Cẩn trọng với quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên các website
GD&TĐ – Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo người tiêu dùng cẩn trọng với sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax được quảng cáo trên một số website, do vi phạm các quy định về quảng cáo.
Thông báo cho biết, sản phẩm này được Công ty Cổ phần Phát triển thảo dược Việt Nam (có địa chỉ tại A13, Lô 4, Khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Tuy nhiên, đại diện Công ty Cổ phần Phát triển thảo dược Việt Nam khẳng định sản ph ẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax đang quảng cáo trên website https://hamomax.net và https://reviewsosanh.com/hamomax-ha-mo-mau không phải do công ty thực hiện và chịu trách nhiệm về chất lượng và sẽ không được đảm bảo về chất lượng, an toàn theo công bố được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
Hiện Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax trên các trang website nêu trên.
Video đang HOT
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe HAMOMAX được quảng cáo có tác dụng: Hỗ trợ hạ mỡ xấu trong máu; Giảm mỡ xấu trong gan; Hỗ trợ hạ và ổn định huyết áp; Hỗ trợ tăng tính bền thành mạch máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tai biến mạch máu não do mỡ máu cao.
Theo Giaoducthoidai
Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế: Tôi sợ việc lạm dụng hình ảnh quảng cáo TPCN
PGS.TS Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, cơ quan quản lý cần xem xét việc các công ty kinh doanh dùng hình ảnh của nhân viên y tế, người nổi tiếng, bệnh nhân... để quảng cáo sản phẩm. "Tôi sợ nay mai trên mạng hình ảnh của tôi cũng được dùng quảng cáo, rằng có được sức khỏe như vậy là nhờ có sản phẩm a,b, c nào đó..."
Theo PGS Truyền, đây là một vấn đề cần kiểm soát, trong việc truyền thông quảng cáo TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không để tình trạng một nhân vật, một bệnh nhân nào đó nói về công dụng của thuốc.
Trả lời PGS Lê Văn Truyền, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, việc dùng hình ảnh nhân viên y tế, người nổi tiếng, bệnh nhân... để quảng cáo sản phẩm TPCN đều là những hành vi bị cấm trong nghị định hướng dẫn quảng cáo, kể cả luật Dược.
"Nghiêm cấm không được quảng cáo ghi công dụng các sản phẩm không phải là thuốc, chữa bệnh, thay đổi chức năng sinh lý cơ thể con người. Trong trường hợp này, cụ thể là TPCN không được phép quảng cáo như vậy. Tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, uy tín, danh nghĩa của cơ quan y tế, người bệnh để quảng cáo ", TS Phong nói.
Ông Phong nhấn mạnh thêm, cơ quan quản lý đã xử lý rất nhiều doanh nghiệp vi phạm hành vi này. "Thời gian vừa qua, có nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn tới công chúng, thậm chí chúng tôi biết họ chưa dùng sản phẩm, nhưng vì mục đích nào đó đã đứng ra quảng cáo sản phẩm. Chúng tôi đã xử lý nhiều doanh nghiệp, xác định luôn phải xử lý nghiêm", TS Phong chia sẻ.
Mới đây nhất, Công ty TNHH Thương mại Bảo Sinh Đường (131/22 Kinh Dương Vương, Phường 12, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam) đã có hành vi quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt cốt vương gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm chức năng/thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hoạt cốt vương có nội dung đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh và cũng bị xử phạt hành chính số tiền 100 triệu đồng.
Ngoài ra, đây là lỗi rất phổ biến mà cơ quan chức năng bắt gặp và xử phạt rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh TPCN quảng cáo thổi phồng, gây hiểu lầm như là thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, nhiều công ty còn dùng tư vấn viên giả làm bác sĩ, dược sĩ để tư vấn người tiêu dùng sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN) là rất nguy hiểm. "Bản thân tôi khi gọi điện đến một công ty, kể lể bị đau đốt sống cổ cũng được tư vấn, khẳng định dùng sản phẩm là khỏi bệnh", ông Phong bức xúc nói.
Ông Phong khẳng định, thực trạng tư vấn viên, người tư vấn giả làm bác sĩ, dược sĩ rất phổ biến. Trong khi bản thân họ không có kiến thức về y tế, thậm chí còn dọa dẫm về tình trạng bệnh tật, nói quá lên về mức độ nguy hiểm để gợi ý người tiêu dùng mua sản phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
"Trong khi đó, TPCN chỉ có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, giảm triệu chứng, không có tác dụng điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì thế, TPCN nên tuyệt đối không được ghi là thuốc, có tác dụng điều trị bệnh, thay đổi chức năng bộ phận cơ thể người", ông Phong nói.
Ông Phong cho biết thêm, nhiều công ty kinh doanh TPCN luôn muốn quảng cáo quá lên công dụng để thu hút người dùng. "Tôi kêu gọi người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có quảng cáo dưới các hình thức như: dùng thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, dùng hình ảnh cán bộ y tế quảng cáo, sử dụng danh nghĩa, hình ảnh cơ quan y tế quảng cáo. Bởi với những hành vi quảng cáo này, chưa cần kiểm tra đã cho thấy quảng cáo không đúng quy định. Trong khi cơ quan chức năng đang xác minh, xử lý, người tiêu dùng kiên quyết không mua sản phẩm quảng cáo như vậy".
Bên cạnh việc tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra, xử lý vi phạm, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cũng nhắn nhủ đến các công ty kinh doanh TPCN, đó là đừng để mất lòng tin của người tiêu dùng với TPCN. Bản chất TPCN tốt, công hiệu cao, nhưng nếu không quản lý chặt, các doanh nghiệp không nghiêm túc chấp hành, với những vi phạm này người dân dần sẽ mất niềm tin vào sản phẩm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Thận trọng với quảng cáo Viên uống lợi sữa MABIO trên website Cục An toàn thực phẩm ngày 29/12 đưa ra khuyến cáo người tiêu dùng không mua thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống lợi sữa MABIO được quảng cáo trên website https://thuoctot24h.com. Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong thời gian qua, qua kiểm tra, rà soát, cơ quan này phát hiện trên website: https://thuoctot24h.com có quảng cáo sản...