“Cần xem xét trách nhiệm hình sự những người gây oan sai cho ông Hàn Đức Long”
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Dương Thanh Biểu – nguyên Phó Viện trưởng VKSND Tối cao – cho rằng cần kiểm điểm nghiêm túc và xem xét trách nhiệm hình sự với những người đã gây ra oan sai cho ông Hàn Đức Long. “Một vu an co nhiêu sai sot vê tô tung và không có chứng cứ để chứng minh tội phạm ma vân liên tuc 4 lân tuyên tư hinh la điêu không thê châp nhân đươc”- ông nói.
TS. Dương Thanh Biểu- nguyên Phó viện trưởng VKSND Tối cao.
- Vụ án của ông Hàn Đức Long (Bắc Giang) đã qua nhiều lần xét xử và 4 lần bị tuyên tử hình về về tội Giết người và Hiếp dâm trẻ em. Vừa qua, VKSND tỉnh Bắc Giang đã quyết định đình chỉ, trả tự do cho ông Long. Dường như việc minh oan cho ông Hàn Đức Long đã diễn ra quá chậm trễ, thưa ông?
- Vụ án này trước đây, khi còn đương chưc tôi co nghe anh em bao cao. Sau đó tôi có yêu cầu anh em ở VKSND Tối cao kiêm tra kỹ hô sơ, cử cán bộ về tận nơi xảy ra vụ án để kiểm tra hiện trường, gặp bị cáo và một số nhân chứng…
Trên cơ sở đó, chúng tôi thấy đây là vụ án có nhiều vi phạm nghiêm trọng về quá trình thu thập chứng cứ cũng như quan điểm đanh gia chưng cứ. Đồng thời trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã vi phạm nghiêm trọng về các thủ tục tố tụng hình sự.
Từ đó chúng tôi đã họp bàn và thống nhất với TAND Tối cao hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Thơi gian qua đi, sau đó, tôi nghỉ hưu, không con điêu kiên chi đao tiêp, nhưng vẫn đau đáu về vụ án này.
Thông qua báo chí, tôi thấy các phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm tiếp đó vẫn tuyên tử hình Hàn Đức Long. Nhưng xet xư xong, bi cao vân kêu oan… Gần đây Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã quyết định hủy 2 bản án và yêu cầu điều tra lại. Quá trình điêu tra cho thây không đu chưng cư kêt tội, nên VKSND tỉnh Bắc Giang đã có quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do và phục hồi mọi quyền công dân đối với ông Long.
Nhận được tin này tôi rất vui mừng va cung co nhiêu suy nghi. Trước hết tôi rất hoan nghênh VKSND tỉnh Bắc Giang đã quyết định đình chỉ, trả tự do cho Hàn Đức Long.
Theo tôi, việc ra quyết định trên đây của VKSND tỉnh Bắc Giang tuy rất khó khăn nhưng thể hiện đúng lương tâm và trách nhiệm trước sinh mệnh của một con người. Nhân đây tôi cũng hoan nghênh các cơ quan tư pháp Trung ương, tiếp tục chỉ đạo đến cùng để bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải, giải oan cho công dân Hàn Đức Long.
- Qua hai vụ án oan sai rúng động dư luận cả nước của ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long có thể nhận thấy năng lực, trình độ của cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang thực sự “có vấn đề” và cần được cơ quan chức năng Trung ương xem xét trách nhiệm thấu đáo?
Video đang HOT
- Đối với những sai lầm khi giải quyết vụ án Hàn Đức Long, cũng có ý kiến do năng lực, trình độ của cán bộ tư pháp. Theo tôi, lý do đó cũng có một phần nhưng cái chính là cơ quan và người tiến hành tố tụng trong vụ án này chưa thật sự cầu thị để nhận rõ sai sót của mình. Dường như vẫn còn tư tưởng bảo thủ, chạy theo thành tích, sợ trách nhiệm nên không thay đổi nhận thức của mình.
Ví dụ, trong kết luận điều tra lần thứ 7, Cơ quan điều tra vẫn khẳng định có đủ căn cứ kết luận Hàn Đức Long phạm tội hiếp dâm và giết người. Một vu an co nhiêu sai xot vê tô tung và không có chứng cứ để chứng minh tội phạm ma vân liên tuc 4 lân tuyên tư hinh la điêu không thê châp nhân đươc.
Cần tiến hành kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc về trách nhiệm của cơ quan và người tiến hành tố tụng để xẩy ra oan sai. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể xem xét về trách nhiệm hình sự để nhằm từ nay về sau không được để tái diễn những vụ án sai lầm như vụ Hàn Đức Long, Nguyễn Thanh Chấn lần nưa.
- Ông có cho rằng phải rà soát lại thật kỹ lưỡng những vụ án có dấu hiệu oan sai do cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang thực hiện trong giai đoạn xảy ra hai vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long?
- Tôi thấy cần phải như vậy. Qua hai vu an nay, tôi cho rằng cac cơ quan điêu tra, kiêm sat va toa án câp Trung ương nên chi đao cho kiêm tra, giai quyêt tich cưc, co trach nhiêm va triêt đê hơn nưa đê giai quyêt dưt điêm cac vu an kêu oan keo dai ơ ở cac đia phương nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng, kịp thời minh oan cho người dân vô tội.
“Tử tù” Hàn Đức Long đã được tại ngoại về với gia đình (Ảnh: Bá Đoàn)
- Ông có góp ý gì cho chủ trương cải cách tư pháp đang được đẩy nhanh thực hiện sau nhiều vụ án oan rúng động dư luận thời gian qua?
- Hiện nay các cơ quan tư pháp đang đẩy nhanh thực hiện chủ trương về cải cách tư pháp. Thiết nghĩ, vụ án Hàn Đức Long trên đây cần được đưa ra rút kinh nghiệm chung cho ca hê thông Cơ quan điêu tra, Kiêm sat va Toa an, coi đây là bài học sâu sắc để góp phần thực hiện tốt chủ trương về cải cách tư pháp. Song song, tôi cho rằng phai lam tôt các nội dung sau:
Thứ nhất, các cơ quan có trách nhiệm khẩn trương tổ chức xin lỗi và thương lượng với ông Long để thực hiện việc bồi thường cho đương sự một cách khẩn trương, chính xác, kịp thời.
Thứ hai, từ vụ án này, các cơ quan tư pháp phải hết sức coi trọng nguyên tắc suy đoán vô tội đã được khoản 1 Điều 13 Hiến pháp năm 2013 quy định. Theo đó, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội theo đúng trình tự, thủ tục luật định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.
Thứ ba, công tác tư pháp nói chung và công tác điều tra, truy tố, xét xử nói riêng có những khó khăn riêng của nó. Chỉ cần sơ suất, thiếu cẩn thận là dễ phạm sai sót, nhất là những sai sót liên quan đến quyền con người.
Việc oan sai thì thực tiễn tại các nước trên thế giới đều xảy ra. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là, khi phát hiện oan sai thì trách nhiệm các cơ quan tư pháp xử lý như thế nào để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị oan.
Cho nên, từ vụ án này, các cơ quan và người tiến hành tố tụng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm là phải hết sức cầu thị, tôn trọng sự thật khách quan trong việc ra các quyết định liên quan đến quyền con người.
- Xin cảm ơn ông!
Thế Kha (thực hiện)
Theo Dantri
Người bị oan sai có yêu cầu mới được xin lỗi là vô lý!
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc VKSND Tối cao đặt ra vấn đề, khi phát hiện vụ việc oan sai, công khai xin lỗi là trách nhiệm phải làm, không thể phụ thuộc vào việc người bị oan có yêu cầu hay không yêu cầu.
Bà Nguyễn Thị Thủy - Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, VKSND Tối cao phát biểu tại buổi thảo luận (Ảnh: Quochoi.vn)
Chiều 11/11, thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự thảo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) khẳng định, ai cũng day dứt mỗi khi nhận tin "lại có một người bị oan sai" và không yên lòng khi theo dõi quá trình giải quyết bồi thường.
"Hậu quả của những vụ án oan sai gây ra đều rất nghiêm trọng: Ông Trần Văn Thêm ở tỉnh Bắc Ninh mang bản án oan suốt 46 năm, ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) cùng lúc chịu hai bản án oan, ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) ngồi tù oan 10 năm trời. Qua theo dõi, chúng tôi rất mừng và cảm nhận được thái độ cầu thị của cơ quan tố tụng khi giải quyết các vụ việc này nhưng việc giải quyết bồi thường oan còn nhiều điều đáng suy nghĩ"- bà Thủy nói.
Vị đại biểu là Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc VKSND Tối cao cho rằng, xin lỗi công khai người bị oan là một khâu trong giải quyết yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên dự thảo Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước lại đặt ra quy định, nếu người bị oan có yêu cầu bồi thường thì thủ tục xin lỗi công khai mới diễn ra, còn không yêu cầu thì thủ tục công khai xin lỗi không diễn ra.
Đây là điều vô lý, bởi công khai xin lỗi là trách nhiệm phải làm, không thể phụ thuộc vào việc người bị oan có yêu cầu hay không yêu cầu.
"Việc xin lỗi người bị oan mang tính hình thức như thời gian qua là do luật. Thời gian giam oan 4 năm nhưng xin lỗi chỉ 5 phút khiến người bị oan bật khóc ngay khi chủ tọa tuyên bố kết thúc buổi lễ"- bà Thủy nêu thực tế.
Ông Nguyễn Mai Bộ - Phó chánh án Tòa án Quân sự Trung ương (Ảnh: Quochoi.vn)
Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) đánh giá, dự thảo luật còn nặng về bồi thường trong tố tụng và thi hành án, hạn chế rất nhiều việc bồi thường của cơ quan quản lý hành chính.
Ông Bộ dẫn chứng, cố ý chậm trễ giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ công chức chính là hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, cửa quyền và gây ra nhiều thiệt hại cho người dân nhưng lại không có quy định buộc họ bồi thường. Tuy nhiên, nếu người dân chậm trễ đóng thuế có thể bị xem xét phạt tội trốn thuế. "Tại sao trong quan hệ nhà nước với công dân thì nhà nước không bồi thường khi giải quyết chậm trễ thủ tục hành chính, còn công dân thì lại bị coi là tội phạm trốn thuế như vậy?. Tôi đề nghị sửa lại việc này bởi nếu liêm chính thì phải bồi thường cho người dân do hậu quả mình gây ra"- ông Bộ thẳng thắn.
Trong khi đó, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) đặt vấn đề tại sao không tính tới việc bồi thường cho những người dân thiệt mạng hoặc tàn tật vì công tác quản lý đô thị yếu kém, như đi đường ban đêm bị thụt xuống hố ga, trẻ em bị nước cuốn vào cống thoát nước, cây đổ đè lên người...
"Trong các trường hợp đó không có quyết định hành chính, quyết định tư pháp hay hoạt động của người thi hành công vụ. Do đó Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công dân, trừ trường hợp người thiệt hại có lỗi hoặc do người khác gây ra. Nếu chỉ gói gọn trong lĩnh vực thi hành công vụ mới bồi thường thì chưa thể hiện trách nhiệm của Nhà nước với người dân"- đại biểu Lưu Bình Nhưỡng nêu quan điểm.
Phúc đáp các ý kiến của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long nhấn mạnh đây là luật về quy trình thủ tục, cách tính thiệt hại, thời gian... chứ không phải luật nội dung nên không nói tới đúng sai của các hành vi trong thi hành công vụ, không xác định các loại tài sản, không xác định được tại sao lại oan, tại sao lại sai...
"Trong chuyện thụt hố ga hay cây đổ chết người,... thì trách nhiệm của cơ quan nhà nước tới đâu phải chứng minh được quan hệ trực tiếp, không thuộc trách nhiệm, phạm vi của luật này mà phải chuyển qua bồi thường dân sự"- ông Long nói.
Đối với những băn khoăn về việc người bị oan phải chủ động đề nghị mới có buổi tổ chức xin lỗi công khai, Bộ trưởng Long cho rằng trong cách tiếp cận gốc rễ luật này thì quyền và nghĩa vụ có thể thông qua thương lượng. Thông qua thương lượng thì người có quyền phải thực hiện quyền của mình, nếu không thì "không có cái bắt đầu". Tổng kết thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước cho thấy có hơn 80% các vụ việc được giải quyết được bằng thương lượng.
Tuy vậy, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo luật này tốt hơn.
Thế Kha
Theo Dantri
Sau án oan ông Chấn, Bắc Giang lắp camera tại phòng xét xử Tỉnh Bắc Giang vừa nghiệm thu đề án lắp đặt hệ thống camera quan sát đặt cố định tại 10 phòng xét xử chính của 10 TAND huyện, thành phố và 2 phòng xét xử của TAND tỉnh. Máy chủ trung tâm đặt tại VKSND tỉnh Bắc Giang. "Đây chính là điều mà nhân dân chờ đợi, làm sao cho phiên tòa công...