Cẩn trọng với hình thức lừa đảo khi mua hàng online: Lập shop trên Facebook, đăng ảnh đẹp, khách chuyển khoản mua hàng xong là shop ‘mất hút’
Chiêu bài của những shop này là đăng ảnh thật đẹp, giá phù hợp, sau đó giục khách chuyển khoản trước 100%. Đến khi khách làm xong thì shop lập tức chặn Facebook và biết mất.
Mua hàng online là xu hướng được ưa chuộng hiện nay, đặc biệt vào giai đoạn trong và sau Covid-19. Tuy nhiên, lợi dụng loại hình này, nhiều đối tượng đã nghĩ ra những chiêu mới để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.
Gần đây, một cá nhân đã lên tiếng cảnh báo cộng đồng về hành vi lừa đảo của hai shop online có tên gọi “Momo” và “Sunny Store”. Theo đó, cách thức lừa đảo vô cùng đơn giản nhưng lại qua mặt được rất nhiều khách hàng.
1. Tạo ra nhiều trang bán hàng trên Facebook hoặc mua lại những trang có sẵn vài nghìn like.
2. Đăng tải hàng loạt hình ảnh quần áo, phụ kiện,… nhiều mặt hàng từ các shop nước ngoài. Những hình ảnh này rất đẹp, bắt mắt, lại trông như do chính shop tự chụp. Mục đích ngụy trang như một shop bán đồ bình thường ở Việt Nam.
3. Tạo nhiều bài viết khuyến mãi -> chạy quảng cáo -> thu hút khách vào xem đồ.
4. Khi khách hàng nhắn tin mua, shop sẽ lấy lý do đồ sale nên cần chuyển khoản 100% tiền sản phẩm. Khi khách hàng chuyển khoản xong, shop không gửi đồ mà tìm cách trì hoãn. Nếu khách phát hiện bị lừa thì shop chặn Facebook của khách ngay lập tức.
Đã có rất nhiều khách hàng là nạn nhân của hai shop giả mạo này. Và sau khi bị tố giác, cả 2 shop đều ngay lập tức khóa trang Facebook bán hàng của mình.
Shop lừa đảo và những bài đăng bán hàng như shop thông thường.
Video đang HOT
Hàng loạt nạn nhân bị lừa lên tiếng tố cáo hai shop trên.
Cách thức nhận diện lừa đảo
Trên thực tế, hình thức lừa đảo này tuy đơn giản nhưng vô cùng khó chặn đứng hoàn toàn. Bởi những đối tượng lừa đảo sẽ liên tục mở các trang bán hàng mới sau khi trang cũ bị phát giác để tiếp tục hành vi ăn chặn tiền của khách hàng.
Để hạn chế tình trạng này, những người có ý định mua hàng online cần chú ý một số đặc điểm sau để nhận diện.
Trước tiên, hãy xem xét thời gian đăng tải bài viết của bất kỳ một trang bán hàng nào. Nếu trang đăng bài liên tục nhưng chỉ được cập nhật trong một thời gian ngắn gần đây, ví dụ chỉ 1 tháng, vài tuần cho đến vài ngày, thời gian trước shop online này không có hoạt động gì thì độ uy tín của họ sẽ rất thấp.
Tiếp theo, các trang lừa đảo sẽ không cho hiển thị phần bình luận của bài đăng, các bài đăng có nhiều lượt trạng thái “phẫn nộ”. Đây có thể là những người đã bị lừa nhưng không thể nhắn tin hay bình luận vào bài được. Nếu có ý định mua, hãy liên hệ trực tiếp những tài khoản thả phẫn nộ để hỏi thông tin về shop.
Thứ 3, khi hỏi thông tin về sản phẩm, hãy xin shop video thật của sản phẩm đó. Shop giả mạo sẽ có ảnh thật vì chúng lấy thông tin từ shop thật, còn video sẽ ít hơn.
Cuối cùng, nếu khách hàng xin số điện thoại hoặc xin địa chỉ để tới shop thử đồ thì các đối tượng lừa đảo thường lảng tránh hoặc không trả lời, thậm chí chặn luôn.
Hình thức lừa đảo này rất đơn giản nhưng nhiều người mua hàng online dễ dàng mắc lừa. Khi bị lừa thì cũng chỉ biết “ngậm đắng nuốt cay” vì số tiền không lớn. Vì vậy, những người có ý định mua hàng online cần nâng cao cảnh giác, tránh “tiền mất tật mang” và làm lợi cho những kẻ lừa đảo.
Xuất hiện hình thức bán hàng online lừa đảo mới, đơn giản nhưng rất nhiều chị em mắc lừa
Những cửa hàng quần áo lừa đảo sẽ giục khách hàng chuyển tiền 100% và rồi... mất hút, chặn luôn Facebook.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và các trang mạng xã hội, nhiều hình thức lừa đảo mới được hình thành. Lợi dụng sự cả tin của người tiêu dùng, những chiêu trò ngày càng tinh vi hơn.
Mới đây, thêm một hình thức lừa đảo mới được người dùng Facebook chia sẻ nhằm cảnh báo mọi người nâng cao cảnh giác.
Chiêu thức lừa đảo này như sau:
Trước tiên, chúng tạo ra nhiều trang bán hàng trên Facebook hoặc mua lại những trang đã có sẵn vài nghìn lượt thích. Chúng thường xuyên đăng tải hàng loạt hình ảnh quần áo, phụ kiện,... nhiều mặt hàng từ các cửa hàng nước ngoài. Những hình ảnh này rất đẹp, bắt mắt, lại trông như do chính cửa hàng tự chụp. Mục đích là để nguỵ trang như 1 cửa hàng bán đồ bình thường ở Việt Nam.
Một trong những shop lừa đảo
Giá sản phẩm sẽ vô cùng rẻ
Tiếp theo, chúng tạo nhiều bài đăng bán đồ khuyến mại và chạy quảng cáo để thu hút khách vào xem đồ. Khi người dùng vào nhắn tin hỏi mua, chúng sẽ lấy lý do đồ khuyến mại nên cần chuyển khoản 100%. Điều này rất bình thường vì hiện nhiều shop bán hàng nhận order cũng như vậy nên người dùng thường không mảy may nghi ngờ. Chờ khi người dùng chuyển khoản xong, những shop này sẽ không gửi đồ đã đặt và lẳng lặng chặn Facebook luôn.
Những cửa hàng này nhắn tin lịch sự và bắt chuyển khoản 100% số tiền
Với hình thức lừa đảo vô cùng đơn giản như thế này, rất nhiều người đã bị lừa. Tuy nhiên cách thức càng đơn giản, người tiêu dùng càng dễ dàng sập bẫy vì những yếu tố sau:
- Những mặt hàng đăng lên thường rất bắt mắt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Giá khuyến mại rất tốt và khá rẻ nên người dùng không mấy nghi ngờ.
- Cách trả lời tin nhắn nhẹ nhàng, thân thiện, tạo cảm tình.
Thêm nữa, sau khi phát hiện bị lừa cũng không có nhiều nạn nhân lên tiếng vì số tiền bị mất cũng không quá lớn, chỉ vài trăm nghìn đến 1 triệu. Tuy nhiên hàng trăm người bị lừa như thế thì số tiền sẽ rất lớn.
Hàng loạt người dùng bị lừa
Nhiều nạn nhân lên tiếng để cảnh báo
Có người bị lừa đến 2 lần
Cách thức nhận diện lừa đảo
Hình thức lừa đảo này đơn giản nhưng vô cùng khó nhận biết, bởi chúng có rất nhiều trang bán hàng khác nhau và liên tục mở ra để lừa đảo. Chị em cần chú ý một số đặc điểm để nhận diện.
Trước tiên, bạn cần chú ý thời gian đăng tải bài viết của trang bán hàng đó. Nếu trang đó đăng bài liên tục nhưng chỉ được cập nhật trong một thời gian ngắn gần đây, ví dụ chỉ 1 tháng, vài tuần cho đến vài ngày. Nếu kiên nhẫn kéo xa hơn, bạn sẽ thấy nó không hoạt động gì, hoặc thời gian hoạt động gần nhất là 2017 thì đây chắc chắn là một trang giả.
Tiếp theo, các trang lừa đảo sẽ không cho hiển thị phần bình luận của bài đăng, các bài đăng có nhiều lượt trạng thái "phẫn nộ". Đây có thể là những người đã bị lừa nhưng không thể nhắn tin hay bình luận vào bài được. Bạn có thể liên hệ những nickname này để hỏi thông tin về shop.
Thứ 3, khi hỏi thông tin về sản phẩm, bạn hãy xin shop video thật của sản phẩm đó. Shop giả mạo cũng sẽ có ảnh thật vì chúng lấy thông tin từ shop thật, còn video sẽ ít có hơn.
Cuối cùng, nếu bạn xin số điện thoại hoặc xin địa chỉ để tới shop thử đồ thì chúng lảng tránh hoặc không trả lời, thậm chí chặn luôn.
Hình thức lừa đảo này rất đơn giản nhưng chị em dễ dàng mắc lừa. Khi bị lừa thì cũng chỉ biết "ngậm đắng nuốt cay" vì số tiền không lớn. Nhưng cũng vì vậy chúng ta càng cần biết đến để nâng cao cảnh giác, tránh "tiền mất tật mang" cho những kẻ lừa đảo.
Kiếm được tiền đã khó, mua hàng online không gặp phải tai nạn éo le còn khó hơn Nhìn ảnh mẫu với đồ nhận được về tay mà đau lòng... Chắc hẳn ai trong số chúng ta đều ít nhất một lần gặp phải trải nghiệm dở khóc dở cười trước kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó" của các shop online. Đó là khi bạn bắt gặp những hình ảnh quảng cáo vô cùng bắt mắt trên MXH khiến bản...