Cần ưu tiên chợ dân sinh ngoài trời vì thông khí tốt hơn siêu thị kín
Nhiều người dân e ngại mua bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi do không gian kín, mở điều hòa
Chuyên gia nhận định chợ dân sinh có nguy cơ lây nhiễm thấp hơn siêu thị.
Hơn một tháng kể từ ngày TP.HCM bùng dịch, ngành y tế liên tục phát hiện chuỗi lây nhiễm xuất phát từ các chợ, siêu thị. Số lượng chợ, siêu thị phải đóng cửa ngày càng nhiều ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng lương thực, thực phẩm cho người dân.
Sở Công Thương cho biết tính đến 2/7, 105/234 chợ truyền thống tại TP.HCM phải tạm ngưng hoạt động, chiếm tỷ lệ gần 45%. Từ ngày 1/7, Sở Công Thương có văn bản khẩn gửi các địa phương về phương án nhằm đưa chợ hoạt động trở lại trong thời gian sớm nhất. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cũng có hướng dẫn cụ thể để địa phương sớm mở cửa các chợ.
Sau hai thông báo này, các quận, huyện, TP đã rục rịch tiến hành nhiều biện pháp nhằm đưa các chợ, siêu thị đang tạm đóng cửa sớm hoạt động trở lại.
Chuẩn bị mở lại chợ truyền thống
Quận 11 hiện có 2/3 chợ truyền thống phải tạm ngừng hoạt động do phát hiện F0 là chợ Phú Thọ và chợ Bình Thới; chỉ còn chợ Thiếc vẫn mở cửa.
Trao đổi với Zing , bà Trần Thị Bích Trâm, Phó chủ tịch quận 11, cho biết sau khi phát hiện ca nhiễm tại chợ, lực lượng chức năng đã tiến hành đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch như phun khử khuẩn, truy vết, phong tỏa, cách ly. Hiện, tất cả tiểu thương tại chợ Phú Thọ và chợ Bình Thới đều có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Bà Trâm cho biết sau văn bản của Sở Công Thương và HCDC, quận đang tiến hành các biện pháp để chuẩn bị đưa hai khu chợ truyền thống kể trên hoạt động trở lại.
Người dân đi chợ phải đảm bảo thực hiện 5K. Ảnh: Chí Hùng.
Phó chủ tịch quận cho biết quận đã tiến hành tiêm vaccine cho hầu hết tiểu thương tại chợ Phú Thọ và chợ Thiếc, chỉ còn sót lại những trường hợp kinh doanh mặt hàng không thiết yếu hoặc không có mặt tại TP.HCM thời điểm tiêm. Riêng chợ Bình Thới do phát hiện ca F0 vào đúng ngày tiêm nên phải tạm dừng. Quận đang lên kế hoạch ưu tiên tiêm chủng cho nhóm này trong thời gian sớm nhất.
Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các chợ truyền thống, quận 11 đã có các phương án phân luồng, giới hạn số người ra vào chợ. Đây cũng là địa phương đầu tiên tại TP.HCM tiên phong sử dụng thẻ ra vào chợ.
Cụ thể, bà Trâm cho biết các chợ tại quận đều có ít nhất 4-5 lối vào. Quận đã chỉ đạo Ban quản lý chợ chặn hết các lối phụ và kiểm soát người ra, vào tại cổng chính, phân luồng đảm bảo một lối vào và một lối ra.
Video đang HOT
Người dân khi vào chợ sẽ được cấp một thẻ ra vào, trong đó có họ tên, năm sinh, địa chỉ liên hệ và số điện thoại. Đằng sau thẻ có mã QR. Mỗi lần đi chợ, người dân chỉ cần đưa thẻ này cho Ban quản lý chợ quét mã. Thông tin sẽ được cập nhật vào hệ thống. Cách làm này giúp ngành chức năng dễ dàng truy vết khi cần thiết.
Ngoài ra, lực lượng chức năng làm một số lượng thẻ đi chợ nhất định tùy theo quy mô từng chợ. Ví dụ, chợ Bình Thới làm 200 thẻ để giới hạn 200 người vào chợ một lượt. Khi vào, người dân được phát thẻ và phải trả lại thẻ khi trở ra. Phó chủ tịch cho biết chợ Bình Thới có không gian rộng, mỗi ngày có thể có 600-700 lượt người mua bán nên cần giới hạn.
“Lúc đầu cũng có tình trạng người dân đi cùng khung giờ, phải xếp hàng chờ bên ngoài. Quận cũng chỉ đạo phường điều phối người dân giãn cách hoặc thông báo để mọi người quay lại chợ sau 30 phút, tránh tụ tập đông người”, bà Trâm cho hay.
Người dân được phát thẻ ra vào chợ có mã QR để dễ dàng truy vết khi cần thiết. Ảnh: Chí Hùng.
Chợ Bình Thới là chợ lớn nhất quận 11 và đã thực hiện tốt mô hình này. Chợ Thiếc hiện đã làm thẻ có mã QR, do lượng người ra vào ít nên chưa triển khai thẻ đi chợ. Còn chợ Phú Thọ có quy mô nhỏ nên tạm thời chỉ kiểm soát qua khai báo y tế.
Bà Trâm cho biết 2 chợ truyền thống mới đóng cửa trong thời gian ngắn nên người dân chưa gặp khó khăn lớn. Tuy nhiên, quận cũng sẽ sớm đưa các chợ hoạt động trở lại để đảm bảo nguồn cung ứng lương thực, thực phẩm.
Theo vị phó chủ tịch, hệ thống cửa hàng tiện ích, siêu thị của quận không nhiều. Hơn nữa, người dân có tâm lý e ngại khi mua bán tại các địa điểm này do không gian kín, sử dụng máy lạnh.
Nguy cơ lây nhiễm tại chợ thấp
Ởgóc độ dịch tễ học, TS Nguyễn Thu Anh cho rằng các hệ thống siêu thị tiềm ẩn nguy cơ bệnh truyền nhiễm bởi trong không gian kín, nồng độ virus tăng lên rất nhiều, đặc biệt là những nơi sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm. Bà nhấn mạnh nguyên tắc để tiêu diệt mầm bệnh là phải đảm bảo thoáng khí.
Do đó, chuyên gia cho rằng các địa phương cần ưu tiên hoạt động cho dịch vụ ngoài trời hơn là các dịch vụ trong nhà. Ví dụ, ưu tiên chợ dân sinh ngoài trời để có độ thông khí tốt và sắp xếp giãn cách hơn là siêu thị kín, sử dụng điều hòa trung tâm.
Người dân xếp hàng vào đi chợ tại chợ Bình Thới, quận 11. Ảnh: Chí Hùng.
Bà gợi ý các chợ có thể chỉ hoạt động 50% công suất để đảm bảo giãn cách; giữa các gian hàng có thể làm miếng nilon che chắn; lắp thêm quạt điện để tăng thông khí.
“Nếu mọi người đều đeo khẩu trang, cách xa nhau, đảm bảo thoáng khí, có miếng che thì nguy cơ lây nhiễm rất thấp”, bà phân tích.
Với các siêu thị, TS Thu Anh cho rằng nên có hệ thống lọc khí để giảm nồng độ virus trong không khí và trên bề mặt. Cụ thể như sử dụng hệ thống lọc không khí di động có màng lọc HEPA để tăng cường làm sạch không khí (đặc biệt ở những khu vực có nguy cơ cao); lắp đặt hệ thống hút gió trên trần nhà (nếu có điều kiện); những nơi có không gian kín có thể lắp đặt bộ lọc khí trung tâm; sử dụng hệ thống chiếu tia cực tím (UVGI) ở những khu vực thông gió, thoáng khí kém.
Nhiều F0 không triệu chứng: Cần tăng tốc xét nghiệm diện rộng ở nơi nguy cơ cao
Hiện nay, không chỉ ở TP.HCM mà một số địa phương cũng có nhiều ca mắc COVID-19 (F0) không có triệu chứng, gây rất nhiều khó khăn cho việc kiểm soát dịch bệnh.
Có đến 20/81 nhân viên một công ty ở phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM mắc COVID-19 không có triệu chứng - Ảnh: NHẬT THỊNH
Chính vì những ca "bệnh như không bệnh" này mà nguy cơ lây lan dịch bệnh càng nhiều và càng dễ, do người bệnh vẫn đi lại, làm việc, tiếp xúc như bình thường.
"Chu kỳ lây lan dịch ngắn, chỉ khoảng 2 ngày/vòng lây, trong khi trước đây là 4-5 ngày" - ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, chia sẻ.
TP.HCM: 2/3 bệnh nhân không có triệu chứng
Theo thống kê đến chiều 30-6 của Cục Quản lý khám chữa bệnh, trong số gần 6.500 bệnh nhân COVID-19 hiện đang điều trị tại các cơ sở y tế, có trên 40% không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào, hoàn toàn như người bình thường.
Các trường hợp khác có biểu hiện lâm sàng từ nhẹ đến nặng và rất nặng, trong đó có trên 53% (trong số gần 6.500 bệnh nhân) là bệnh nhẹ, với các biểu hiện như đau đầu, đau cơ, sốt nhẹ...
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trung Cấp, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, người đã tham gia chống dịch COVID-19 từ những ca bệnh đầu tiên, cho biết so với thời gian đầu của dịch, khi có đến 70-80% bệnh nhân không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào thì tỉ lệ trên 40% hiện nay có thấp hơn, nhưng con số này vẫn cho thấy có đến gần một nửa số bệnh nhân không có dấu hiệu bệnh, không thể phát hiện nếu không có xét nghiệm.
So với toàn quốc, TP.HCM có số ca mắc nhưng không có triệu chứng nhiều hơn. Cụ thể, trong buổi làm việc trực tuyến với các quận huyện và TP Thủ Đức về công tác phòng chống dịch COVID-19 mới đây, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM Nguyễn Trí Dũng cho biết có khoảng 68% ca mắc COVID-19 đều không có triệu chứng khiến công tác khoanh vùng, xét nghiệm rất khó khăn.
Nhân viên Công ty Nidec Sankyo trong Khu công nghệ cao (TP Thủ Đức) được lấy mẫu xét nghiệm tại công ty (ảnh chụp chiều 30-6) - Ảnh: N.THỊNH
Tăng tốc xét nghiệm, trả kết quả sớm
Trao đổi với Tuổi Trẻ tối 30-6, một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm về chuyên khoa nhiễm - thần kinh ở TP.HCM cho biết để "nhận diện" F0 không có triệu chứng, việc cần làm là truy tìm F0 bằng cách xét nghiệm trên diện rộng toàn TP và phải thực hiện một cách đồng loạt ở những nơi có nguy cơ cao và rất cao. Đặc biệt cần phải có kết quả sớm đối với các nhóm này.
"Những vùng có nguy cơ rất cao, tốt nhất có kết quả xét nghiệm trong vòng 30 phút bằng cách sử dụng phương pháp test nhanh. Những vùng nguy cơ thấp có thể có kết quả chậm hơn" - vị này nói.
Theo vị này, tỉ lệ khoảng 68% các ca mắc COVID-19 không có triệu chứng tại TP.HCM không quá đáng lo ngại nếu ngành y tế nhanh chóng khoanh vùng, truy vết kịp thời. "Chính vì tỉ lệ người mắc COVID-19 không triệu chứng cao đòi hỏi chúng ta phải truy vết thật nhanh và nhiều nơi, chứ không phải chờ người bệnh có triệu chứng đến bệnh viện rồi mới phát hiện. Lúc này mầm bệnh đã có thể lây lan nhiều nơi" - vị này chia sẻ.
Trong khi đó, theo ông Trần Đắc Phu, chủng Delta phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ và hiện đang chiếm tỉ lệ lớn trong số bệnh nhân COVID-19 ở Việt Nam lây lan nhanh. Với chủng virus này, lần đầu tiên chúng ta ghi nhận nhiều ca mắc do cùng đến quán karaoke, cùng đi máy bay...
Nếu không có biện pháp sàng lọc hiệu quả, sẽ rất dễ lây lan từ F0 không có biểu hiện bệnh. Trong báo cáo dịch của Bộ Y tế những ngày gần đây, hầu như ngày nào cũng có ca bệnh đang điều tra dịch tễ, không biết nguồn lây từ đâu, có thể cũng bắt nguồn từ các F0 đã dương tính nhưng không có biểu hiện lâm sàng.
Theo ông Phu, khi không tìm thấy nguồn lây đầu tiên thì coi các bệnh nhân ghi nhận được là F0, thực hiện truy vết tìm các ca liên quan (F1, F2...) rồi xét nghiệm để phát hiện bệnh nhân mới.
Bên cạnh đó, nên xét nghiệm sàng lọc, xét nghiệm diện rộng có chỉ định và theo điều tra dịch tễ (xét nghiệm địa bàn có nguy cơ như bệnh viện, chợ, sân bay, khu dân cư, nhà máy... và chọn mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên), từ đó phát hiện sớm bệnh nhân nếu có, đánh giá nguy cơ dịch tại từng khu vực và có phương án chủ động.
Sau nhiều ngày phát phiếu đi chợ, chợ Bình Thới, quận 11, TP.HCM cũng phải đóng cửa tạm ngưng hoạt động sáng 30-6 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Ngày 30-6, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - có văn bản gửi đến UBND TP Thủ Đức và các quận huyện; các trường đại học, cao đẳng, các bệnh viện... về việc cử nhân sự tham gia công tác lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 trên địa bàn TP.
Theo đó, một đợt tổ chức lấy xong 10.000 mẫu xét nghiệm trong thời gian 4 giờ cần 15 đội (30 người) lấy mẫu và 60 thanh niên tình nguyện tham gia nhập liệu, dán mã code, hỗ trợ công tác phụ trợ khác (nếu có). Nếu có sự thay đổi số lượng lớn mẫu xét nghiệm cần tăng cường từ nguồn nhân sự, dự phòng ở mỗi quận huyện, với 60.000 mẫu/ngày/quận huyện.
UBND Q.11 (TP.HCM) thông tin một Phó chủ tịch quận nghi nhiễm Covid-19 Thống kê ban đầu xác định có 245 người liên quan đến ca nghi nhiễm Covid-19 là một phó chủ tịch UBND Q.11, cán bộ công chức hiện phải tạm thời cách ly tại trụ sở. Xe chở nhân viên y tế đến trụ sở Quận ủy và UBND Q.11 làm nhiệm vụ . ẢNH: HÂN HỒ Chiều 30.6, UBND Q.11 (TP.HCM) đã...