Cần xem lại quy định “cấm giờ” quán bar, Internet
Theo quy định, các quán bar, vũ trường ở TP HCM phải đóng cửa sau 0g và đại lý Internet không được hoạt động sau 22g. Thực tế, nhiều điểm kinh doanh vẫn mở cửa đến sáng.
Những khu có đông khách du lịch thì không thể cấm giờ. Theo tôi, nên quy hoạch những khu có thể hoạt động 24/24 giờ để phục vụ du khách, còn những khu đông dân cư thì có thể cấm sau 0g
Ông Quang (đại diện một quán bar ở Q.1)
Nhiều ý kiến cho rằng cần có sự điều chỉnh quy định trên vì nhu cầu của người dân, đặc biệt là du khách, tìm đến bar, vũ trường sau 0g là có thật. Trong khi đó, theo các cơ quan quản lý, các quy định của pháp luật khi đã ban hành thì phải tuân thủ, nếu không phải chịu chế tài.
Sau 0g là… 3g
1g30 ngày 19-10, chúng tôi vào vũ trường OXC (Q.1, TP.HCM). Lúc này bên vũ trường nhộn nhịp cảnh taxi trả khách, hai bên cổng xếp hàng dài xe máy của khách dọc vỉa hè. Bên trong sàn nhảy, cả trăm nam nữ lắc lư theo tiếng nhạc chát chúa.
“Quán mở tới sáng, anh yên tâm chơi tới bến lúc nào xỉn quá thì về” – một phục vụ nam trả lời chúng tôi khi đồng hồ đã điểm 2g.
Còn tại quán bar CCC (Q.1, TP.HCM) thời điểm sau 0g có cả trăm khách cả Tây lẫn ta đứng chi chít quanh những tháp bia nhún nhảy, hút shisha.
Nhóm này về, nhóm khác lại đến đứng kín cả các dãy bàn dù đã hơn 1g30 sáng. 1g45, tại một bar ở khu vực Q.1, trên 100 khách vẫn cuồng nhiệt theo tiếng nhạc và chưa có dấu hiệu rời cuộc chơi. “Quán chơi tới mấy giờ?” – chúng tôi hỏi.
Nam phục vụ ghé miệng vào tai hét lớn: “Khách cuối cùng ra về quán mới đóng cửa. Có khi 3g vẫn còn khách…”.
“Cày” tới sáng
1g, quán game CGP trên đường Lê Văn Sĩ (Q.3) vẫn có khoảng 20 thanh niên đang “cày” trên màn hình.
“Ở đây chỉ chơi game nguyên đêm chứ không cho lướt web, chơi tài khoản theo giờ” – nhân viên của quán nói. Để được sử dụng máy từ 20g-6g sáng hôm sau, khách chỉ cần trả 30.000 đồng. “Anh có thể chơi tới sáng” – một nhân viên nói.
Video đang HOT
2g, chúng tôi ghé quán game NK trên đường Trần Quang Diệu (Q.3). Cổng không khóa chốt, khách chỉ cần đẩy cửa là đi thẳng vào quán.
“Có ai cấm đâu. Ở đây muốn chơi tới mấy giờ cũng được. Đói thì có người đem đồ ăn, thức uống phục vụ tận miệng, quan trọng là có đủ sức chơi không thôi” – một game thủ nói.
Đến 3g cùng ngày, chúng tôi tiếp tục vào quán game KGA trên đường Nguyễn Trọng Tuyển (Q.Phú Nhuận).
Tại đây, nam nhân viên yêu cầu người chơi lần đầu phải trình CMND để tạo tài khoản, cấp mật khẩu mới được sử dụng máy tính của tiệm. Từ 3g15 – 6g, tiệm game này thu 20.000 đồng.
“Nới” thêm giờ hay quy hoạch lại?
Ông Phạm Văn Dũng, phó chánh thanh tra Sở VH-TT TP.HCM, cho biết hoạt động quá giờ quy định là hành vi vi phạm phổ biến của các vũ trường, quán bar. Trong sáu tháng đầu năm 2016, đoàn đã trình UBND TP ban hành 17 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo ông Dũng, tới đây Sở VH-TT chỉ đạo các lực lượng kiểm tra liên ngành của TP, các quận, huyện tiếp tục tăng cường kiểm tra các nhà hàng biến tướng, các quán bar hoạt động sau 0g.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đức Thọ – chánh thanh tra Sở TT-TT TP.HCM, trong sáu tháng đầu năm 2016, sở đã xử phạt 31 đại lý Internet, trong đó có những vi phạm mở quá giờ định.
Ông Thọ cho biết một số nơi chưa cương quyết xử lý vi phạm về giờ giấc bởi các đại lý lấy lý do họ không thu tiền hoặc cho người thân chơi.
Cơ quan chức năng vẫn có thể xử lý bằng cách kiểm tra tạm trú tạm vắng và yêu cầu các đại lý chứng minh đó là người thân.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy quy định cấm giờ quán bar, Internet hiện nay rơi vào tình trạng “có cũng như không”.
Theo các chuyên gia pháp lý, trước khi ban hành một quy định nào thì cơ quan nhà nước phải cân nhắc về tính khả thi.
Luật sư Vũ Quang Đức cho rằng các quy định đã ban hành thì phải thực hiện, nếu ai không tuân thủ người đó phải chịu chế tài.
Nếu ban hành quy định mà người dân có thể không chấp hành nhưng không bị chế tài thì không nên ban hành bởi sẽ tạo nên tâm lý coi thường pháp luật, lách luật.
Nếu đã cấm đại lý Internet, quán bar hoạt động sau giờ quy định thì phải làm quyết liệt, cơ sở kinh doanh ở phường nào vi phạm mà không bị xử lý thì chính quyền địa phương đó phải bị chế tài, xử lý kỷ luật.
Trong trường hợp những quy định không còn phù hợp hoặc trái với thực tiễn thì cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng một quy định khác.
Luật sư Đức đề xuất không nên cấm quán bar hoạt động sau 0g toàn TP. Trong lĩnh vực kinh doanh giải trí, phải có những khu vực công khai quy hoạch được hoạt động sau 0g để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách như đường Bùi Viện.
Trước khi triển khai, cơ quan chức năng phải tham vấn ý kiến dân cư khu vực đó và tăng thuế đối với những cơ sở kinh doanh sau 0g.
Quán bar Hà Nội được mở cửa đến 2g
UBND TP Hà Nội đang thí điểm cho phép các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán bar trên địa bàn Q.Hoàn Kiếm được hoạt động đến 2g sáng vào các ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật hằng tuần.
Mọi hoạt động kinh doanh nhà hàng, quán bar đến 2g phải đảm bảo các điều kiện về an toàn, an ninh, không gây ồn ào và nghiêm cấm bán rượu bia cho trẻ em.
Quản lý chặt quán bar trá hình
Theo Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an TP.HCM, hiện nay tại TP không thể thống kê, quản lý được số lượng các quán bar.
Nhiều quán bar trá hình, núp bóng các quán cà phê, nhà hàng, các câu lạc bộ, hát với nhau… hoạt động rầm rộ, khó kiểm soát. Đây cũng là nơi phức tạp về tệ nạn và được đối tượng hình sự ẩn náu, trà trộn hoạt động.
“Việc quản lý, kiểm soát chặt các quán bar, quán bar trá hình là quan trọng nhất trước khi xem xét có nới hay không nới giờ “giới nghiêm” – một vị lãnh đạo PC64 nói.
Theo Tuổi Trẻ
Nền tảng HomeKit có thể chặn đứng các cuộc tấn công DDoS
Nước Mỹ vừa hứng chịu một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) quy mô lớn, do mạng lưới botnet Mirai gây ra nhắm đến các thiết bị Internet of Things (IoT) không được bảo vệ.
HomeKit giúp các thiết bị tự vệ tốt hơn với các cuộc tấn công DDoS. ẢNH REUTERS
Theo AppleInsider, các tin tặc đã nhắm vào Dyn - công ty quản lý Internet cung cấp dịch vụ DNS cho nhiều hãng lớn tại Mỹ. Cuộc tấn công này khiến nhiều dịch vụ như HBO, Paypal, Twitter, ... bị tê liệt hoàn toàn.
Cách thức tấn công của Mirai khá đơn giản, tìm kiếm và xâm nhập vào các thiết bị IoTnhư router, máy in mạng, ... được thiết lập với tên đăng nhập và mật khẩu quản trị mặc định. Theo lời chuyên gia bảo mật Brian Krebs, DVR và camera IP đến từ các công ty Trung Quốc chứa những lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, đóng vai trò như một "chiếc kén" lưu trữ các botnet tạo điều kiện cho các cuộc tấn công DDoS. Một phần của các thiết bị này có thể được truy cập thông qua Telnet và SSH ngay cả khi thay đổi tên người dùng và mật khẩu mặc định.
Để ngăn chặn những cuộc tấn công khác thông qua việc khai thác phần cứng IoT tương tự như Mirai, thiết bị xâm nhập cần phải được thu hồi quyền truy cập. Lúc này, giải pháp HomeKit sẽ phát huy hiệu quả tối ưu.
HomeKit của Apple cung cấpcác tính năng như mã hóa đầu cuối (end-to-end), các tiêu chuẩn bảo vệ chip không dây, chặn việc truy cập từ xa,... giúp ngăn chặn tấn công. Sẽ vô cùng khó khăn để biến một thiết bị HomeKit thành zombie cho cuộc tấn công DDoS.
Được Apple giới thiệu lần đầu vào năm 2014 trên iOS 8, HomeKit là mô hình an toàn trong đó các nhà sản xuất những sản phẩm thông minh có thể tạo ra rào chắn cho các giao tiếp của phụ kiện. Cụ thể, hệ thống sử dụng iOS và cơ sở hạ tầng iCloud đồng bộ dữ liệu một cách an toàn giữa thiết bị chủ và các phụ kiện.
Đầu tiên, các khóa bảo mật được tạo ra trên một thiết bị iOS và gán với mỗi người dùng HomeKit. Thông tin HomeKit độc nhất này được lưu trữ trong Keychain và đồng bộ với các thiết bị khác thông qua iCloud Keychain. Những phụ kiện tương thích tạo ra cặp khóa riêng để giao tiếp với các thiết bị iOS được liên kết. Quan trọng hơn, các phụ kiện sẽ phải tạo ra cặp khóa mới khi khôi phục lại cài đặt gốc.
Apple sử dụng giao thức Secure Remote Password (3072-bit) để thiết lập một kết nối giữa thiết bị iOS và phụ kiện HomeKit thông qua Wi-Fi hoặc Bluetooth. Trước khi sử dụng lần đầu tiên, các khóa được trao đổi thông qua một thủ tục nhập mã 8 chữ số được cung cấp bởi các nhà sản xuất trên iPhone hoặc iPad chủ. Cuối cùng, việc trao đổi dữ liệu sẽ được mã hóa trong khi hệ thống kiểm tra chứng nhận MFI của phụ kiện. Ngoài ra, Apple cẩn thận thiết kế một tính năng điều khiển từ xa được gọi là iCloud Remote cho phép người dùng truy cập vào các phụ kiện khi họ không có ở nhà.
Kết nối giữa phụ kiện HomeKit và thiết bị iOS rất an toàn. ẢNH APPLE INSIDER
Phụ kiện hỗ trợ truy cập iCloud từ xa được cung cấp trong quá trình cài đặt phụ kiện. Quá trình dự phòng bắt đầu thông qua việc đăng nhập vào iCloud. Tiếp theo, thiết bị iOS đòi hỏi các phụ kiện xác thực bằng cách sử dụng Authentication Coprocessor của Apple được tích hợp vào tất cả phụ kiện HomeKit.
Apple cũng tích hợp biện pháp bảo vệ sự riêng tư để đảm bảo chỉ những người được xác nhận mới có quyền truy cập vào phần cài đặt phụ kiện, cũng như có các biện pháp bảo mật chống lại việc truyền tải danh tính của người dùng hay nhà cửa ra bên ngoài.
Nói ngắn gọn, các phụ kiện HomeKit chỉ làm việc với các thiết bị được cung cấp, rất khó để xâm nhập nhưng dễ dàng tích hợp với hệ điều hành iOS và các thiết bị. Chúng có đầy đủ tính năng thông báo và kiểm soát truy cập qua ứng dụng Home chuyên dụng của Apple. HomeKit sẽ là giải pháp bảo mật tối ưu tránh các cuộc tấn công qua những lỗ hổng phần cứng.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
Hàng triệu trang web Mỹ sập bởi mã độc chia sẻ miễn phí Một mã độc được chia sẻ miễn phí trên mạng được cho là nguyên nhân đang gây sập nhiều trang web lớn ở Mỹ, trong khi các chuyên gia chưa thể lần ra thủ phạm. Sáng 21/10, một loạt trang web lớn tại Mỹ đã bị đánh sập bởi phương thức tấn công DDoS. Nhiều trang như Twitter, Netflix, Spotify, Reddit..., cùng hàng...