Cần xử lý nghiêm những kẻ kích động gây mất an ninh trật tự
Mặc dù không trực tiếp chứng kiến sự việc nhưng khi nghe người khác kể về việc “cảnh sát giao thông đánh trọng thương một thanh niên”, nhiều đối tượng quá khích đã kích động, lôi kéo hàng trăm người tụ tập gây mất ANTT. Đặc biệt trong số đó có một nhóm khoảng 5-6 đối tượng tự xưng là người nhà của “thanh niên bị đánh” trực tiếp giữ người và môtô tuần tra của Đội CSGT Phú Lâm (Phòng CSGT đường bộ CATP).
TẮC ĐƯỜNG VÌ SỰ HIẾU KÌ
Khoảng 14 giờ ngày 14-5-2011, khi chúng tôi đến khu vực xảy ra vụ việc trên đường Hồng Bàng (P16Q11) thì đã có hàng trăm người tham gia lưu thông và người dân hiếu kì đứng chật kín cả hai bên đường. Lực lượng CSGT, CS113 CATP nhận tin báo cũng kịp thời có mặt, phối hợp cùng dân quân, CA phường 16 điều phối giao thông, giữ gìn ANTT. Lúc này, trước nhà số 494 Hồng Bàng có một thanh niên mặt bị sưng tấy và chảy máu đang ngồi chễm chệ trên môtô đặc chủng của lực lượng CSGT. Thấy chúng tôi đến, một số người tự xưng là người nhà nạn nhân yêu cầu cho xem thẻ (mặc dù trước đó họ đã gọi yêu cầu phóng viên đến chụp ảnh, nắm sự việc – PV). Người thanh niên bị thương tên Phạm Trường Giang (SN 1993, HKTT Hậu Giang P11Q6). Theo Giang kể, trong lúc lưu thông trên đường Hồng Bàng với tốc độ khoảng 50km/h, bất ngờ bị một CSGT từ trong lề bước ra vung dùi cui đánh thẳng vào mặt khiến Giang xây xẩm phải bỏ chạy về nhà.
Phạm Trường Giang (người ngồi trên xe môtô)
Thấy con trai bị đánh, ông Phạm Đắc Lực (SN 1968) cùng nhiều người thân trong gia đình kéo ra đường Hồng Bàng tìm gặp tổ CSGT. Sau một hồi đôi co, gia đình ông Lực đã la lối, giữ xe môtô đặc chủng cùng hai chiến sĩ CSGT để yêu cầu nhà báo xuống làm cho ra lẽ. Dù đã được chúng tôi cùng một đồng nghiệp Báo Tuổi Trẻ khuyên gia đình nên để CA phường lập biên bản xử lý, không nên vì quá bức xúc mà vi phạm pháp luật nhưng do lúc này có nhiều đối tượng lạ mặt tham gia kích động, gia đình ông Lực nhất quyết không chịu về phường và Giang cũng không chịu đi bệnh viện. Phải hơn ba tiếng đồng hồ sau khi có sự động viên từ phía lãnh đạo CAQ11 và Ban chỉ huy Đội CSGT Phú Lâm, gia đình ông Lực mới đồng ý giải tán để vụ việc CAQ11 thụ lý.
CẦN XỬ LÝ NGHIÊM
Video đang HOT
Theo tường trình của tổ tuần tra CSGT, trước đó khoảng 12 giờ cùng ngày, trong lúc làm nhiệm vụ tại khu vực trên, đồng chí Hùng Nguyễn và Hùng Phạm phát hiện Giang điều khiển xe máy với tốc độ cao vi phạm Luật giao thông. Đồng chí Hùng Phạm bước ra đường dùng gậy ra hiệu lệnh dừng xe. Không những không chấp hành, Giang còn định lách xe sang một bên để bỏ chạy, theo quán tính, đồng chí Hùng Phạm giang tay cầm gậy chặn xe Giang lại nên vô tình trúng vào mặt Giang gây trầy xước, chảy máu vùng mặt. Trả lời với báo chí, đại diện lãnh đạo Đội CSGT Phú Lâm cho biết: “Nếu có cơ sở để khẳng định CSGT đánh người khi thi hành nhiệm vụ, BCH Đội sẽ xử lý, không bao che. Đối với trường hợp này, sẽ chờ kết quả điều tra của CAQ11. Tuy nhiên, xác định vết thương trên mặt Giang là do trúng gậy điều khiển của tổ tuần tra gây ra (dù vô tình) nên lãnh đạo đội thành thật xin lỗi và nhận khuyết điểm”.
Theo cán bộ điều tra CAQ11 cho biết, căn cứ trình bày của các bên có liên quan cùng thương tích ghi nhận được có thể thấy, việc CSGT vô tình làm trúng gậy vào mặt Giang là có, bởi nếu căn cứ theo lời khai của Giang (đang chạy với tốc độ 50km/h thì bị CSGT đánh thẳng gậy vào mặt) thì “thương tích của Giang còn nặng hơn rất nhiều và có thể Giang sẽ té xuống đường chứ không thể nào tiếp tục điều khiển xe chạy được về đến nhà để gọi gia đình ra!”. Điều khá bất ngờ là lời khai của nhiều người dân tụ tập tại khu vực xảy ra vụ việc. (trong đó có cả những người được gia đình Giang cho là nhân chứng), tất cả đều trả lời chỉ nghe người khác kể lại hoặc không tận mắt chứng kiến sự việc, chỉ thấy gia đình ông Lực kéo đến la lối nên “ăn theo”.
Việc CSGT có đánh Giang hay không sẽ do cơ quan điều tra CAQ11 xử lý. Nhưng qua vụ việc, hiện tượng “ăn theo” của một bộ phận thanh niên manh động cần được lên án. Mặc dù không nắm rõ sự việc ra sao nhưng cứ nghe người khác la lối, kích động là nhảy vào phụ họa, vi phạm pháp luật. Điều đó thật phản cảm bởi hàng ngày nhiều người dù trực tiếp chứng kiến những hình ảnh bất bình trên đường phố như: cướp giật, móc túi… nhưng cuối cùng lại im thin thít, ít ai dám đứng ra can thiệp hay giúp đỡ người bị nạn. Đây là vấn đề đáng cho chúng ta suy ngẫm!
Theo Công An TP
Vụ đánh người chỉ vì nhìn thấy ghét: Gia đình các hung thủ đánh em Tuyết đề nghị bãi nại
Trưa ngày 12-5, trong tâm trạng lo âu, bà Lê Thị Lợi mẹ của em Nguyễn Thị Tuyết, 19 tuổi, người bị nhóm thiếu nữ đánh chấn thương sọ não chỉ vì "nhìn thấy ghét" đã cho TTO biết: Gia đình của các đối tượng đánh em Tuyết đã yêu cầu bà làm bãi nại.
Vết thương trên đầu em Tuyết bị đánh đã được chữa trị sau 2 lần phẫu thuật - Ảnh: Quang Vinh
Yêu cầu bãi nại và không kiện ra tòa được gia đình các đối tượng hành hung em Tuyết đưa ra trong buổi làm việc với công an huyện Châu Thành ngày 11-5. Buổi làm việc có bà Lê Thị Loan là mẹ của Nguyễn Thị Thủy (thị trấn Ngã Sáu), người cầm chai thủy tinh đánh em Tuyết; và ông Nguyễn Văn Tuế là cha của Hà Kim Yến, xã Đông Thạnh huyện Châu Thành, người cầm mũ bảo hiểm đánh em Tuyết. Vụ đánh hội đồng em Tuyết chấn thương so não vào ngày 1-5 tại thị trấn Ngã Sáu (Châu Thành- Hậu Giang) nhưng 11 ngày sau bên đánh mới trực tiếp nói chuyện với gia đình Tuyết.
Theo bà Lợi, bà Loan đã yêu cầu bà "không nên kiện con bà ra tòa vì sợ ảnh hưởng đến danh tính con, sợ không gả con ra nước ngoài được". Bà Loan và ông Tuyết cũng đề nghị đưa cho bà Lợi 20 triệu đồng tiền bồi thường chi phí điều trị chữa trị bệnh cho Tuyết
Trước đề nghị của bà Loan, mẹ của nạn nhân Nguyễn Thị Tuyết đã nhận tiền 20 triệu đồng nhưng không đồng ý bãi nại mà đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật.
Bà Lợi bức xúc kể lại: "Tui nói với người ta, con tui đang cần tiền chữa trị, dù ít dù nhiều cũng được. Con mình bị đánh trọng thương phải vay trên 20 triệu đồng và nhà tui không biết chạy đâu ra tiền nữa để lo cho con. Người ta gây ra cớ sự như vậy mà còn ra điều kiện để chạy tội". Bà Lợi lo âu khi biết tin từ một chủ quán cà phê cho biết có nhóm thiếu nữ đầu nhuộm tóc đỏ ngồi uống cà phê còn dọa sẽ tiếp tục đánh Tuyết sau khi ra viện.
Chiều ngày 12-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại úy Lê Hiền Diệu, Đội phó đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội công an Châu Thành cho biết: Sau khi em Tuyết xuất viện ngày 12-5, công an Châu Thành sẽ tiến hành giám định tỷ lệ thương tật. Nếu dưới 11% thì gia đình em Tuyết có thể làm bãi nại không kiện ra tòa, còn nếu trên 11% thì phải xử lý theo pháp luật.
Đại úy Diệu cũng cho biết, qua điều tra ban đầu chỉ có Thủy và Yến cầm chai và nón bảo hiểm đánh em Tuyết. Số còn lại chỉ can ngăn chứ không tham gia đánh. Ngay từ khi có thông tin vụ việc, cơ quan cảnh sát điều tra đã vào cuộc để làm rõ.
Chiều cùng ngày tại bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, trước giờ xuất viện, em Nguyễn Thị Tuyết, một lần nữa cho biết có ít nhất 5 cô gái nhuộm tóc đỏ vàng tham gia đánh em. Vụ đánh hội đồng khiến em 2 lần bị ngất xỉu và phải nhập viện cấp cứu. Tuyết xòe bàn tay ra và nói: "Em không hề chỉ trỏ vào mặt ai và cũng không hề biết người đánh mình là ai?". Tuyết mong vụ việc được pháp luật xử nghiêm minh để trả công bằng lại cho em. Hiện dù đã được ra viện nhưng Tuyết vẫn còn chóng mặt, đau đầu và tâm trạng rất hoang mang.
Theo Tuổi Trẻ
Án mạng từ... cái chậu giặt Vào Trại giam Hồng Ca (tỉnh Yên Bái) mới được hơn 20 ngày nhưng "tiếng tăm" của cậu ta đã "nổi như cồn" không chỉ bởi cái mác phạm nhân trẻ nhất nơi đây mà còn vì sự liều lĩnh, manh động khi gây án. Bi kịch bắt đầu từ trò đùa con trẻ Chúng tôi gặp Nùng Văn Triều (SN 1995, trú...