với nhu cầu bùng nổ ở nước ngoài tạo điều kiện dễ dàng cho các băng nhóm tội phạm khai thác thị trường trộm cắp ô tô béo bở này.
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) đã coi Canada là một trong những “quốc gia có nguồn cung cấp xe bị đánh cắp chính” trên thế giới, cung cấp cho thị trường “chợ đen” toàn cầu và lợi nhuận của việc này trở thành “bầu sữa” cho các nhóm tội phạm có tổ chức quốc tế.
Theo thống kê của chính quyền Canada, khoảng 105.000 ô tô bị đánh cắp ở nước này vào năm 2022, tăng 27% so với năm 2021 và nhiều nhất trong 13 năm. Theo FBI, tại Mỹ, gần một triệu ô tô bị đánh cắp vào năm 2022, tăng 11% so với năm 2021.
Các quốc gia khác cũng ghi nhận mức tăng vào năm 2022, bao gồm Pháp với hơn 130.000 vụ trộm xe được báo cáo và Đức với hơn 25.000 vụ trộm ô tô.
Ở Canada, nơi tỷ lệ trộm ô tô trên mỗi người cao hơn ở châu Âu, trộm ô tô đã trở thành một vấn đề nhức nhối đến mức chính phủ liên bang Canada phải triệu tập một hội nghị quốc gia tại Ottawa vào tháng tới để giải quyết vấn đề.
Một thị trường béo bở
Ô tô đã trở thành một ngành kinh doanh béo bở cho các nhóm tội phạm trong những năm gần đây. Bryan Gast, phó chủ tịch dịch vụ điều tra tại Hiệp hội Équité có trụ sở tại Toronto, một nhóm chuyên theo dõi gian lận bảo hiểm, cho biết: “Sự thiếu hụt phụ tùng ô tô và chất bán dẫn trong đại dịch Covid-19 đã hạn chế việc sản xuất ô tô và làm tăng nhu cầu đối với các mẫu ô tô đời mới đang lưu hành trên đường”.
Nhu cầu về ô tô đã qua sử dụng ở các nước châu Phi đang tăng cao, được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng ở lục địa này. Theo Liên hợp Quốc, châu Phi là nơi tiêu thụ 40% số ô tô đã qua sử dụng trên thế giới. Các mẫu ô tô mới hơn như Honda CR-V được bán với mức chênh lệch đáng kể so với những gì chúng có thể bán được ở Canada.
Video đang HOT
Những mẫu ô tô đời mới nhưng đã qua sử dụng có thể bán với giá cao hơn ở các nước châu Phi như Nigeria so với ở Canada – Ảnh: AP
Một chiếc Honda CR-V Ex 2020 với biển số đến từ Milton, Ontario, một thành phố ngay ngoại ô Toronto, đang được rao bán trên thị trường trực tuyến Jiji.ng ở Nigeria với giá tương đương 27.000 USD. Ở Canada, mẫu xe tương tự được bán với giá 19.900 USD.
Gast, cựu thám tử cảnh sát, cho biết trong một số trường hợp, các nhóm tội phạm xuyên quốc gia sử dụng ô tô làm tiền tệ, sử dụng tiền thu được từ việc bán xe ở thị trường nước ngoài để tài trợ cho các hoạt động ma túy và vũ khí như một cách trốn tránh hệ thống ngân hàng Canada.
Kẻ trộm có thể dễ dàng đột nhập vào những chiếc xe mẫu mới hơn bằng cách sử dụng các thiết bị thu tín hiệu vô tuyến từ chìa khóa thông minh từ xa và sao chép mật mã của chúng hoặc bằng cách đột nhập vào một chiếc ô tô và chiếm quyền điều khiển phương tiện.
Michael Hunter, một đầu bếp đến từ Toronto, đầu tuần này đã ghi lại cảnh hai tên trộm đeo mặt nạ vào lúc 2 giờ sáng đang cố đột nhập vào chiếc xe bán tải Ford F-150 của anh. Một trong những tên trộm đứng cạnh chiếc xe, trong khi một tên khác đứng trên hiên nhà Hunter và vẫy chiếc ba lô quanh cửa sổ phía trước, có lẽ đang cố gắng thu tín hiệu từ chìa khóa điều khiển từ xa của chủ xe. Hunter cho biết anh đã đặt chìa khóa vào một chiếc hộp chặn tín hiệu và nỗ lực không thành công.
Hunter nói: “Tôi cảm thấy đang bị bọn trộm đưa vào tầm ngắm. Sau đó anh phát hiện ra rằng ba chiếc ô tô gần đây đã bị đánh cắp ở khu vực lân cận của anh.
Vì sao Canada hấp dẫn bọn đạo chích?
Scott Wade, nhà điều tra về tội phạm có tổ chức của Cảnh sát tỉnh Ontario, cho biết các nhóm tội phạm đằng sau hành vi trộm cắp ô tô bao gồm các băng nhóm mô tô ngoài vòng pháp luật, các tập đoàn mafia và các băng nhóm đường phố lợi dụng luật hình sự coi trộm ô tô là một tội phạm tài sản nhỏ với mức án nhẹ.
Theo Hiệp hội Equite – nạn trộm xe ở Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada, đã tăng 31% trong nửa đầu năm ngoái. Ảnh: Bloomberg
Theo dữ liệu của Équité, trộm ô tô ở Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada, đã tăng 31% trong nửa đầu năm ngoái, sau khi tăng gần 50% vào năm 2022. Wade cho biết: “Canada được coi là quốc gia có mức lợi nhuận cao, rủi ro thấp đối với những kẻ trộm xe”.
Thêm vào sự hấp dẫn của Canada đối với những kẻ buôn lậu: Những tên trộm tương đối dễ dàng đưa ô tô lên các con tàu để bán lại ở Ghana và Nigeria vì các sĩ quan biên phòng quá bận rộn nên không thể ngăn chặn chúng, Michael Rothe, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hiệp hội Cho thuê và Quản lý Tài chính Canada cho biết.
Khối lượng vận chuyển cao đồng nghĩa với việc cán bộ biên phòng không thể khám xét tất cả các container xuất khẩu. Ví dụ, Cảng Montreál, cảng lớn thứ hai ở Canada, đã phục vụ 2.000 tàu chở hàng và xử lý 759.000 container vận chuyển xuất khẩu vào năm ngoái. Trong khi đó, Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada (CBSA), cơ quan chịu trách nhiệm sàng lọc hàng hóa trên tàu, chỉ bắt được khoảng 1.800 phương tiện bị đánh cắp vào năm ngoái để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, một phần nhỏ trong số hàng trăm nghìn chiếc bị đánh cắp.
Ông Aaron McCrorie, phó chủ tịch phụ trách tình báo và thực thi pháp luật tại CBSA từ chối bình luận về việc thiếu nhân sự, nhưng cũng ngán ngẩm thừa nhận sự bất lực của cơ quan này trong nỗ lực ngăn chặn hoạt động xuất khẩu xe ăn trộm. “Chúng tôi có một đống cỏ khô và phải tìm kiếm những chiếc kim tiêm trong đó”, ông McCrorie nói.
Interpol trăm năm nhìn lại
Hiện nay, trong bối cảnh trật tự thế giới đang thay đổi và mâu thuẫn gay gắt giữa Mỹ và các nước đồng minh, một bên, và Nga với Trung Quốc, bên kia, tất cả các tổ chức quốc tế đều gặp khó khăn.
Và Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), tất nhiên, cũng không là ngoại lệ.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập của Interpol (1923-2023), xin trân trọng giới thiệu một số vấn đề mà tổ chức này đang phải đối mặt trong thời gian gần đây.
Một trăm năm vừa nhiều vừa ít
Trong nhiều lần trả lời phỏng vấn trước lễ kỷ niệm, Tổng thư ký Interpol Jrgen Stock nói về những khó khăn của Interpol. Ví dụ, trong một cuộc phỏng vấn của báo "Politico", Stock nói rằng nếu Interpol chưa có thì nó cũng phải được thành lập để đấu tranh chống lại nạn tội phạm xuyên quốc gia hiện nay. Ngoài tất cả những thách thức cũ đã được biết đến từ lâu, hiện nay chúng ta có thể bổ sung thêm, chẳng hạn như nạn ấu dâm tràn lan, tội phạm môi trường, nạn buôn người, và tất nhiên, chủ nghĩa khủng bố.
Tiền thân của Interpol, Ủy ban Cảnh sát hình sự quốc tế (ICPC), được thành lập ngày 7/9/1923 tại Vienna. Tuy nhiên, ý tưởng thành lập một tổ chức cảnh sát quốc tế đã ra đời trước đó 10 năm, tại Đại hội Cảnh sát hình sự quốc tế lần thứ nhất, được tổ chức vào tháng 4/1914 ở Monaco. Các quan chức thực thi pháp luật và luật sư từ 24 quốc gia đã đến Côted'Azur theo lời mời của Hoàng tử Albert I của Monaco để thảo luận về việc hợp tác khám phá tội phạm. Đại hội đã thành công rực rỡ, nhưng kế hoạch thành lập tổ chức cảnh sát toàn cầu đã phải hoãn lại do Thế chiến lần thứ nhất.
Cha đẻ của Interpol Johann Schober.
Ý tưởng này đã được hồi sinh bởi Cảnh sát trưởng Vienna và Thủ tướng Liên bang Áo Johann Schober, người đã tổ chức Đại hội Cảnh sát Hình sự quốc tế lần thứ 2 tại thủ đô của Áo. Ông được coi là cha đẻ của Interpol. Đại diện của 20 quốc gia đã đến Vienna và đồng ý thành lập ICPC. JohannSchober được bầu làm Chủ tịch Ủy ban điều hành và giữ chức vụ này cho đến khi qua đời vào năm 1932, còn Thư ký (từ năm 1932 -Tổng thư ký) là Oskar Dressler, người đứng đầu Cảnh sát Liên bang Áo, và giữ chức này đến năm 1946.
Sau khi Áo sáp nhập vào Đức năm 1938, hoạt động của Interpol thực sự bị tê liệt. Lúc bấy giờ, theo điều lệ, các chủ tịch của tổ chức này phải là người đứng đầu cảnh sát của quốc gia, nơi Interrpol đặt trụ sở chính, nên trong Thế chiến thứ hai, Interpol do các tướng SS Reinhard Heydrich, Arthur Nebe và Ernst Kaltenbrunner đứng đầu. Trụ sở chính của Interpol được đặt tại Berlin từ năm 1941. Interpol bắt đầu hồi sinh vào năm 1946, khi tổ chức này chuyển đến Paris. Cùng năm đó, số đầu tiên của Tạp chí "Cảnh sát Hình sự quốc tế", ấn phẩm chính thức của Interpol, được xuất bản. Lần di chuyển thứ ba và cuối cùng diễn ra vào năm 1989, khi tổ chức này đến Lyon, Pháp.
Thư ký đầu tiên của Interpol Oskar Dressler.
Năm 1947, lệnh truy nã đỏ đầu tiên xuất hiện. Theo thông tin trên trang web của Interpol, lệnh này được ban hành để truy tìm một người Nga đã giết một cảnh sát. Mặc dù lệnh truy nã đỏ không phải là lệnh bắt giữ, nhưng sau khi nhận được nó, các nhà chức trách có quyền bắt giữ nghi phạm theo luật pháp quốc gia của mình. Yêu cầu chính đối với lệnh truy nã đỏ là hoàn toàn bỏ qua yếu tố chính trị trong các vụ việc hình sự. Và Interpol khẳng định rằng họ thực hiện nghiêm túc quy định này.
Interpol, hình như, thích màu sắc sặc sỡ: thẻ vàng dùng để tìm kiếm người mất tích, thẻ đen dùng để nhận dạng những thi thể không xác định được danh tính, thẻ cam dùng để cảnh báo các mối đe dọa tiềm ẩn v.v...
Biểu tượng của Interpol gồm 4 hình ảnh chính: Trái đất, thanh kiếm, nhánh ô liu và cán cân, được thông qua vào năm 1950. Trái Đất để chỉ hoạt động trên toàn thế giới; nhánh ô liu đại diện cho hòa bình; thanh kiếm tượng trưng cho hoạt động của cảnh sát; cán cân biểu tượng cho công lý. Năm 1956, tại Đại hội đồng ở Vienna, Interpol đã thông qua Hiến pháp quy định các quy tắc và nguyên tắc hoạt động của tổ chức. Ở đó, nó mang tên hiện tại - Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế. Interpol là tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới. Nó bao gồm 195 quốc gia, nhiều hơn Liên hợp quốc hai quốc gia. Một trăm năm trước, Interpol gồm 20 quốc gia. Đến năm 1955, số lượng quốc gia đã tăng lên 50 và đến năm 1967, con số này đã tăng gấp đôi. Năm 1989, Interpol có 150 quốc gia. Thành viên mới nhất, thứ 195, Liên bang Micronesia, được kết nạp vào năm 2021. Sau vụ tấn công khủng bố ở New York vào tháng 9/2001, Interpol chuyển sang hoạt động 24/7, nghĩa là suốt ngày đêm và 7 ngày một tuần.
Tổng thư ký Interpol đương nhiệm Jrgen Stock.
Liên Xô tham gia Interpol ngày 27/9/1990 tại phiên họp của Đại hội đồng ở Ottawa. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga trở thành người kế nhiệm trong tổ chức cảnh sát. Văn phòng Interpol Quốc gia Nga (NCB) được thành lập năm 1991 và có trụ sở tại Moscow. Sự hợp tác của NCB Nga với các đồng nghiệp từ các quốc gia khác và Ban thư ký Interpol chỉ diễn ra trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm hình sự và như Bộ Nội vụ Liên bang Nga tuyên bố, không liên quan đến chính trị. Năm 2020, theo yêu cầu của Văn phòng Interpol Quốc gia Nga, với sự trợ giúp của Interpol, 132 tên tội phạm lẩn trốn các cơ quan thực thi pháp luật đã bị bắt giữ ở nước ngoài. Trong số đó, 74 tên đã bị dẫn độ về Nga. Nga trở thành địa điểm tổ chức một trong các phiên họp của Đại hội đồng Interpol: phiên họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Interpol được tổ chức tại St. Petersburg vào tháng 10/2008.
Vào tháng 8/2023, sau khi Duma Quốc gia cáo buộc Interpol "không thân thiện", Bộ Nội vụ Nga đã hạn chế hoạt động của Interpol trên lãnh thổ Nga.
Tài chính - vấn đề muôn thuở
Tổng thư ký JrgenStock cho biết: "Thách thức là rất lớn, đó là lý do tại sao tổ chức của chúng tôi lúc này cần thiết hơn bao giờ hết. Liệu có thể hình dung hiện nay không có Interpol không? Không, bất kỳ người bình thường nào cũng sẽ trả lời rằng nhân loại cần một tổ chức như vậy". Vấn đề lớn nhất, hoặc ít ra đó là ấn tượng rút ra từ bài trả lời phỏng vấn của Stock, là thiếu kinh phí. Khi được hỏi Interpol cần bao nhiêu tiền, Tổng thư ký trả lời rằng rất nhiều, chẳng hạn, chỉ riêng việc phát triển cơ sở dữ liệu mới và phân tích sinh trắc học sẽ tiêu tốn hàng chục triệu euro.
"Rất tiếc, tôi không thể nói rằng chúng tôi có đủ nguồn lực (tài chính) -Tổng thư ký Interpol phàn nàn - Hiện nay, tội phạm liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em trên Internet chiếm ưu thế. Tội phạm mạng và buôn bán ma túy phát triển mạnh mẽ. Đấu tranh với chúng đòi hỏi rất nhiều nguồn lực".
Chủ tịch Interpol đương nhiệm Ahmed Nasser al-Raisi.
"Các vụ tội phạm hiện nay, tăng nhanh hơn nhiều so với ngân sách" - ông Stock nói. Ngân sách của tổ chức cảnh sát năm 2022 là 195 triệu euro. Mô hình tài trợ tự nguyện là một trong những thách thức lớn nhất của Interpol. Trước năm 2014, khi Jrgen Stock tham gia Interpol và chấm dứt mô hình này, Interpol cũng được tài trợ bởi các công ty xuyên quốc gia như Philip Morris. "Quyết định chấm dứt kiểu tài trợ như vậy tuy khó khăn, nhưng cần thiết để duy trì sự độc lập" - ông Stock nói. Tất nhiên, Interpol cũng được các chính phủ tài trợ. Chẳng hạn, tháng 3/2017, Interpol đã nhận được 50 triệu euro từ Các tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) và 3 năm sau, Thiếu tướng Ahmed Nasser al-Raisi được bầu làm chủ tịch của tổ chức này. Một vụ bê bối nổ ra ngay trước cuộc bầu cử. Trước ngày chủ tịch mới nhậm chức, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc ông tham gia các cuộc tra tấn được cho là diễn ra vào năm 2018. Ngoại trưởng UAE kịch liệt bác bỏ những cáo buộc này và cho rằng chúng hoàn toàn vô căn cứ.
Tất nhiên, ông Jrgen Stock thường được đề nghị bình luận về những cáo buộc chống lại Chủ tịch Raisi. Nhưng ông luôn trả lời rằng cần chờ đợi kết quả của cuộc điều tra chính thức. Ông cũng thường xuyên nhấn mạnh rằng khoản tài trợ 50 triệu USD của UAE là hợp pháp và minh bạch, rằng Abu Dhabi cũng không đặt ra bất kỳ điều kiện nào về cách thức và mục đích chi tiêu số tiền này.
Nhiệm kỳ Tổng thư ký Interpol của Stock sẽ kết thúc vào cuối năm 2024. Rất có thể, ông sẽ được thay thế bởi Giám đốc điều hành của Interpol, Stephen Cavanagh. Nhân tiện xin nói, Cavanagh cho rằng tổ chức này giữ vững được uy tín của mình trong suốt một trăm năm qua là nhờ không thu hút sự chú ý của giới báo chí và hiếm khi xuất hiện trên trang nhất của các phương tiện truyền thông và các bản tin lớn.
"Chúng tôi tồn tại bất chấp mọi xung đột địa chính trị vì chúng tôi không gây áp lực đối với các thành viên của mình - ông giải thích - Chúng tôi không thể ra lệnh cho các nước thành viên Interpol điều tra hoặc không điều tra một số tội phạm nào đó"...
Ứng cử viên Tổng thư ký Interpol năm 2024 Stephen Cavanagh.
Ngày hợp tác cảnh sát quốc tế và trí tuệ nhân tạo
Cuối năm ngoái, danh sách các ngày lễ quốc tế đã được bổ sung thêm Ngày Hợp tác Cảnh sát quốc tế, được tổ chức vào ngày 7/9. Jrgen Stock không giấu giếm rằng cuộc chiến tranh ở Ukraine, tất nhiên, cản trở sự hợp tác của cảnh sát. "Hoạt động nghiệp vụ của chúng tôi vẫn tiếp tục - ông nói - Tất nhiên, các xung đột toàn cầu ảnh hưởng (tiêu cực) đến công việc của chúng tôi, nhưng nhìn chung, theo thống kê, hiện nay chúng tôi có nhiều số liệu về bọn tội phạm và nhiều thông tin hơn trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi so với trước đây".
Interpol không có lực lượng cảnh sát riêng, không có kho vũ khí và thậm chí không có trực thăng để truy đuổi tội phạm. Giống như một trăm năm trước, vũ khí chính của nó là tài nguyên thông tin. Đã qua lâu rồi cái thời thông tin và các kho tài liệu được lưu trữ trên phích giấy. Bây giờ mọi thứ đều ở dạng tập tin, với số lượng từ lâu đã vượt quá 100 triệu. Interpol hiện cũng có một tập tin số hóa gồm dấu vân tay và hồ sơ DNA của bọn tội phạm và những kẻ chưa xác định được danh tính đã để lại dấu vết tại hiện trường vụ án. Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế được trang bị hệ thống nhận dạng khuôn mặt và giọng nói và nhiều thứ khác v.v...
Interpol rất quan tâm tới tất cả các phát minh khoa học có thể được áp dụng trong cuộc chiến chống tội phạm. Đương nhiên, trí tuệ nhân tạo không nằm ngoài tầm ngắm. "Thiếu trí tuệ nhân tạo, lực lượng cảnh sát không thể làm gì - ông Jrgen Stock nói - Bọn tội phạm cũng đã sử dụng trí tuệ nhân tạo. Nghĩa là, chúng tôi cũng cần sử dụng nó"
Europol và Interpol phá vỡ mạng lưới buôn người di cư sang châu Âu Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol) và Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ngày 24/7 cho biết lực lượng thực thi pháp luật từ 5 nước đã phá vỡ một mạng lưới tội phạm liên lục địa đưa người di cư từ Cuba đến Liên minh châu Âu (EU), đồng thời bắt giữ 62 đối tượng. Trụ sở cảnh...