Cần xem xét lại thời gian giải quyết thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Chiều 26/10, tại Kỳ họp thứ 2, các đại biểu Quốc hội khóa XV thảo luận trực tuyến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Bên lề Kỳ họp, đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương đã nêu ý kiến về dự án luật này.
Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Theo đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Luật Sở hữu trí tuệ là một bộ luật lớn, có liên quan đến nhiều chuyên ngành và nhiều luật khác. Thời gian qua, quá trình thực thi Luật này đã phát sinh nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế, vì vậy, sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết hiện nay.
Đóng góp vào các nội dung cụ thể của Dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng: Về đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mục 1, 2 Điều 86 của Dự thảo thực chất đều giao cho tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học dù ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ hoặc hỗ trợ một phần. Vì vậy, cần gộp chung vào một khoản quy định cho thống nhất; đồng thời quy định cụ thể nghĩa vụ tài chính của tổ chức chủ trì nhiệm vụ khi khai thác thương mại hóa sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra, tránh tình trạng lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thành tài sản riêng của tổ chức đó, đến khi khai thác, thương mại hóa không trích phần lợi nhuận cho Nhà nước và cộng đồng.
Đối với nội dung thủ tục đăng ký quyền tác giả, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp, đại biểu đề nghị xem xét lại thời gian giải quyết thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là đối với các thủ tục về sở hữu công nghiệp. Thực tế là nhiều tổ chức, cá nhân ngại đăng ký vì chủ thể phải chờ đợi thời gian dài trên 1 năm mới có kết quả. Bên cạnh đó, theo quy định hiện nay, bằng kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực 5 năm từ ngày nộp đơn, trong khi đó có trường hợp 2 năm sau khi nộp đơn mới được cấp bằng nên chủ thể chỉ còn thực tế 3 năm khai thác quyền sở hữu. Vì thế, cần xem lại thời gian xử lý hồ sơ và thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực.
Về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan, đại biểu đề nghị làm rõ khái niệm tác giả, đồng tác giả của tất cả các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
Video đang HOT
Về chính sách của Nhà nước, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ thống nhất đưa vào dự thảo Luật những quy định cụ thể về hoạt động sáng kiến để các địa phương quản lý, triển khai rõ ràng, mạch lạc, tránh tình trạng thực hiện hình thức, chưa đúng bản chất sáng kiến.
Liên quan đến hoạt động hỗ trợ sở hữu trí tuệ, Khoản 3 Điều 8 Dự thảo Luật đề cập chính sách hỗ trợ tài chính, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ khác như: Phương tiện vật chất, kỹ thuật, xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ngày càng tăng, nhiều trường hợp khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đưa vào sử dụng mới phát hiện xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và dự thảo Luật lần này khi quy định về kiểu dáng công nghiệp chưa quy định cụ thể về việc hình dáng có dấu hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu, tên thương mại của tổ chức, cá nhân khác đã được bảo hộ; cũng chưa quy định về hình dáng có chứa dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý nơi có đặc sản của địa phương giống với sản phẩm mang kiểu dáng. Điều này dễ xảy ra tình trạng lợi dụng việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp dạng bao bì sản phẩm để được bảo hộ các dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác. Vì vậy, đại biểu đề nghị dự thảo Luật bổ sung thêm các quy định khác về bảo hộ nhãn hiệu để theo đúng cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập.
Sở hữu trí tuệ: Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế
Về cơ bản, nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã đáp ứng cam kết trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhất là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA.
Yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) chiều ngày 21/10, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết, SHTT là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội vì tài sản trí tuệ có giá trị lớn trong nền kinh tế tri thức, là nguồn lực cho phát triển sản xuất kinh doanh và là công cụ cạnh tranh hiệu quả của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Trải qua 16 năm thi hành từ khi được ban hành năm 2005 đến nay, Luật SHTT đã phát huy vai trò trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật đối với loại tài sản đặc biệt này. " Tuy nhiên, bối cảnh phát triển hiện nay đã có nhiều thay đổi so với năm 2005. Việt Nam không còn thuần túy là nước "sử dụng tài sản trí tuệ" mà đang chuyển mạnh sang là nước tạo ra tài sản này phục vụ cho mô hình tăng trưởng theo chiều sâu " - Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu.
Việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT vào năm 2009 và 2019 không đáng kể, chưa tạo ra động lực mạnh mẽ cho việc nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, cũng như chưa đảm bảo hành lang pháp lý đầy đủ và hiệu quả đối với việc bảo hộ, khai thác và bảo vệ tài sản trí tuệ. Do đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật SHTT lần này là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Điều này đã được thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
"Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay với việc Việt Nam tham gia nhiều cam kết quốc tế hướng đến việc nâng cao đáng kể mức độ bảo hộ và thực thi quyền SHTT, điển hình là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Những cam kết quốc tế này đòi hỏi việc nội luật hóa thông qua sửa đổi, bổ sung Luật SHTT" - Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho hay.
Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, việc xây dựng dự án Luật đã được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các bước: Thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập; xây dựng dự thảo; tổ chức các hội nghị hội thảo, gửi công văn xin ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan; lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thẩm định hồ sơ dự án Luật; trình Chính phủ cho ý kiến về hồ sơ dự án Luật và hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội.
Theo đó, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 92 điều (trong đó bổ sung 12 điều, sửa đổi 80 điều) và bãi bỏ 02 điều, nâng tổng số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sau khi sửa đổi lên 232 điều, thuộc 7 nhóm chính sách đã được thông qua. Cụ thể, bảo đảm quy định rõ về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người biểu diễn, chủ sở hữu quyền liên quan trong các trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
Đồng thời, khuyến khích tạo ra, khai thác và phổ biến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra từ ngân sách Nhà nước; tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp; bảo đảm mức độ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Cùng với đó, tăng cường hiệu quả hoạt động hỗ trợ về sở hữu trí tuệ; nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập.
Trình bày Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật tán thành việc sửa đổi Luật với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Các tài liệu trong Hồ sơ dự án Luật đã đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 64 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ hai.
"Về cơ bản, nội dung của dự thảo Luật đã đáp ứng cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, nhất là Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA" - ông Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, trên cơ sở các nội dung trên đây và Báo cáo thẩm tra đã gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, Tờ trình và Hồ sơ dự án Luật, Ủy ban Pháp luật đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến về 02 vấn đề Chính phủ xin ý kiến gồm: Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; việc thu hẹp phạm vi xử phạt hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, tập trung cho ý kiến về tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các nội dung cụ thể liên quan đến từng nhóm vấn đề về sở hữu công nghiệp; về quyền tác giả, quyền liên quan; về quyền đối với giống cây trồng...
TP.HCM cho phép bán mang về, chủ quán lẫn khách vừa mừng vừa lo TP.HCM cho phép dịch vụ ăn uống được mở bán mang về từ ngày 8/9. Nhiều chủ quán cho biết cảm thấy vui mừng nhưng vẫn bối rối về các quy định để được hoạt động trở lại. Tối 8/9, UBND TP.HCM chính thức cho phép loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống được hoạt động từ 6-18h hàng ngày theo hình...