Cần xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu khu vực ĐBSCL
Ngày 25-12, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cùng đoàn công tác Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại TP Cần Thơ.
Theo bà Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Thành Ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho ngành y tế hoàn thành nhiệm vụ. Thời gian qua, hệ thống y tế toàn thành phố được kiện toàn; quản lỷ và xử lý bệnh tật rất tốt không có vấn đề lớn xảy ra đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân; chắm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho trẻ em thực hiện tốt; công tác chữa bệnh đáng ghi nhận nhiều bệnh nguy hiểm xử lý hiệu quả; tự chủ về tài chính.
Bà Bùi Thị Lệ Phi, Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ . Ảnh Hải Dương
Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn bất cập như một số bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng. Tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, cơ cấu bệnh tật thay đổi là những thách thức cho ngành y tế. Thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao; chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ y tế chưa phù hợp, chưa tương xứng, tình trạng bác sĩ bỏ bệnh viện công còn phổ biến….
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao kết quả mà ngành y tế TP Cần Thơ đã đạt được trong thời gian qua. “Trong công tác khám chữa bệnh, tiến bộ rất nhanh về cơ sở hạ tầng, tỉ lệ hài lòng đạt 90% tất cả các cơ sở y tế”, Bộ trưởng đánh giá.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm việc ở UBND TP Cần Thơ. Ảnh Hải Dương
Bộ trưởng cho rằng ngành y tế Cần Thơ nên có đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để tăng cường cho bệnh viện thành phố, không nên xóa bỏ trạm y tế mà những nơi có phòng phám đa khoa khu vực thì nên tinh gọn lại để tận dụng cơ sở vật chất và nhân lực này.
Đồng thời theo Bộ trưởng, Cần Thơ nên xây dựng đề án luân phiên bác sĩ tuyến trên và bác sĩ trẻ tình nguyện về tuyến xã để tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tại cơ sở… Đối với khối y tế dự phòng, phải đổi mới cơ cấu tài chính, nâng cao mức thu nhập cho cán bộ y tế dự phòng…
Đối với việc Cần Thơ có ý định để Nhật Bản đầu tư bệnh viện tim mạch thì Bộ trưởng cho rằng: Hướng phát triển bây giờ là các bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh có chất lượng chuyên sâu chứ không phải là chuyên khoa. Cá nhân tôi nghĩ Cần Thơ không cần thiết phải nhờ nước ngoài xây dựng bệnh viện tim mạch như thế, bao giờ mới trả xong. Thay vì xây bệnh viện thì tôi nghĩ nên thành lập một trung tâm tim mạch chuyên sâu ở trong Bệnh viện Đa khoa thành phố. Cần Thơ nên đẩy nhanh tiến độ xây dựng các bệnh viện chất lượng, triển khai xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu khu vực ĐBSCL.
Cùng ngày, đoàn công tác của Bộ y tế đã đến thăm và làm việc tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Ảnh Hải Dương
Đầu năm 2009: Xây bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Cần Thơ
Tại buổi làm việc, đại diện Vụ Kế hoạch đã thông tin về tình hình triển khai dự án xây dựng Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Cần Thơ và Trung tâm Pháp y tâm thần Tây Nam Bộ.
Theo đó, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình Cần Thơ có tổng mức đầu tư 950 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ, với quy mô trên 300 giường. TP Cần Thơ đã bố trí diện tích 3,4ha ở Khu đô thị An Bình, Mỹ Khánh để xây dựng bệnh viện. Dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc kiến nghị TP Cần Thơ hỗ trợ giải quyết. Thuận lợi thì bệnh viện sẽ được khởi công vào Quý I năm 2019.
Còn dự án Trung tâm pháp y tâm thần Tây Nam Bộ thì được thành phố Cần Thơ giới thiệu khu đất hơn 5.000m2 gần Bệnh viện Tâm thần thành phố. Tuy nhiên Bộ có kiến nghị Cần Thơ cấp cho khu đất ở sau lưng BV Nhi đồng TP Cần Thơ.
HẢI DƯƠNG-CẨM GIANG
Theo PLO
Những phát ngôn ấn tượng nhất tại nghị trường Quốc hội về rượu, bia
Ngày cuối tuần làm việc vừa qua, Quốc hội dành một buổi thảo luận về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu bia. Đã có nhiều Đại biểu Quốc hội phát biểu gây ấn tượng mạnh, Dân Việt tổng hợp lại những câu nói đó.
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương, ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương): Thử một lần lắng nghe tiếng khóc của vợ mất chồng, con mất cha do rượu, bia
Trong bài phát biểu của đại biểu Nhân có đoạn: Phản biện đến mức cho rằng nếu thông qua luật này là khai tử ngành rượu, bia thì hãy xin một lần đặt mình vào hoàn cảnh của những gia đình có người thân nghiện rượu, nợ nần chồng chất, bạo lực, bạo hành, hay thử một lần lắng nghe tiếng khóc của những người vợ mất chồng, con mất cha do bia, rượu gây ra, hay một lần đến chùa cầu siêu cho các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông mà Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức hẳn sẽ có sự sẻ chia nỗi đau thương với những người ở lại.
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định): Nếu rượu, bia là tác hại chúng ta nghĩ gì khi dâng tổ tiên
Đại biểu Trần Quang Chiểu (Nam Định, ảnh quochoi.vn).
Góp ý vào tên gọi, vị đại biểu tỉnh Nam Định này cho rằng: Nếu tên gọi là Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chẳng khác nào khẳng định rượu và bia là hoàn toàn có hại. Nếu rượu và bia là tác hại thì chúng ta nghĩ gì, trong những ngày giỗ tết với tấm lòng thành kính trời đất, tổ tiên, với người thân đã mất, tiễn năm cũ đón một năm mới với truyền thống văn hóa nghìn đời, mọi gia đình của dân tộc Việt Nam đều có bát cơm thơm, chén rượu cúng trên bàn thờ tổ tiên lúc giao thừa
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội): Ép người khác uống rượu, bia là hành động thiếu văn hóa, phản cảm
Đại biểu Trần Thị Phương Hoa (Hà Nội, ảnh quochoi.vn).
Trong phát biểu góp ý, đại biểu Hoa nói: Tôi cho rằng việc ép người khác uống rượu, bia là hành động thiếu văn hóa, phản cảm, gây nên những hậu quả không đáng có trong các mối quan hệ xã hội. Tôi đề nghị cần quy định cấm ép uống rượu, bia ở tất cả các thành phần, các lứa tuổi chứ không phải chỉ dưới 18 tuổi.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang): Với tình trạng sử dụng rượu, bia của Việt Nam, mong ước giảm lạm dụng khó thực hiện được
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang, ảnh quochoi.vn).
Sau nghe các ý kiến phát biểu, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đã tranh luận. Ông nói: "Các đại biểu phát biểu trước tôi kỳ vọng luật này ra đời sẽ giảm được tác hại và lạm dụng rượu, bia một cách rõ ràng. Theo tôi, luật này ban hành, với tình trạng sử dụng rượu, bia của Việt Nam hiện nay, mong ước của chúng ta sẽ khó mà thực hiện được". Từ đó ông đề xuất: Vì tính cấp bách của tình hình lạm dụng rượu, bia ngày càng gia tăng tại Việt Nam, tôi đề nghị Chính phủ sớm ban hành các quy định về hành vi bị cấm, một nghị định có các quy định rõ ràng, đơn giản, học tập các nước trong khu vực.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội): Tôi vẫn mơ ước một ngày ở Việt Nam sẽ có những loại rượu ngon nổi tiếng thế giới
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội, ảnh quochoi.vn).
Góp ý vào Điều 16 của dự thảo Luật về quản lý sản xuất rượu thủ công, vị đại biểu này cho rằng, cần bổ sung thêm nội dung để khuyến khích sản xuất những loại rượu truyền thống, ngon, đã có thương hiệu ở Việt Nam một cách đúng, an toàn hơn. "Tại Quốc hội này cho phép tôi được bày tỏ, tôi vẫn mơ ước một ngày ở Việt Nam sẽ có những loại rượu ngon nổi tiếng thế giới, điều đó không có gì xấu và không có gì sai trái", ông nói.
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM): Chi phí bảo hiểm y tế với người nghiện rượu phải tính khác
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM, ảnh quochoi.vn).
Khi nói về vấn để giải quyết tác hại của lạm dụng rượu, bia, đại biểu Lan cho đã nói: Chi phí bảo hiểm y tế với người nghiện rượu cũng phải tính khác, bởi vì đây là đối tượng có nguy cơ cao về bệnh tật và cố tình hủy hoại sức khỏe của mình, đã biết mà vẫn uống.
Đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Nếu không hạn chế chúng tôi mua rượu bổ về uống vậy
Đại biểu Dương Trung Quôc (Đồng Nai, ảnh quochoi.vn).
Là người giơ biển phát biểu tranh luận, đại biểu Dương Trung Quốc đã đặt câu câu hỏi dành cho Bộ trưởng Bộ Y tế: Ngay khi luật được thông qua Bộ Y tế có hạn chế việc sản xuất các loại rượu bổ không? Bởi vì rượu bổ có tác dụng nhất định, nếu không thì chúng tôi sẽ mua rượu bổ về uống vậy.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Luật của chúng ta là mức trung bình hơi yếu về sự chặt chẽ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (ảnh quochoi.vn).
Trong phần phát biểu giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Hiện nay có những nước GDP rất cao, họ sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu rượu, bia vào loại lớn nhưng họ đã xây dựng luật về rượu, bia từ 30 năm trước và 2 lần sửa đổi. Đến nay quốc gia đó lại sửa đổi nữa để siết chặt hơn. Còn dự luật này của chúng ta hiện đem so sánh với thế giới, chúng tôi đánh giá là mức trung bình hơi yếu về sự chặt chẽ.
Theo Danviet
ĐB Dương Trung Quốc tranh luận về rượu, Bộ trưởng Y tế trả lời sao? Sáng nay (16.11), tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã giơ biển tranh luận. Ông nói đã có nhiều cơ hội phát biểu về vấn đề liên quan tới rượu, bia và tại diễn đàn Quốc hội, ông gửi tới cơ quan soạn thảo...