Cần xem xét lại thủ tục chứng minh thu nhập khi mua nhà xã hội
Báo cáo cũng đề xuất cần xem xét lại thủ tục chứng minh thu nhập, cần dựa trên mức lương trung bình trong cả năm để xét thay vì chỉ căn cứ thu nhập cá nhân theo tháng. Nghiên cứu đưa tiền thuê nhà vào lương đồng thời nên có thêm nhiều nguồn quỹ cho vay như gói 30.000 tỷ đồng vừa qua.
Hơn 80.000 hộ có nhu cầu nhà ở xã hội (NOXH) nhưng cán bộ công chức viên chức (CB-CC-VC) mới là đối tượng cần ưu tiên giải quyết trong những năm sắp tới. Đó là kết luận được đưa ra tại hội thảo công bố kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu NOXH do Viện Nghiên cứu Phát triển thực hiện và công bố sáng nay, ngày 14.7.
Theo đánh giá của TS. Dư Phước Tân, Trưởng phòng nghiên cứu quản lý đô thị (Viện nghiên cứu phát triển) thì công trình của nhóm khảo sát có quy mô lớn, đảm bảo cả tiêu chí định lượng lẫn định tính.
Người dân hồ hởi chào đón lãnh đạo Thành phố khảo sát chất lượng công trình bị xuống cấp ở khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh)
“Cuộc điều tra tiến hành khảo sát không chỉ về đặc điểm KT-XH và nguyện vọng của từng cá nhân mà còn thu thập thông tin chung và nguyện vọng có liên quan của hộ gia đình được phỏng vấn”, TS.Tân chia sẻ.
Theo đó, báo cáo thể hiện khá đầy đủ ý kiến đánh giá về những khó khăn khi thực hiện chính sách NOXH như: thông tin chưa được công khai đầy đủ rõ ràng; thời gian đăng ký và phân phối NOXH còn dài; đặc điểm căn hộ chưa phù hợp.
Trong đó nổi bật là khó khăn trong việc tiếp cận hồ sơ, thủ tục để chuyển đến cơ quan chịu trách nhiệm xét duyệt.
Video đang HOT
Về khía cạnh tài chính, nhiều ý kiến cho rằng trong lúc thu nhập chưa đáp ứng cho chi trả lâu dài, quy định phải trả trước 20-30% trong trường hợp đăng ký thuê mua, sẽ gặp khó khăn, nhất là khi áp dụng phương thức thuê mua đối với người nghèo, cận nghèo. Nên giảm bớt tỷ lệ này còn 10% hoặc bỏ hẳn.
Số tiền vay nên cao hơn 70% giá trị căn nhà; thời gian vay từ 30 năm đến 50 năm, và lãi suất vay cố định dưới 5% trong vòng 20 năm.
Báo cáo cũng đề xuất cần xem xét lại thủ tục chứng minh thu nhập, cần dựa trên mức lương trung bình trong cả năm để xét thay vì chỉ căn cứ thu nhập cá nhân theo tháng.
“Ví dụ cụ thể tới mức vô lý là người đăng ký phải chứng minh thu nhập thấp hơn 9 triệu đồng/tháng, nhưng mức thu nhập này lại không đủ chi trả góp”, TS Tân dẫn chứng.
Nghiên cứu đưa tiền thuê nhà vào lương đồng thời nên có thêm nhiều nguồn quỹ cho vay như gói 30.000 tỷ đồng vừa qua.
Ngoài ra, nhà nước tạo cần điều kiện về kinh tế, cơ sở vật chất, trường học gần nơi ở mới, giúp ổn định cuộc sống của người dân mua NOXH được tốt hơn thay vì chỉ chú trọng đầu tư xây dựng căn hộ.
Theo Danviet
Chấm dứt giải ngân gói 30.000 tỷ đồng: Đẩy người thu nhập thấp đến tín dụng đen
"Nếu vay theo phương thức thương mại thì người thu nhập thấp không có tài sản đảm bảo, cũng không thể chứng minh thu nhập. Giả định được vay thương mại thì với lãi suất khoảng 10%/năm là gánh nặng khó kham nổi. Nếu vay ngoài xã hội, thậm chí vay tín dụng đen thì hệ quả khó lường", ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA nói.
Liên quan đến gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, các ngân hàng thương mại đã cam kết cho vay 28.884 tỷ đồng, đạt 96,28% và đã giải ngân hơn 20.000 tỷ đồng, đạt 66,6%. Gần 43.000 hộ gia đình đã tạo lập được nhà ở mới, trong đó khoảng 70% là đối tượng mua căn hộ nhà ở thương mại có giá bán dưới 1,05 tỷ đồng, chỉ có khoảng 30% mua nhà ở xã hội.
Theo Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 thì gói 30.000 tỷ đồng có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2013 và hết thời hạn sau 36 tháng, tức ngày 31/5/2016. Việc gói 30.000 tỷ đồng sắp hết thời hạn trong khi chưa giải ngân hết tiền và nhu cầu vay ưu đãi mua nhà từ gói hỗ trợ này còn rất cao khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản (BĐS) và người dân như đang "ngồi trên đống lửa".
Hiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) cho rằng, mục tiêu giải ngân hết gói 30.000 tỷ đồng trong 3 năm là do NHNN ấn định. Trong khi đó, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ đã không quy định thời hạn này. Nghị quyết 02/NQ-CP đặt ra 3 mục tiêu: Giải quyết hàng tồn kho, nợ xấu trên thị trường BĐS (thực chất là hỗ trợ các chủ đầu tư, các ngân hàng thương mại) và hỗ trợ người thu nhập thấp tiếp cận nhà ở.
Tín dụng đen đang bủa vây người tiêu dùng
Nhiều ý kiến cho rằng, gói 30.000 tỷ đồng nhằm để hỗ trợ thị trường BĐS trong giai đoạn khó khăn bị khủng hoảng đóng băng, nay thị trường đã phục hồi thì không cần thiết kéo dài sự hỗ trợ nay nữa.
Tuy nhiên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, đối chiếu với 3 mục tiêu của Nghị quyết 02/NQ-CP nêu trên thì trong giai đoạn thị trường BĐS đã phục hồi và tăng trưởng hiện nay thì không cần thiết tiếp tục chính sách ưu đãi để hỗ trợ chủ đầu tư và tổ chức tín dụng trong việc giải quyết hàng tồn kho và nợ xấu. Nhưng đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang và người thu nhập thấp đô thị luôn luôn là đối tượng cần thiết có sự hỗ trợ của Nhà nước để tiếp cận nhà ở.
Không những thế, nhiều người thu nhập thấp đô thị rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, mà trước mắt, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng là cứu cánh hiện nay để tạo lập nhà ở.
"Theo tôi, NHNN nên cho giải ngân hết gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mà không ấn định thời hạn để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang và người thu nhập thấp đô thị tạo lập nhà ở", ông Châu nói.
Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, trước khi ký hợp đồng tín dụng vay gói ưu đãi, người thu nhập thấp đô thị đã phải ký hợp đồng mua nhà ở thương mại (dưới 1,05 tỷ đồng/căn hộ) với chủ đầu tư và đã phải trả trước 20% giá trị hợp đồng.
Nếu đến ngày 31/5/2016 mà người vay chưa được giải ngân hoặc mới chỉ được giải ngân một phần và nếu chấm dứt giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng này, thì người thu nhập thấp đô thị sẽ lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, không biết xoay sở như thế nào để có tiền mua nhà.
Nếu vay theo phương thức thương mại thì người thu nhập thấp không có tài sản đảm bảo, cũng không thể chứng minh thu nhập theo điều kiện của ngân hàng thương mại quy định. Giả định được vay thương mại thì với lãi suất khoảng trên dưới 10%/năm là gánh nặng khó kham nổi. Nếu vay ngoài xã hội, thậm chí vay tín dụng đen thì hệ quả khó lường.
"Hiệp hội đề nghị NHNN chỉ đạo cơ chế chuyển tiếp để xử lý các trường hợp này, cho phép ngân hàng thương mại được tiếp tục giải ngân các trường hợp đã ký hợp đồng vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng nhưng chưa được giải ngân, hoặc chỉ mới được giải ngân một phần, được giải ngân đến hết hợp đồng", Chủ tịch HoREA kiến nghị.
Công Quang
Theo Dantri
Họp kín Iowa: Cơ hội dành cho hai ông Sanders và Trump Họp kín Iowa chính là cơ hội đối với hai ứng viên Sanders và Trump, một tỷ phú ăn nói bỗ bã và một nhà xã hội dân chủ thẳng tính. Họp kín Iowa chính là cơ hội đối với hai ứng viên Sanders và Trump, một tỷ phú ăn nói bỗ bã và một nhà xã hội dân chủ thẳng tính. Tỷ...