Cần xử lý dứt điểm một trường hợp xây dựng sai phạm
Không thấy gia đình ông Dũng phá dỡ phần lấn chiếm, UBND phường cũng không giải quyết dứt điểm việc vi phạm nêu trên, ông Cường tiếp tục gửi đơn thư tố cáo, khiếu nại sai phạm trên.
Báo PL&XH nhận được phản ánh của ông Phạm Văn Cường, tố cáo vợ chồng ông Phan Văn Dũng – bà Nhanh ( trú tại số 27, hẻm 43/4 ngõ Quan Thổ 3, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội) xây dựng lấn chiếm sang phần diện tích của gia đình ông Cường. Vụ việc đã được UBND phường Hàng Bột xác nhận có sai phạm rõ ràng nhưng đến nay vẫn không được xử lý dứt điểm.
Tháng 7-2011, ông Cường phát hiện ngôi nhà liền kề số 27, hẻm 43/4, ngõ Quan Thổ 3, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội của ông Phan Văn Dũng đã xây dựng lấn chiếm sang phần đất riêng của gia đình ông Cường và phần đất chung của lối đi. Ông Cường đã gửi đơn tố cáo tới UBND phường Hàng Bột.
Ngày 15-12-2011, Thanh tra Xây dựng phường Hàng Bột mời gia đình ông Cường và gia đình ông Phan Văn Dũng đến UBND phường Hàng Bột họp giải quyết vụ việc. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Quang Sơn, Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bột ra kết luận về việc gia đình ông Phan Văn Dũng đã vi phạm lấn chiếm sang khoảng không của gia đình ông Cường và “yêu cầu hộ gia đình ông Dũng phải phá dỡ phần lấn chiếm sau 10 ngày kể từ sau ngày 22-12-2011.
Không thấy gia đình ông Dũng phá dỡ phần lấn chiếm, UBND phường cũng không giải quyết dứt điểm việc vi phạm nêu trên, ông Cường tiếp tục gửi đơn thư tố cáo, khiếu nại sai phạm trên.
Ngày 4-6-2012, UBND phường Hàng Bột mời gia đình ông Cường và gia đình ông Dũng tổ trưởng, tổ phó tổ 63 đại diện MTTQ của cụm 9 đại diện Ban công tác hòa giải cụm 9,…đến họp giải quyết đơn thư của gia đình ông Cường. Một lần nữa Thanh tra Xây dựng phường Hàng Bột tiếp tục khẳng định gia đình ông Phan Văn Dũng đã xây dựng lấn chiếm khoảng không sang phần diện tích của gia đình ông Cường và đề nghị gia đình ông Dũng tự phá dỡ trong vòng 10 ngày (từ ngày 4-6-2012 đến hết ngày 14-6-2012). Nếu gia đình ông Dũng không thực hiện, UBND phường Hàng Bột sẽ báo cáo sự việc lên UBND quận Đống Đa để xin ý kiến chỉ đạo cưỡng chế.
Một phần xây dựng lấn chiếm của gia đình ông Dũng – bà Nhanh Ảnh: Hương Giang
Video đang HOT
Ông Cường cho biết: Từ tháng 12-2011 cho đến nay, gia đình ông đã nhiều lần đến UBND phường gặp ông Sơn về vụ việc trên nhưng cũng chỉ nhận được câu trả lời miệng của ông Sơn là đã gửi công văn xin ý kiến chỉ đạo của UBND quận Đống Đa, gia đình cứ… chờ. Sai phạm rõ ràng như vậy sao chính quyền không xử lý, mà cứ để người dân phải dài cổ ngóng đợi.
Trước sai phạm của gia đình ông Dũng, một số hộ dân trong khu phố đồng loạt có ý kiến, đề nghị UBND phường Hàng Bột và các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc, giải quyết dứt điểm sự việc trên, trả lại công bằng cho gia đình ông Phạm Văn Cường và các hộ dân xung quanh. Bày tỏ quan điểm của mình về vụ việc trên, bà Trần Thị Gái, tổ trưởng tổ 63, cụm 9 cho biết: “Đề nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết việc lấn chiếm của gia đình ông Dũng theo đơn tố cáo của ông Phạm Văn Cường”. Cùng quan điểm với bà Gái, ông Vũ Thanh Sơn tổ phó tổ 63, cụm 9 cho hay: “Đề nghị cấp có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo của ông Cường, vì cấp phường giải quyết mãi chưa dứt điểm, sự việc này đã quá lâu rồi khiến người dân chúng tôi rất bức xúc”.
Hơn nửa năm, sau khi ông Dũng xây dựng lấn chiếm, mọi việc vẫn “dậm chân tại chỗ”. Người dân ở đây hoài nghi có phải vì gia đình ông Dũng – bà Nhanh là cán bộ của UBND quận Đống Đa – Cơ quan quản lý cấp phường nên UBND phường Hàng Bột không dám và đành làm ngơ trước sự việc này? Đã đến lúc UBND quận Đống Đa cần xử lý dứt điểm sai phạm nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.
Theo VNE
Dân xì xụp khấn "miếu vỉa hè" Văn Miếu: Chính quyền và CA nói gì?
Phản ánh những thông tin về việc tồn tại một "miếu vỉa hè" gây mất mĩ quan thành phố và thiếu trang trọng với chính "đối tượng" được thờ (dù chỉ là các nhân vật mơ hồ) đến UBND và Công an Phường Quốc Tử Giám, PV Infonet nhận được rất nhiều ánh nhìn lo lắng, bất an về chuyện tâm linh.
Miếu vỉa hè, nhếch nhác mỗi tối
"Chúng tôi cũng sợ "tâm linh"
Khi nói đến "miếu vỉa hè" tự phát ở góc tường Văn Miếu, một số người làm trong cơ quan công an và UBND cũng tỏ thái độ "lo lắng" bất an. Họ cũng rất muốn làm để đảm bảo mĩ quan thành phố, đảm bảo trật tự giao thông và an toàn xã hội. Nhưng sự việc theo họ là vô cùng khó giải quyết. Khó ở chỗ chuyện tâm linh của người dân, động vào rất dễ sinh chuyện không hay. Nhiều người trả lời thẳng: "Chúng tôi cũng sợ &'tâm linh'".
Ngày 12/07, trao đổi với phóng viên Infonet, Trung tá Mã Đức Tố, Trưởng Công an Phường Quốc Tử Giám cho biết: "Sự việc này đã tồn tại từ lâu, chúng tôi đã cố gắng hết sức để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn giao thông mĩ quan đô thị. Nhưng việc này quả là khó vì nó liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng của người dân"
Ông cũng cho hay, việc này đã có chỉ đạo xử lý của UBND Quận Đống Đa. Trước đây công an phường phối hợp với các ban ngành tạo hàng rào chắn vỉa hè để ngăn không cho người dân xâm nhập vào khu vực này để hành lễ nhưng họ vẫn lách vào được. Khi kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì hàng rào được gỡ bỏ, bây giờ vỉa hè rộng rãi hơn. Ngoài ra cũng có thời điểm cho người chốt chặn 24/24 để vận động khuyên giải người dân không nên cúng lễ ở đây.
Hiện tại phía công an cũng tích cực vận động nhân dân xung quanh không bán hàng mã tràn lan, không tụ tập, ký cam kết nhưng việc này cũng vẫn còn nhiều khó khăn vì những người bán vàng hương, lễ không chỉ có người dân phường Quốc Tử Giám mà còn có cả phường Cát Linh và các phường khác. Người đi lễ thì ở khắp nơi đến.
Ngoài ra, ông Tố cho biết thêm, thường khoảng 1,2 giờ đêm khi lực lượng rút, nhiều đôi trai gái, anh chị "tóc xanh tóc đỏ" đến đó tụ tập lễ bái, việc này khó kiểm soát. Ông cũng thừa nhận: "Nhìn từ góc độ văn hóa, văn minh đô thị thì cũng rất khó coi. Nhưng nó là vấn đề tín ngưỡng, chúng tôi cố gắng làm tốt nhưng khó triệt để ngay được. Nếu là những vấn đề khác mà ảnh hưởng đến trật tự đô thị, mĩ quan thành phố, chúng tôi sẽ làm kiên quyết ngay"
Chỉ có thể làm giảm, không thể triệt để vì đó là... "tín ngưỡng"?
PV tiếp tục sang UBND Phường Quốc Tử Giám, ông Lê Ngọc Tú- Chủ tịch UBND Phường cho biết: "Chúng tôi cũng rất muốn làm triệt để vấn đề này, đã giao cho Công an phường phụ trách giải quyết. Thực tế Công an phường đã mời nhiều người có mặt thường xuyên tại đây, những người bán vàng mã là dân của phường, vận động tuyên truyền cho họ, yêu cầu họ ký cam kết...Tuy chưa triệt để nhưng phải nói đã có phần nào đó giảm đi. Trước hiện tượng đốt vàng mã rất nhiều. Nhưng chúng tôi vận động yêu cầu người bán vàng mã chỉ bán cho họ ít thôi." Ông cũng kể: Trước họ đốt vàng mã nhiều lắm, có người đốt cả cái nhà to bằng cái bàn, lửa cháy đùng đùng rất to. Bây giờ đốt đã ít hơn nhiều. Nhiều người dân lễ họ cũng có ý thức, trước giờ lễ, họ quét dọn rất sạch sẽ mới mang bát hương đặt, giờ khác lại mang ra đặt.
Chủ tịch phường Quốc Tử Giám đang trao đổi với phóng viên Infonet
Kể về sự tích của Miếu hai cô, ông Tú cho biết có rất nhiều lý giải khác nhau vì đó là truyền miệng nhưng chủ yếu dân gian đồn đại nhau nói rằng có 2 cô gái bị tai nạn tàu điện chết ở đây. Sự việc xảy ra từ rất lâu, có ai đó đã tự lập miếu thờ tự phát nhưng khi quy hoạch Văn Miếu, bát hương đó đã được chuyển vào vị trí phía trong cách điểm thờ vỉa hè 20m. Tuy nhiên nhiều người vẫn nghĩ rằng cúng ở bên ngoài linh nghiệm hơn nên họ tự phát lập bát hương.
Xung quanh câu chuyện "miếu hai cô", một người trong UBND phường Quốc Tử Giám (xin giấu tên) kể cho phóng viên nghe về câu chuyện liên quan đến một ông Phó công an phường đã lâu lắm rồi. Hồi đó, ông này vừa chỉ đạo thu giữ bát hương ở đây, một thời gian sau ngẫu nhiên trên địa bàn phường xảy ra trọng án, ông Phó công an phường nọ bị mất chức... Thế nên nhiều người yếu bóng vía đâm ra có tâm lý lo sự "linh ứng" mà ngại ngần khi xử lý triệt để vụ việc...
Ngoài ra, ông Tú cho biết thêm, khu vực này chính Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị đã có ý kiến chỉ đạo với quận xử lý. Quận đã chỉ đạo cho phường làm nhưng việc này rất khó, muốn làm không làm được. Chúng tôi không thể dùng sức mạnh dẹp chuyện tín ngưỡng được, chỉ có thể tuyên truyền vận động làm giảm chứ không thể hết được.
Phóng viên hỏi: "Sao UBND Phường không kiến nghị lên trên để giải quyết tận gốc vấn đề như: xin Thành phố cho một góc trong vườn hoa Văn Miếu để người dân có điểm thờ cúng tín ngưỡng của mình mà cứ để tình trạng như vậy?" Ông Tú thở dài: "Cũng khó anh ạ! Vì khuôn viên Văn Miếu đã quy hoạch ổn định rồi sao có thể mở cửa phụ để cho người dân vào được, rồi vấn đề quản lý ra sao?"
Qua trao đổi với chính quyền và công an phường Quốc Tử Giám, đơn vị trực tiếp quản lý khu vực, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề nan giải và tồn tại rất lâu mà cấp phường không thể giải quyết được. Nên chăng rất cần có sự can thiệp của thành phố để đảm bảo tình hình an ninh trật tự người dân. Nếu được chính quyền sở tại bố trí một điểm để họ được lễ bái nghiêm trang hoặc chí ít chỉ cần làm một biển với nội dung: "miếu 2 cô chuyển vào trong" và tạo điều kiện để họ lễ bái thì chắc chắn người dân sẽ không đặt miếu ở vỉa hè nữa. Mặt khác cần tuyên truyền vận động người dân để họ hiểu việc thờ cúng phải trang trọng, đảm bảo văn hóa không nên để việc này làm mất mỹ quan đô thị, mất an toàn giao thông, trật tự đô thị và mất an toàn cháy nổ.
Theo Infonet
Hà Nội: Không được sửa chữa cửa dù nhà bị xuống cấp Buộc phi sửaa hậu do những sai phạm hàng xy ra, chi Tht Oanh bất ngnh do UBND phch, quận Ba nh ban hành ngày 26/6 với do "tự ý mở cửa tại v cửa chung". Theon kêu cứu của chi Tht Oanh trú tại nhà số 7n, phch, quận Ba nh gửiến Báo Dân phn ánh: Cá lắpặt bên trái quay ra...