Cẩn trọng với bánh trung thu siêu rẻ
Tại một số chợ đầu mối, chợ bán sỉ tại một số tỉnh, thành phố lớn, hiện nay có rất nhiều người đổ về mua nguyên liệu làm bánh trung thu, đặc biệt là tại TPHCM, chợ đầu mối Bình Tây (quận 6), chợ Chánh Chiếu, chợ Bà Chiểu (quận 5), chợ Kim Biên… là nơi được các hộ sản xuất bánh trung thu mách nước là bán đầy đủ các nguyên liệu để làm bánh từ hảo hạng đến bình thường. Nếu muốn lời to thì chỉ cần dùng nguyên liệu toàn bột sắn và các hương liệu mà thành.
Một vốn mười lời
Bà Nguyễn Thị Nụ chuyên bán các loại bánh ngọt, bánh trung thu lâu năm ở chợ Bà Chiểu cho biết: cách ngày lễ Tết Trung thu khoảng gần 2 tháng là các đối tượng làm bánh trung thu rởm đã hoạt động rầm rộ lắm rồi. Chủ yếu họ sản xuất thủ công vì quy trình làm bánh cũng khá đơn giản. Cho nhiều hương liệu vào, mùi thơm sẽ đánh lừa khách hàng.
Tại các chợ như thế này, nguyên liệu làm bánh trung thu khá phong phú, thậm chí còn được hướng dẫn chi tiết về cách làm bánh nữa. Bà Nụ chỉ vào khu nguyên liệu góc trong cùng của chợ, tại đây, các nguyên liệu làm bánh dẻo, bánh nướng được bày bán với đầy đủ chủng loại. Từ các nguyên liệu làm nhân bánh như mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, hạt sen… đến các loại nước đường, nước hoa bưởi, hương trà cùng bột bánh dẻo, bánh nướng để làm vỏ bánh… Tuy nhiên, theo bật mí của nhiều tiểu thương thì chủ yếu chất liệu nhân, vỏ toàn là bột sắn và các hương liệu tạo nên những mùi đặc trưng của các loại bánh có thương hiệu nổi tiếng.
Tại chợ Bình Tây có lẽ là nơi bán các loại nguyên liệu bằng bột sắn, bột bắp nhiều nhất. Có mặt tại đây, chúng tôi thấy nhiều người lỉnh kỉnh vào mua bột sắn và các loại hương liệu. Bột sắn được bán giá rẻ bèo về làm bánh trung thu thì rất lời. Những người hay làm ăn kiểu này gọi kiểu làm bánh này là một vốn mười lời. Quán tạp hóa Bình Lợi (nằm ngay trong giữa chợ) vừa nhập về 3 tấn bột sắn mà bán hết vèo trong 2 ngày. Sau đó, đến khu bán hương liệu hoặc vào thẳng chợ Kim Biên muốn mua bao nhiêu chất tạo hương, chất béo… cũng đều có cả.
Anh Lê Hải Tr, chuyên đi chở bột và làm bánh trung thu thuê cho một địa điểm trên địa bàn quận Phú Nhuận cho biết; thường các địa điểm làm bánh rởm này chỉ làm chớp nhoáng, thời vụ thôi. Tôi hay được thuê làm bánh kiểu này, chỉ cần 100kg bột sắn, 4 lít hương liệu các loại là có thể làm ra hàng ngàn chiếc bánh trung thu, bán với giá bèo cũng được trên 10 triệu đồng, trong khi chi phí nguyên liệu hết khoảng hơn 1 triệu đồng. Muốn bánh trung thu thơm và béo cỡ nào cũng được, chỉ cần mua bột béo là xong.
Còn nhân ư, chợ nào cũng sẵn những túi nguyên liệu đựng trong những chiếc túi bóng sơ sài, buộc dây chun ở đầu với nét chữ nguệch ngoạc mứt bí, hạt dưa, lạp xưởng, bột trà xanh. Các nguyên liệu này cũng trôi nổi, giá rẻ bèo. Bột trà xanh được bán ở hầu khắp các chợ, cửa hàng vì nó tạo nên mùi hương ấn tượng và khiến cho mùi khét của bột sắn hoàn toàn biến mất. Theo những người dân buôn bán ở chợ Bà Chiểu thì tất cả các nguyên liệu làm nhân bánh đều được ướp phẩm màu và mua các nguyên liệu là đồ thải đi ở các chợ về để chế biến.
Đặc sản từ bột sắn nhái nhãn mác
Thời điểm này, không chỉ có khu vực Kha Vạn Cân mà nhiều tuyến đường khác ở TP.HCM cũng bày bán các loại bánh trung thu được làm từ bột sắn sau đó nhái các nhãn mác uy tín. Tại đường Nguyễn Văn Linh (quận 7), mấy ngày gần đây, chiều nào người đi đường cũng nhìn thấy một xe tải nhẹ chở đầy các loại bánh trung thu nhãn mác Kinh Đô, Hoa Hồng, Yến Sào… với giá rất bèo chỉ dao động 11 đến 12.000đ/bánh.
Nếu mua cả hộp 4 bánh thì chỉ có 39.000 đồng. Những chiếc bánh này quan sát có màu rất đậm, vừa bóc ra thì mùi thơm nồng nặc. Điều đáng nói là những loại bánh này trên bao bì không có các thông tin cần thiết như: ngày sản xuất, hạn sử dụng. Sau khi bán hết bánh, xe di chuyển về khu chợ Bà Chiểu lấy nguyên liệu bột.
Video đang HOT
Tại đường Hoàng Văn Thụ một xe tải nhẹ chất đầy bánh trung thu rởm cũng được giới thiệu là sản xuất và đóng gói theo dây chuyền công nghệ khép kín, là hàng chất lượng cao, giá bán chỉ 10.000 đồng/bánh. Tại đường Điện Biên Phủ nhiều chiếc xe chở đầy ắp bánh trung thu, người bán hàng luôn miệng giới thiệu chúng là bánh gia truyền, được làm theo phương pháp thủ công. Đảm bảo không hề có chất bảo quản cũng như các tạp chất khác.
Nhiều tác hại từ bánh rởm
Cách phân biệt bánh thật và bánh giả không quá khó khăn. Bánh thật có đóng gói nghiêm ngặt và ghi đầy đủ các thông tin lẫn tem chống hàng giả. Các loại bánh được làm bằng bột sắn hiện nay, thì thường không có nhãn mác, đóng gói sơ sài và được quảng cáo là bánh gia truyền làm thủ công nên mẫu mã không đẹp.
TS. Trần Văn Hữu – chuyên gia về an toàn thực phẩm cũng cho rằng cách chế biến bánh trung chất lượng không đảm bảo sẽ mang đến những nguy cơ nhất định cho sức khỏe. Nhất là các loại bánh có thêm mùi hương từ bột trà xanh. Mà hầu hết bánh thủ công đều có bột trà xanh. Đối với loại bột trà xanh không rõ nguồn gốc, không loại trừ khả năng đó là hóa chất công nghiệp.
Mức độ độc hại của hóa chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp là rất lớn. Nó tổn hại đến tất cả các cơ quan thần kinh, nội tạng và bề mặt da khi tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, trong một số hương liệu còn chứa chất tẩy, nhiều hộ sản xuất vẫn thường dùng đến chất tẩy trắng sunphit natri (Na2SO3). Sunphit natri tách ra thành SO2 là chất oxy hóa mạnh, gây ảnh hưởng xấu tới đường ruột, có thể gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, đây là một chất gây độc, có khả năng gây viêm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng, gây hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là đối với trẻ em. Chính vì thế nên phải cẩn trọng khi lựa chọn bánh trung thu.
Theo Huy Hoàng
An ninh thủ đô
Chợ sầm uất bậc nhất Sài Gòn xuống cấp
Là một trong những trung tâm đầu mối sầm uất bậc nhất TP HCM, chợ Bình Tây sau gần 90 năm xây dựng mái ngói đã mục nát, các mảng bêtông thường xuyên bong tróc...
Chợ Bình Tây được biết đến với tên gọi Chợ Lớn (mới) ở quận 6, TP HCM, do thương gia người Hoa là Quách Đàm bỏ tiền xây dựng năm 1928 theo kỹ thuật của Pháp. Kiến trúc hình bát quái được cho là nét độc đáo nhất của chợ, gồm 12 cổng, bên trong có hoa viên rộng rãi để khách ngồi nghỉ ngơi. Hệ thống móng nền làm bằng đá sỏi, bêtông chắc chắn nên không có hiện tượng sụt, lún.
Sau hai năm xây dựng, chợ hoàn thành rất khang trang, sạch sẽ trên khuôn viên đất rộng khoảng 25.000 m2. Ngay khi được đưa vào hoạt động, với lợi thế về giao thông thủy bộ cũng như tay nghề kinh doanh của bà con tiểu thương người Việt và người Hoa, chợ nhanh chóng trở thành khu kinh doanh sầm uất, đầu mối bán buôn khắp Nam kỳ lục tỉnh, sang tận các nước láng giềng... Hiện, Chợ Lớn có hơn 2.300 sạp hàng, mỗi năm có hơn 120.000 khách nước ngoài đến tham quan và mua sắm.
Sau gần 90 năm xây dựng, chợ Bình Tây đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều mái ngói trong khu nhà lồng chợ mục nát.
Hệ thống rui mè của chợ bị bong tróc lòi cả cốt thép rỉ sét. "Bêtông, bụi bặm thường xuyên rơi xuống. Trời mưa, nước nhỏ xuống rất nhiều. Chúng tôi mong Ban quản lý sớm sửa chữa, cải tạo lại chợ để tiểu thương và khách hàng có nơi an toàn buôn bán", anh Tâm chủ một sạp hàng nói.
Do từng có khách và tiểu thương bị thương vì bị ngói rơi trúng nên ban quản lý buộc phải dùng lưới sắt che chắn tạm thời.
Một mảng tường bị nứt toác có thể đổ sập.
Do mái ngói mục nát, khi trời mưa nước chảy xuống gây hư hỏng hàng hóa nên tiểu thương phải lấy bạt che tạm.
Thậm chí dùng xô, túi nylon treo lủng lẳng trên trần để hứng nước mưa.
Cột trụ bị bong tróc, gãy rời ra khỏi tường.
Xi măng trên tường bong tróc, lòi cả gạch. "Ban quản lý chợ đã thông báo mỗi tiểu thương góp khoảng 40 triệu đồng để sửa lại chợ cách nay cả năm rồi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy họ thu tiền và chợ thì tiếp tục xuống cấp", chủ một sạp cho biết.
Đại diện Sở Văn hóa - Thể thao cho biết UBND TP đã đồng ý chủ trương sửa chữa, cải tạo lại chợ Bình Tây. Tuy nhiên, do hồ sơ của đơn vị tư vấn, thiết kế còn sơ sài nên yêu cầu bổ sung cho hoàn chỉnh để đảm bảo giữ được kiến trúc, hoa văn khi sửa chữa. "Chợ này chưa được công nhận là di tích nhưng nằm trong diện được cư xử như di tích. Vấn đề nằm ở chủ đầu tư là Ban quản lý xây dựng công trình quận 6 chưa hoàn chỉnh thiết kế", vị đại diện cho hay.
Một điểm đặc biệt mà những ngôi chợ khác ở TP HCM không có là nơi này có một hoa viên giữa 4 dãy nhà cho khách nghỉ ngơi. Ở đây, có đặt tượng thờ ông Quách Đàm, người bỏ tiền xây ngôi chợ với 4 con rồng phun nước 2 bên và 4 con kỳ lân. Hàng ngày, nhiều tiểu thương đến thắp nhang, khấn vái cầu buôn may, bán đắt.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Hà Nội sẽ giải tỏa các cửa hàng bán bánh trung thu trên vỉa hè Chiều ngày 19/8, ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký văn bản yêu cầu lực lượng thanh tra xử lý và giải tỏa triệt để các trường hợp lấn chiếm hè đường để buôn bán kinh doanh, đặc biệt là các quầy bán bánh trung thu. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị trên...