Canada – Ả Rập Saudi tranh chấp, Mỹ đứng cửa giữa
Bộ Ngoại giao Mỹ đã hối thúc Canada và Ả Rập Saudi sử dụng đường lối ngoại giao để giải quyết tranh chấp hiện nay sau khi nhấn mạnh không đứng về phe nào.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 7-8, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert tuyên bố: “Cả hai bên cần cùng nhau giải quyết vấn đề này bằng con đường ngoại giao. Chúng tôi không thể làm điều đó thay cho họ được, họ cần cùng nhau giải quyết”.
Trước đó, hôm 6-8, Bộ trưởng Ngoại giao Ả Rập Saudi Adel al-Jubeir lên tiếng chỉ trích lời kêu gọi từ phía Canada yêu cầu thả các nhà hoạt động hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một lần tiếp Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Nhà Trắng. Ảnh: AP
Tới ngày 7-8, Ả Rập Saudi triệu hồi đại sứ nước này ở Canada về nước, đóng băng hoạt động đầu tư và giao thương mới với Canada và trục xuất đại sứ Canada.
Theo bà Nauert, Mỹ đã trao đổi với quốc gia Ả Rập trên về nhân quyền và các vấn đề khác.
Trước tình hình đó, Canada đã dự định tìm kiếm sự giúp đỡ từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Anh trong khi nước Mỹ đồng minh của họ tuyên bố rõ ràng họ sẽ không can dự vào cuộc tranh chấp giữa Canada và Ả Rập Saudi.
Video đang HOT
Về phần mình, Anh lên tiếng kêu gọi 2 nước thể hiện sự kiềm chế.
Đáng nói là, Washington quả quyết cả Canada lẫn Ả Rập Saudi đều là những đồng minh thân cận.
Trả lời câu hỏi vì sao Washington không đứng về phía nước láng giềng ở phía Bắc trong cuộc tranh chấp mới nhất này, bà Nauert nhấn mạnh Mỹ đã thảo luận tình trạng căng thẳng với Ả Rập Saudi.
Thái độ trên của Mỹ đối với Canada cho thấy Washington đã bật đèn xanh cho Ả Rập Saudi tiếp tục cuộc tranh cãi với Canada – chuyên gia Roland Paris, cựu cố vấn của Thủ tướng Trudeau, nhận định.
Trong khi đó, một viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã không trả lời câu hỏi liệu Ả Rập Saudi có thông báo trước cho Mỹ biết về hành động chống lại Canada của nước này hay không.
Tranh cãi xảy ra sau khi Canada kêu gọi Ả Rập Saudi “thả ngay lập tức” các nhà hoạt động gần đây, bao gồm nữ luật sư Samar Badawai. Trong ảnh: Luật sư Badawai chụp ảnh cùng 2 đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton và Michelle Obama năm 2012. Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ
Cuộc tranh chấp giữa 2 nước có thể gây tổn hại cho mối quan hệ thương mại song phương khiêm tốn trị giá gần 4 tỉ USD/năm. Hàng hóa xuất khẩu của Canada sang Ả Rập Saudi trị giá tổng cộng khoảng 1,12 tỉ USD hồi năm 2017, chiếm 0,2% tổng giá trị xuất khẩu của Canada.
Ngoài ra, Canada xác nhận nước này không hề biết chuyện gì sẽ xảy ra với hợp đồng quốc phòng 1 tỉ USD bán xe bọc thép do Canada chế tạo sang Ả Rập Saudi.
Trong bối cảnh đó, các thương gia châu Âu cho biết cơ quan mua lúa mì chính của Ả Rập Saudi đã khẳng định với các nhà xuất khẩu ngũ cốc rằng sẽ không chấp nhận lúa mì và lúa mạch có nguồn gốc Canada nữa. Thêm vào đó, Ả Rập Saudi cũng đã ra lệnh cho 15.000 sinh viên nước này đang học tập ở Canada phải về nước.
Theo Hoài Vy
Người lao động
Ả Rập Saudi đe dọa Canada theo kiểu... khủng bố 11.9?
Một nhóm mạng xã hội Ả Rập Saudi mới đây đã đăng tải một bức hình cảnh báo chính phủ Canada lấy cảm hứng từ vụ khủng bố nổi tiếng thế giới.
Bức hình đầy tranh cãi của @Infographic_KSA. Ảnh: Twitter.
Theo RT đưa tin, tấm áp phích được thiết kế bởi @Infographic_KSA - một nhóm được quản lý bởi những người trẻ Ả Rập Saudi hứng thú với công nghệ, sự thật mạng xã hội dựa trên các con số và chứng cứ. Bức ảnh này chủ yếu được chia sẻ trên các mạng xã hội Twitter, Instagram và Telegram.
Hiện tại, không rõ thứ không muốn mà nhóm mạng xã hội nói trên muốn ám chỉ là gì. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng đã chỉ ra sự tương đồng của hình ảnh máy bay hướng về tòa tháp với vụ khủng bố ngày 11.9.2001 vào Tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới tại thành phố New York (Mỹ) khiến gần 3.000 người chết và hơn 6.000 người khác bị thương.Trên tấm áp phích là hình ảnh một chiếc máy bay của hãng Hàng không Canada bay về phía tòa tháp CN, ở trung tâm là thông điệp Đừng chõ mũi vào chuyện của người khác! Ngạn ngữ Ả Rập có câu: &'Kể nào can thiệp vào chuyện không phải của mình sẽ nhận được thứ mà mình không muốn'. Bên cạnh tiếng Anh, thông điệp trên tấm áp phích của @Infographic_KSA cũng được trình bày dưới nhiều thứ tiếng khác nhau.
Đặc biệt, khi mà cuộc xung đột ngoại giao giữa Canada và Ả Rập Saudi vì vấn đề nhân quyền đang là tâm điểm của sự chú ý, hình ảnh và thông điệp của tấm áp phích trên trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Một số phiên bản của tấm hình được đăng tải bởi @Infographic_KSA. Ảnh: Twitter.
Được biết, đối mặt với sự chỉ trích vì hình ảnh tương trưng vô cùng phản cảm, @Infographic_KSA đã gỡ tấm áp phích trên mạng xã hội Twitter và Istagram. Nhóm sau đó cũng đã đưa ra lời xin lỗi, giải thích rằng chiếc máy bay chỉ biểu trưng cho việc đại sứ Canada phải về nước chứ không có ý đồ đe dọa nào khác.
Để thay thế tấm áp phích nói trên, @Infographic_KSA đã đăng tải bức hình tương tự nhưng không có máy bay ở góc phải trên cùng. Tuy nhiên, động thái này cũng không qua mắt được các nhà chức trách Ả Rập Saudi khi chỉ vài giờ sau đó, Bộ Truyền thông nước này đã ra lệnh đóng cửa trang Twitter của @Infographic_KSA, đồng thời mở cuộc điều tra về vụ việc.
Theo Danviet
Mỹ - Nga đấu dầu mỏ Nga lo lắng việc gia hạn cắt giảm sản lượng giúp các nhà sản xuất dầu đá phiến Mỹ có thêm lợi thế từ giá dầu cao hơn. Cách đây khoảng một năm, một lãnh đạo ngành dầu mỏ Mỹ có mối liên hệ gần gũi với chính giới nói rằng ngành dầu đá phiến nước này sẽ thoát khỏi cảnh khó trong...