Cân xe tự động trên QL5, xe quá tải chỉ còn 0,14%
Sau 6 tháng thí điểm cân xe tự động, vi phạm chở quá tải trên QL5 giảm mạnh, từ 6,9% số xe vi phạm trước khi lắp đặt, nay chỉ còn 0,14%
Kiểm soát 100% lượng xe lưu thông trên QL5
Kiểm soát 100% lượng xe
Theo thống kê của Tổng cục ĐBVN, tổng số xe tải cân kiểm tra 466.782 lượt xe, có 663 lượt xe (bằng 0,14%) vi phạm tải trọng đường bộ, mức xử phạt theo quy định, số xe vi phạm theo ngày bình quân 3,7 lượt xe/ngày, từ mức vi phạm khoảng trên 6,9% trước khi lắp đặt, nay xuống còn 0,14% (giảm 49,3 lần), số xe vi phạm theo ngày bình quân 176 lượt xe/ngày xuống còn 3,6 lượt xe/ngày; mức độ vi phạm không cao, chủ yếu trên 10% 30%.
Video đang HOT
Ông Đặng Văn Chung, Phó vụ trưởng Vụ ATGT – Tổng Cục ĐBVN cho biết, lần đầu tiên phát hiện và xử lý, ngăn chặn được các xe có trục phụ có cơ cấu nâng hạ trục, thực tế khi chở hàng lưu hành trên đường không sử dụng trục phụ (nâng trục phụ lên) nên bị vượt quá tổng trọng lượng của xe theo quy định tại Điều 17 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015. Từ tháng thứ hai trở đi gần như không còn hành vi vi phạm này.
Bên cạnh đó hành vi vi phạm từ tháng thứ hai trở đi (từ ngày 15/9), chủ yếu là vượt quá tải trọng trục, mức từ 20% dưới 30%, còn một số ít xe vi phạm về khối lượng toàn bộ, chủ yếu là xe các địa phương khác đi qua. Hầu hết các chủ phương tiện nhận thông báo vi phạm sau khi được cung cấp các bằng chứng đều chấp thuận và chấp hành quyết định xử phạt. Có một số chủ phương tiện còn băn khoăn, vướng mắc đã trực tiếp đến làm việc với Vụ ATGT -Tổng cục ĐBVN, sau khi được xem kết quả cân KTTTX trên phần mềm và hình ảnh, ngày giờ vi phạm, giải thích làm rõ các thắc mắc, hầu hết các chủ xe đều hiểu, công nhận và chấp hành việc xử phạt.
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết, việc lắp trạm cân tự động đã kiểm soát, giám sát được 100% số lượt xe lưu thông; chí phí cho việc vận hành, khai thác dữ liệu và xử phạt rất thấp, đồng thời do hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa lực lượng chức năng và người vi phạm nên loại bỏ hoàn toàn tiêu cực. Với hiệu quả và hiệu ứng lan truyền từ những lái xe, chủ xe vi phạm bị phát hiện, xử phạt, tình trạng xe quá tải nhanh chóng được ngăn chặn.
Nhân rộng mô hình kiểm soát tự động
Sẽ nhân rộng mô hình kiểm soát tải trọng tự động ở các dự án trọng điểm
Cũng theo lãnh đạo Tổng cục ĐBVN, đơn vị sẽ tiếp tục thực hiện thí điểm kiểm soát xe quá tải trên QL5 tại Km78 830, bên trái tuyến QL.5, thời điểm kết thúc giai đoạn thí điểm sẽ đánh giá. Trên cơ sở mô hình thiết kế, công nghệ, cách thức vận hành các bộ cân KTTTX tự động và hình thức xử phạt “gián tiếp” được tổng kết, rút kinh nghiệm từ 02 bộ cân KTTTX lắp đặt tại Km78 830(T)/QL.5, Tổng cục ĐBVN xây dựng và trình Bộ GTVT bổ sung ” Mô hình thiết kế xây dựng, lắp đặt và vận hành bộ cân KTTTX tự động tốc độ cao, 01 cấp cân ” vào Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2013/BGTVT về “Trạm kiểm tra tải trọng xe”, để làm cơ sở pháp lý áp dụng thí điểm cho một số dự án trọng điểm như: Dự án lắp đặt cân KTTTX trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó có cầu Thăng Long và đường Vành đai 3; Dự án lắp đặt cân KTTTX tự động trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ; Dự án lắp đặt cân KTTTX tự động trên QL1 đoạn tránh thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và một số dự án khác.
Đề án xây dựng hệ thống kiểm tra tải trọng phương tiện bằng bộ cân tự động trên đường bộ, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, Bộ GTVT đã giao Tổng cục ĐBVN chủ trì xây dựng. Đến nay đã tiếp thu ý kiến tham gia của các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục ĐBVN, sau khi Tổng cục họp thống nhất sẽ báo cáo, trình Bộ GTVT. Về việc xác lập sở hữu toàn dân về tài sản viện trợ; Tổng cục ĐBVN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Vụ Tài chính (Bộ GTVT) và Bộ Tài chính để hoàn thành việc xác lập tài sản.
Áp dụng xử phạt nguội, ngăn việc "chống lưng" cho xe quá tải
Ngày 14/4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tổ chức sơ kết 6 tháng đưa 2 bộ cân kiểm tra tải trọng xe tự động tại Km78 830 trên QL5 vào hoạt động thí điểm kiểm soát tải trọng xe trên QL5.
Ông Đặng Văn Chung, Phó Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho biết, sau 6 tháng đưa 2 bộ cân kiểm tra tải trọng xe tự động vào hoạt động thí điểm đã mang lại hiệu quả tích cực trong công tác kiểm soát xe quá tải trên QL5. Số lượt xe vi phạm mức bị xử phạt đã giảm hơn hơn 49 lần (từ 6,9% của 7 tháng đầu năm 2020 xuống còn 0,14%). Số lượt xe vi phạm theo ngày đã giảm bình quân gần 50 lần, từ 176 lượt xe/ngày xuống còn 3,6 lượt xe/ngày.
Hầu hết các chủ phương tiện nhận được thông báo vi phạm sau khi được lực lượng chức năng cung cấp các bằng chứng vi phạm đều chấp thuận về kết quả vi phạm và chấp hành quyết định xử phạt.
Cân xe quá tải tự động thí điểm trên QL 5.
Theo ông Chung, đây là hệ thống cân tự động tốc độ cao đầu tiên của Việt Nam, có độ chính xác cao, ổn định, hệ thống cân hoạt động tự động hoàn toàn, không cần thao tác vận hành và can thiệp của con người, cho ra kết quả cân nhanh từ 3 - 15 giây và kiểm soát được 100% số lượt. Đặc biệt, hệ thống cân này sẽ loại bỏ được tình trạng "chống lưng" cho xe quá tải hoành hành do được áp dụng xử phạt "nguội".
Lái xe, chủ xe không gặp được người trực tiếp xử lý do không có lực lượng chức năng không phải trực tiếp ra đường để dừng xe, kiểm tra và xử phạt vi phạm, tránh được tiếp xúc và va chạm với tổ chức, cá nhân vi phạm, lái xe muốn gặp lực lượng chức năng để xin cũng không thực hiện được. Hơn nữa, phần mềm do nhiều đơn vị kiểm soát, không thể can thiệp nên không có chuyện can thiệp vào kết quả xử lý.
Thông tin thêm, ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam - cho hay, nếu so sánh với trạm cân cố định tại Dầu Giây và Quảng Ninh, hệ thống cân tự động này giảm từ khoảng 70 người bao gồm nhân viên quản lý, vận hành, bảo vệ, lực lượng chức năng có thẩm quyền dừng xe, lập biên bản vi phạm hành chính... xuống còn từ 3-5 người chỉ làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ; giảm khoảng 10 lần chi phí hoạt động hàng năm (từ khoảng 5 tỷ đồng/năm xuống còn khoảng dưới 1 tỷ đồng/năm); không cần nhân viên vận hành và lực lượng chức năng có thẩm quyền làm việc trực tiếp tại hiện trường (vị trí đặt thiết bị cân) nên không thể tiếp xúc trực tiếp, gặp gỡ đối tượng vi phạm, do đó loại bỏ hoàn toàn tiêu cực.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định, từ kết quả đạt được trong quá trình thí điểm sẽ tiếp tục sử dụng mô hình công nghệ mới này với mục tiêu kiểm soát được xe quá tải, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ. Trên tinh thần đó, ông Lê Đình Thọ yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai, Tổng cục Đường bộ xây dựng kế hoạch cụ thể dự kiến lắp đặt ở các quốc lộ, ưu tiên khu vực có lưu lượng xe quá tải lớn; rà soát, sửa đổi hành lang pháp lý về nguồn vốn, quy chuẩn và mô hình tổ chức hoạt động của trạm cân tự động triển khai trong thực tế nhanh nhất.
Đà Nẵng: 2.500 tỷ đồng xây dựng cảng Liên Chiểu và đường ven biển Đà Nẵng có hai dự án trọng điểm, có tính liên kết vùng, đường ven biển được bố trí vốn 2.500 tỷ đồng. Ngày 7/4, theo ông Trần Phước Sơn, Bí thư Quận uỷ quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng, bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi các Bộ, ngành trung ương và UBND TP.Đà Nẵng về dự kiến kế...