Cẩn trọng với viêm tiểu phế quản do mưa lạnh, ẩm
Trong những tuần vừa qua, với thời tiết mưa gió trên cả nước, độ ẩm trong không khí tăng cao, biến đổi nhiệt độ trong ngày dao động lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lý lây lan do tác nhân virút gây ra ở trẻ em như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết và đặc biệt là viêm tiểu phế quản.
Thông tin bệnh vào mùa tăng nhanh và tăng cao là có thật khiến các bệnh viện nhi của cả miền Nam, đặc biệt là ở TP.HCM, nơi có các bệnh viện Nhi tuyến cuối luôn quá tải. Tình hình khiến các phụ huynh hoang mang và thậm chí trên mạng xã hội, nhiều người còn truyền nhau về những loại virút lần đầu xuất hiện. Không ít phụ huynh vì quá hoang mang đã phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn. Tuy nhiên thực tế thăm khám cho thấy, các bệnh lý mà các bé mắc phải, hầu hết đều là những bệnh lý quen thuộc và chủ yếu là viêm tiểu phế quản.
Bệnh viêm tiểu phế quản
Thường xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng (2 tuổi) với các triệu chứng như sốt ho, khò khè, khó thở… Bệnh thường khởi phát bằng các dấu hiệu sớm trong 48 tiếng giống triệu chứng cảm như sốt nhẹ, ho, hắt hơi, chảy mũi, biếng ăn. Từ ngày thứ 3 – 5 của bệnh (sau 48 tiếng), bệnh dễ nặng với dấu hiệu khò khè khó thở và ho nặng. Thông thường, bệnh dần khỏi sau từ 7 – 14 ngày.
Ho và khò khè sau viêm tiểu phế quản có thể kéo dài 1 tháng với một số tác nhân như virút Adeno. Những trẻ có thể diễn tiến nặng gồm trẻ mắc bệnh có tiền căn sinh non dưới 35 tuần; trẻ em mắc bệnh ở tuổi nhỏ dưới 12 tuần (3 tháng tuổi); trẻ có bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mạn tính, bệnh thần kinh cơ… Trẻ mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải, suy dinh dưỡng nặng.
Thường xảy ra trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi
Video đang HOT
Những dấu hiệu cần đưa đi cấp cứu ngay bao gồm trẻ khó thở rõ, hoặc thở không đều hoặc thở nhanh>70 lần/phút; trẻ không thể bú được vì ho liên tục và khó khè nặng; xanh tái khi ho, bú gắng sức; da xanh tái, vã mồ hôi.
Những dấu hiệu cho thấy cần tái khám bao gồm trẻ ho, khò khè diễn tiến nặng hơn; trẻ giảm bú hơn 50% hoặc từ chối ăn, bú; trẻ trông mệt mỏi và ngủ nhiều hơn bình thường; tiểu ít hơn 50%, sốt cao trên 390C, ho nặng hơn. Hoặc bất kỳ khi nào bạn thấy lo lắng về tình trạng của trẻ.
Viêm tiểu phế quản do siêu vi hô hấp hợp bào RSV (Respiratory Syncytial Virus)
Đây là loại siêu vi khá phổ biến trong nhóm tác nhân siêu vi gây triệu chứng giống cảm ở trẻ em và người lớn vào mùa bệnh. Năm 1840 RSV ghi nhận đầu tiên từ những trường hợp viêm hô hấp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ theo mùa. Đến năm 1950, RSV một lần nữa được phân lập từ đợt bệnh hô hấp ở loài tinh tinh Coryza trong phòng thí nghiệm, do người chăm sóc lây sang.
Năm 1963 Robert Chanocks, mô tả, phân lập đầy đủ tác nhân RSV gây bệnh hô hấp ở trẻ em trên toàn thế giới. Bên cạnh RSV, hiện có nhiều tác nhân siêu vi gây bệnh cảnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em.
Điều trị viêm tiểu phế quản và can thiệp tối thiểu
Cũng giống như các bệnh lý do tác nhân siêu vi khác gây ra, viêm tiểu phế quản điều trị chủ yếu là theo dõi, can thiệp thuốc tối thiểu, không điều trị đặc hiệu, vì một cơ thể khỏe mạnh của trẻ sẽ tự vượt qua. Theo dõi và can thiệp đièu trị biến chứng khi cần. Đa số điều trị ngoại trú theo dõi, chỉ điều trị, chăm sóc hỗ trợ. Điều trị can thiệp thuốc tối thiểu không dùng giảm ho, kháng sinh, sirô long đàm… Riêng điều trị biến chứng được áp dụng khi trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, hoặc bội nhiễm viêm phổi do tác nhân vi trùng, hoặc mất nước, suy kiệt.
Phòng ngừa viêm tiểu phế quản
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ đang có bệnh hoặc có triệu chứng giống cảm, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Rửa tay sạch dưới vòi nước bằng các loại xà phòng rửa tay diệt khuẩn thông thường, trước và sau khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang, hạn chế lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết mũi họng, giọt bắn. Môi trường sống của trẻ không thuốc lá, giảm nguy cơ mắc và biến chứng nặng của các bệnh lý lây nhiễm đường hô hấp. Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch, tránh bệnh chồng bệnh, dinh dưỡng tốt, chế độ ăn uống ngủ nghĩ hợp lý.
Hiện nay, chưa có vắcxin đặc hiệu phòng ngừa RSV, việc tiêm phòng RSV không phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam chưa thực hiện tiêm chủng phòng ngừa tiểu phế quản do RSV.
BS. HUYỀN TÔN NỮ THỤY MY
Theo SK&ĐS
Thời tiết lạnh, trẻ dễ bệnh hô hấp do 'trái gió trở trời'
Thời tiết cả nước đã trở lạnh, trong đó, nhiệt độ tại TP.HCM vào nửa đêm và sáng sớm khoảng 20 độ C và dự kiến sẽ kéo dài đến tết Dương lịch. "Trái gió trở trời" khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em bị bệnh hô hấp.
Bệnh nhi bệnh hô hấp đang được phun khí dung tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố - Ảnh: BSCC
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), số trẻ đến khám vì các bệnh hô hấp như ho, hắt hơi, sổ mũi... đã gia tăng. Nhiều trường hợp, ho, sổ mũi kéo dài 2 tuần vẫn không hết. Đặc biệt, nhiều ca viêm tiểu phế quản nặng do vi rút hợp bào hô hấp.
Theo bác sĩ Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố: Vi rút hợp bào hô hấp là tác nhân hàng đầu gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em, chiếm 60 - 70% trường hợp mắc các bệnh lý hô hấp.
Bệnh phát triển mạnh khi thời tiết lạnh hoặc không khí ô nhiễm. Các trường hợp nặng đang được điều trị, bệnh nhi phải thở ô xy, thậm chí thở máy.
Trẻ bị bệnh ban đầu có triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, thở khò khè, sốt nhẹ tới cao... Những trường hợp nhẹ có thể sinh hoạt bình thường và tự khỏi sau 3-5 ngày phát bệnh.
Tuy nhiên, bệnh có thể tiến triển nặng với nhiều trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, thiếu cân, tim bẩm sinh, khiếm khuyết miễn dịch hay mắc các bệnh lý thần kinh cơ...
Các bác sĩ khuyến cáo, giai đoạn chuyển mùa, thời tiết lạnh, trẻ sơ sinh, người già và sản phụ là những người dễ mắc bệnh nhất, cần lưu ý giữ ấm cơ thể.
Đặc biệt, với trẻ nhỏ, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), lưu ý qui tắc "4 ấm, 1 lạnh" để bảo vệ trẻ không bị bệnh suốt những ngày giá rét. "Khi mặc quần áo cho con, phụ huynh chú ý đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là: bàn tay, bàn chân, ngực và lưng. Còn lại, phần đầu đảm bảo để đầu trẻ được thoáng mát", bác sĩ Vũ cho biết.
Theo thanhnien
Chỉ sau một cơn sốt nhẹ, bệnh nhi mắc suy hô hấp cấp tiến triển phải áp dụng kỹ thuật siêu lọc máu để cứu sống Suy hô hấp cấp tiến triển là một hội chứng bệnh lý nguy hiểm, gây tổn thương phổi nặng và tiến triển rất nhanh có nguy cơ tử vong cao Áp dụng kỹ thuật siêu lọc máu hi vọng cứu bệnh nhân Thông tin từ khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú...