Cần xử lý thế nào khi đổ nhầm dầu Diesel vào xe chạy xăng?
Dù không thường xuyên xảy ra, nhưng việc đổ nhầm nhiên liệu có thể gây chết máy, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ ôtô.
Mới đây, một chủ xe Mitsubishi Xpander đã chia sẻ câu chuyện mình gặp phải lên mạng xã hội khi đổ nhầm dầu Diesel vào chiếc MPV chạy xăng. Sự cố hy hữu như vậy thường hiếm khi xảy ra nhưng nhiều trường hợp không kiểm tra kỹ có thể khiến các hành khách ngồi trên xe được một phen hú hồn.
Theo chia sẻ của anh Thanh, người đã gặp vô tình đổ nhầm nhiên liệu gần đây, anh “vào một trạm xăng ở ngã tư Lê Văn Sỹ và Trần Huy Liệu (TP HCM), do thấy nữ nhân viên cây xăng nhiều khách chờ quá nên tôi tự đổ và sơ ý nhầm sang dầu Diesel”.
Chiếc xe Mitsubishi Xpander chết máy do đổ nhầm nhiên liệu.
Sau khi tính tiền xong, “tôi lên xe đi được khoảng 2 km thì bỗng nhiên thấy xe khựng khựng rồi không nổ máy nữa”. Thời điểm này, anh Thanh chia sẻ mình đã thử đề và khởi động lại nhưng không được do “xe báo lỗi ắc-quy”.
Liên hệ với một garage quen biết, vị chủ xe này được khuyến cáo “không được đề máy lại, vì điều này rất nguy hiểm cho xe”, rồi để họ kéo xe về. Biện pháp xử lý của garage dành cho chiếc xe này là “xúc bình xăng và thay 4 bu-gi”. Kết quả, anh Thanh cho biết “xe thậm chí chạy còn sướng hơn trước kia”.
Trao đổi với Tiền Phong, kỹ sư Lê Văn Tạch cho biết: “Thực ra, nếu đổ nhầm dầu Diesel vào máy chạy xăng thường thì có tác hại là xe sẽ chết máy nhưng không có ảnh hưởng đáng kể đến động cơ”. Trong trường hợp của anh Thanh ở trên, xe vẫn chạy được một đoạn đường, được giải thích do “xăng còn lại trộn với dầu” nên giúp xe vận hành thêm một thời gian.
Video đang HOT
Cũng theo anh Tạch, việc xử lý trong trường hợp này vẫn là “súc rửa lại bình xăng và thay lọc xăng, và nếu cẩn thận hơn có thể súc rửa thêm kim phun”.
Trong khi đó, kỹ sư từng làm tại Toyota cho biết, nếu tài xế đổ theo chiều ngược lại, tức đổ xăng vào xe chạy dầu Diesel, sẽ gây nguy hại hơn rất nhiều, vì “nhiên liệu đã bị kích nổ quá sớm hơn thời điểm chuẩn nên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến động cơ”.
Một chiếc ôtô cần nhiên liệu để vận hành nhưng các tài xế cần phải đổ đúng loại xăng hoặc dầu Diesel để giúp xe chạy được ổn định và giữ được lâu dài, tránh tình trạng chết máy giữa đường gây nhiều phiền toái và nguy cơ tai nạn, hay nguy hiểm hơn còn có thể ảnh hưởng đến chính chiếc xe sau này.
Theo Tienphong
Kinh nghiệm đẩy nổ khi ô tô bị chết máy
Khi tham gia giao thông, có nhiều tình huống giao thông bất ngờ xảy ra do xe của bạn bị yếu hoặc ắc quy bị chết máy. Khi đó, hầu hết mọi người đều nghĩ đến phương án đẩy nổ máy.
Tuy nhiên cách làm này chỉ phù hợp với những mẫu xe số sàn đời cũ, không hỗ trợ lực lái và sử dụng bàn đạp ly hợp. Nếu bạn thực hiện điều trên bản số tự động, cách làm này hoàn toàn phản tác dụng, và có thể khiến bộ truyền động trên xe của bạn bị hỏng.
Khi rơi vào trường hợp này, đầu tiên, để có thể áp dụng biện pháp đẩy, bạn cần có người đẩy. Hãy tìm một người nào đo xung quanh để nhận được sự giúp đỡ.
Bước 1: Bật công tắc nổ máy. Tắt hết các thiết bị dùng điện trong xe như đèn, gạt mưa, điều hòa, radio...Hạ kính xe xuống để có thể trao đổi dễ dàng với người đẩy phía sau.
Bước 2: Đạp côn, đưa cần số từ N về vị trí số 2.
Bước 3: Thông báo tới người giúp phía sau bắt đầu đẩy xe. Hãy cố gắng đẩy cho tới khi thấy xe chạy ở tốc độ khoảng 10-20 km/h.
Bước 4: Nhả côn
Từ từ nhả chân côn đồng thời nhanh chóng đạp nhẹ chân ga, không nên đạp sâu. Lúc này, nếu may mắn, xe sẽ nổ máy.
Bước 5: Lái xe
Khi xe đã nổ máy, ga cao hơn một chút và lái xe một đoạn để động cơ hoạt động ổn định. Chú ý, ngay cả khi dừng xe lại lúc này cũng không nên tắt máy dừng động cơ, vẫn nên để động cơ nổ.
Lưu ý:
Biện pháp đẩy xe nổ máy không bao giờ được áp dụng cho xe số tự động, chỉ được sử dụng cho bản số sànly hợp. Với những mẫu xe hiện đại được trang bị những trang thiết bị phức tạp thì những nhà sản xuất không khuyên dùng.
Bạn không nên tự đẩy xe nổ máy. Nhiều người nghĩ rằng, khi bạn đang xuôi theo một con đường thoải, bạn sẽ thả trôi xe xuống để tạo đà, sau đó nhảy lên xe rồi đạp côn về số 2, tận dụng quán tính chuyển động của xe, nhả côn, mớm ga để xe chạy. Nhưng đây là cách làm vô cùng nguy hiểm. Điều đó có thể gây tai nạn cho chính bạn và những người xung quanh.
Cách giải quyết tốt nhất là bạn phải luôn có sẵn một cặp dây điện có thể chịu được dòng điện 30 - 50 Ampe. Nếu xe có hết điện, bạn có thể sử dụng dây nối điện này để dẫn điện từ ắc quy xe khác sang. Nếu không còn giải pháp nào nữa, tốt nhất, bạn nên nhờ sự giúp đỡ của người khác để đưa xe vào lề đường, đặt cảnh báo và cứu hộ.
Theo TTTĐ
Nguyên nhân khiến động cơ ô tô không tản được nhiệt Khi động cơ ô tô bị quá nhiệt thì sự phá hỏng động cơ xảy ra rất nhanh, thường chỉ trong vòng vài phút. Vì vậy các chủ xe nên nắm được các nguyên nhân và cách khắc phục để bảo vệ động cơ xe của bạn. Theo kỹ sư Lê Văn Tạch, có nhiều nguyên nhân khiến động cơ không tản được...