Cận vệ cuối cùng của Hitler qua đời
Người cận vệ cuối cùng chứng kiến những giây phút cuối đời của trùm phát xít Hitler đã qua đời ở tuổi 96.
Ngày 6/9, cận vệ cuối cùng chứng kiến những giờ phút cuối đời của trùm phát xít Đức Adolf Hitler đã qua đời tại Đức ở tuổi 96.
Ông Rochus Misch là người cuối cùng hiện diện trong căn hầm của Hitler ở Berlin với vai trò là người phụ trách liên lạc điện thoại. Ông này đã từng gọi Hilter là “một người rất bình thường, không hề tàn nhẫn và không phải là con quái vật”.
Ông Rochus Misch đã qua đời ở tuổi 96
Trong các cuộc phỏng vấn với AP trước đây, ông Misch luôn lẩn tránh các câu hỏi về tội lỗi và trách nhiệm trong 5 năm làm cận vệ và người phụ trách liên lạc điện thoại cho Hitler khi nói rằng ông không hề biết gì về cuộc thảm sát 6 triệu người Do Thái.
Ông Misch gia nhập lực lượng SS của Đức lúc mới 20 tuổi và sau đó được bổ nhiệm làm tùy tùng cho Hitler. Ông cho biết mỗi khi Hitler di chuyển, khoảng 4 đến 6 tùy tùng làm vai trò cận vệ sẽ tháp tùng trùm phát xít này trong chiếc xe thứ hai. Khi trở về căn hộ của Hitler ở Chancellery, ông được giao phụ trách điện thoại.
Video đang HOT
Khi quân Đồng minh ào ạt tiến vào Đức và chế độ Quốc xã đứng trên bờ vực sụp đổ, Hitler đã rút vào hầm ngầm ở Berlin và ông Misch trở thành nhân chứng cuối cùng cho thảm kịch diễn ra vào ngày 30/4/1945.
Ông kể ông đang nghe điện thoại lúc Hitler tự sát nên không nghe thấy tiếng súng nổ. Tuy nhiên những người khác trong hầm ngầm đều nghe thấy và thư ký riêng của Hitler yêu cầu mọi người im lặng để mở cánh cửa phòng Quốc trưởng ra.
Ông Misch kể lại: “Tôi nhìn thấy Hitler gục đầu xuống bàn. Vợ ông là Eva Braun nằm trên ghế sofa, đầu hướng về phía ông. Đầu gối bà ấy co sát lên ngực. Bà ấy mặc một chiếc váy xanh thẫm có diềm trắng. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh tượng đó.”
Ông Rochus Misch khi còn làm cận vệ cho Hitler
Ngày hôm sau, ông Misch còn phải chứng kiến 6 đứa con của Bộ trưởng tuyên truyền Quốc xã Joseph Goebbels bị giết trong hầm ngầm này bằng morphine và cyanua do chính bàn tay của mẹ chúng là bà Magda thu xếp.
Ngày 2/5/1945, ông Misch rời khỏi hầm ngầm này và bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ. Ông đã bị giam giữ 9 năm trong trại cải tạo của Liên Xô và được trở về nhà ở Berlin vào năm 1953.
Sau khi trở về, ông lập công ty chuyên trang trí nhà cửa cho đến khi nghỉ hưu vào giữa thập niên 1980. Người vợ Gerda của ông qua đời vào năm 1997.
Sau khi phụ tá Otto Gunsche của Hitler chết vào năm 2003, ông Misch trở thành người cuối cùng chứng kiến sự sụp đổ của Đệ tam Đế chế trong căn hầm ngầm ở Berlin. Cuốn hồi ký “Nhân chứng cuối cùng” của ông được xuất bản vào năm 2008 và trở thành một cuốn sách bán chạy nhất. Trong phần giới thiệu về cuốn sách viết trên website, ông viết: “Tôi tên là Rochus Misch. Tôi là người không quan trọng, nhưng tôi đã chứng kiến những điều rất quan trọng.”
Theo khampha
Triều Tiên doạ giết kẻ tung tin ông Kim Jong-un học tập Hitler
Triều Tiên hôm nay đã giận dữ bác bỏ một bài báo nói rằng ông Kim Jong-un sử dụng một cuốn hồi ký của trùm phát xít Đức Adolf Hitler làm cẩm nang lãnh đạo và doạ giết các tác giả của thông tin thất thiệt này.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un đi thăm một nhà máy ở tỉnh Bắc Phyongan.
Bài viết của trang New Focus International, một cổng tin trực tuyến do những người Triều Tiên sống lưu vong quản lý, cho hay ông Kim Jong-un đã phát các bản sao cuốn hồi ký "Mein Kampf" của Hitler cho các quan chức cấp cao của Triều Tiên, yêu cầu họ nghiên cứu cuốn sách như một cẩm nang các kỹ năng lãnh đạo.
New Focus International dẫn lời một quan chức Triều Tiên giấu tên đang công tác tại Trung Quốc rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên chỉ phát các bản dịch cuốn hồi ký của trùm phát xít Đức cho một số quan chức nhân dịp sinh nhật của ông Kim Jong-un hồi tháng 1.
Thông tin trên đã được các tờ báo lớn tại Hàn Quốc đăng lại hôm nay.
Phản ứng trước bài viết trên, cơ quan cảnh sát Triều Tiên ngày 19/6 đã gọi thông tin đó là "tội ác đáng nguyền rủa 3 lần" nhằm làm giảm uy tín của nhà lãnh đạo nước này, và đe doạ giết những kẻ đứng sau bài viết.
"Chúng tôi kiên quyết thực hiện các biện pháp cứng rắn nhằm loại bỏ bằng vũ lực những kẻ cặn bã đang phạm tội phản quốc", cơ quan cảnh sát Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố được hãng thông tấn trung ương Triều Tiên ( KCNA) đăng tải.
Cơ quan cảnh sát Triều Tiên cũng quyết phát động "sự trừng phạt công lý nghiêm khắc" đối với Mỹ và Hàn Quốc, cáo buộc hai nước khuyến khích những người Triều Tiên sống lưu vong nói xấu nhà lãnh đạo nước này.
Cuốn hồi ký mang tên lửa "Mein Kampf" (Cuộc đấu tranh của tôi) được viết vào năm 1924 trong khi Adolf Hitler bị giam giữ tại một nhà tù ở vùng Bavaria trước khi trở thành lãnh đạo Đức quốc xã
Theo Dantri
Hài hước với chuyện Hitler sống lại ở thế kỷ 21 Cuốn tiểu thuyết trào phúng của Đức có tên "Er ist wieder da" (Ông ấy đã trở lại) khắc hoạ cuộc sống của Hitler trong thế giới hiện đại hôm nay đang trở thành hiện tượng xuất bản mới ở Đức. Tuy vậy, xung quanh cuốn sách cũng có nhiều ý kiến tranh cãi. Hiện tại các luồng ý kiến khác nhau đang...