Cần xử lý triệt để nạn chèo kéo du khách tại Di tích Cố đô Hoa Lư
Nhiều du khách phản ánh, gần đây, một số người làm dịch vụ du lịch tại Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình thường chèo kéo khách du lịch.
Việc này không chỉ gây phiền hà cho du khách mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch địa phương.
Nhiều người làm dịch vụ chụp ảnh chờ đợi khách tham quan tại Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: TTXVN phát
Theo quan sát của phóng viên, từ sáng sớm, khoảng hơn 10 người (cả nam và nữ) khoác túi, đeo máy ảnh đứng trước cổng đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng tại Di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư. Mỗi khi thấy đoàn khách từ cổng bán vé của Di tích tiến vào, những người này chạy theo để chèo kéo du khách chụp ảnh. Những người làm dịch vụ này còn tự ý chụp ảnh, rửa ảnh, sau đó cầm ảnh chèo kéo, nài nỉ du khách trả tiền với giá từ 10.000 – 30.000 đồng/ảnh.
Tại đây, nhiều người làm dịch vụ xe ôm đứng ở các khu vực như trước cổng đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ vua Lê Đại Hành, cổng bán vé của Di tích… thường xuyên có hành vi chèo kéo khách, chở số người quá quy định, không đội mũ bảo hiểm, gây mất an toàn giao thông.
Video đang HOT
Theo nhiều người dân tại xã Trường Yên, việc chèo kéo, “đeo bám” du khách diễn ra từ nhiều năm nay, mặc dù đã có sự can thiệp, xử phạt từ phía chính quyền nhưng tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Ông Phạm Văn Thế, ở xã Trường Yên cho biết, Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư có đoạn đường dân sinh nằm ngay trong di tích nên việc những người hành nghề xe ôm chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh tại đoạn đường này gây nguy hiểm người dân và du khách khi đi bộ thăm quan khu di tích. Tình trạng này cần được chấn chỉnh để giữ gìn hình ảnh du lịch địa phương.
Bà Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư cho biết, Di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư là Di tích quốc gia đặc biệt, có giá trị cao về lịch sử – văn hóa. Tuy nhiên, hiện nay, tại di tích có những dịch vụ chồng chéo như dịch vụ xe ôm và chụp ảnh. Dưới góc độ quản lý, Trung tâm mong muốn các hoạt động này không triển khai ở 3 cổng thành trong khu vực của di tích, góp phần giữ gìn sự tôn nghiêm của di tích và hình ảnh du lịch địa phương.
Theo UBND xã Trường Yên, từ năm 2016, xã thành lập tổ tự quản gồm dịch vụ bán hàng và tổ ảnh. Tổ ảnh có khoảng hơn 30 thành viên sẽ đứng quay vòng tại các địa điểm thuộc Di tích để chụp ảnh cho du khách. Tổ bán hàng thời điểm đông nhất có trên 40 người làm dịch vụ bán hàng trong và ngoài di tích. Tổ xe ôm do Công an xã thành lập và quản lý. Hằng năm, UBND xã tổ chức quán triệt về quy chế hoạt động của các dịch vụ này. Các tổ thường xuyên họp giao ban triển khai nhiệm vụ, quy chế hoạt động. Từ khi thành lập đến nay, UBND xã duy trì kiểm tra hoạt động của các tổ dịch vụ; đã phối hợp với Ban quản lý, Công an xã lập biên bản, xử lý nhiều trường hợp có hành vi chèo kéo, thu tiền sai quy định. Trong năm 2022, UBND xã đã xử phạt 4 trường hợp để chấn chỉnh tình trạng chèo kéo du khách.
Ông Hoàng Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Yên cho biết, hiện nay, do thiếu nhân lực, xã gặp khó khăn trong việc sát sao, quản lý các tổ dịch vụ. Xã đã tham mưu cấp trên về việc xóa bỏ dịch vụ du lịch tại di tích. Thời gian tới, UBND xã đề nghị Trung tâm Bảo tồn di tích văn hóa Cố đô Hoa Lư điều động lực lượng bảo vệ của Trung tâm phối hợp với UBND xã phát hiện, kịp thời xử lý trường hợp vi phạm, không để xảy ra tình trạng chèo kéo, thu tiền trái phép.
Để xây dựng hình ảnh đẹp của du lịch Ninh Bình, cơ quan chức năng cần sớm có giải pháp xử lý triệt để thực trạng này. Đặc biệt cần sự phối hợp hiệu quả giữa ngành chức năng và các địa phương, người dân tham gia tích cực vào việc phản ánh, quản lý hoạt động du lịch, yêu cầu dịch vụ được niêm yết giá, bảo đảm chất lượng, tạo tâm lý an tâm, thoải mái cho du khách khi đến Ninh Bình.
Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng 18% trong tháng 9
Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 9/2022, Thủ đô Hà Nội ước đón khoảng 1,48 triệu lượt khách, giảm 15,5% so với tháng 8/2022.
Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế ước đón 184,4 nghìn lượt khách, tăng 18% so với tháng 8/2022. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 3,75 nghìn tỷ đồng, giảm 7% so với tháng 8/2022.
Khách quốc tế đi trải nghiệm khu phố cổ Hà Nội.
Dự kiến, trong 9 tháng của năm 2022, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 13,87 triệu lượt khách, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 766,4 nghìn lượt khách, khách du lịch nội địa ước đạt 13,1 triệu lượt khách. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 39,69 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 43,7% tăng 14,3% so với tháng 8-2022 và tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2021. Dự kiến, trong 9 tháng của năm 2022, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 34,1%, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có 27 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 35 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 9 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ thể thao đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.
Trong 9 tháng qua, thành phố công nhận thêm 3 điểm du lịch là: Di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), Di sản văn hóa thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội (quận Ba Đình), Điểm du lịch sinh thái Hoàng Long (huyện Thạch Thất). Tổng các khu, điểm du lịch đã được công nhận trên địa bàn thành phố đến nay là 24 khu, điểm.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Sở Du lịch Hà Nội từ nay đến cuối năm là tiếp tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn sử dụng Bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch, khu du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Cũng theo Sở Du lịch Hà Nội, tính đến tháng 9/2022 trên địa bàn Thành phố có 3.425 cơ sở lưu trú du lịch với 64.800 phòng; trong đó có 598 khách sạn, căn hộ đã được xếp hạng từ 1 - 5 sao với 25.057 phòng, chiếm 17% tổng số cơ sở lưu trú du lịch.
Theo Quy hoạch phát triển du lịch định hướng đến năm 2030, Hà Nội sẽ không phát triển cơ sở lưu trú quy mô dưới 10 phòng, mà ưu tiên phát triển các cơ sở lưu trú từ 3 sao trở lên và loại hình du lịch lưu trú ở nhà dân (homestay) tại cụm du lịch.
Để bảo đảm mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong năm 2025 và là ngành dịch vụ hiện đại, chuyên nghiệp, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch; nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ngành du lịch Thủ đô; tăng cường công tác phối hợp liên ngành...
Hỏa hoạn gây nhiều thiệt hại tại di tích quốc gia Đền Phụ Quốc Sáng 15/7 đã xảy ra vụ cháy tại Di tích quốc gia Đền Phụ Quốc, thôn Tam Tảo, xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tòa Hậu cung ngôi Đền Phụ Quốc sau khi bị cháy. Ảnh: TTXVN phát Cụ thể, vào hồi 9 giờ ngày 15/7, người dân phát hiện xảy ra vụ cháy Đền Phụ Quốc. Nhận được tin...