CẨN TRỌNG: Mùa Hè thường xuyên đau họng lúc nửa đêm thì bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh này
Không nên thờ ơ nếu bạn đang gặp phải triệu chứng đau họng về đêm vì rất có thể bạn đang mắc những chứng bệnh nguy hiểm này
Dị ứng có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau họng vào lúc nửa đêm. Chứng bệnh này đến từ các tác nhân khó có thể quan sát thấy trong phòng ngủ. Chúng có thể là bụi bẩn, lông thú cưng, phấn hoa, nấm mốc hay vi khuẩn “trôi dạt” trong không khí hoặc bám lại trên gối, chăn, đệm của bạn.
Khi bị dị ứng, mũi bạn sẽ bị kích thích sinh ra các chất nhầy. Các chất nhầy này có thể rò rỉ xuống cổ họng khiến bộ phận này bị vướng và bị nhiễm khuẩn. Phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đó là sẽ sinh ra các cơn ho ngắt quãng về đêm.
Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng trên thực tế, trào ngược dạ dày cũng sẽ dẫn đến chứng đau họng về đêm. Các nhà khoa học lý giải rằng, khi cơ thể bị rối loạn tiêu hóa, các enzyme tiêu hóa và axit sẽ chảy ngược từ dạ dàyvào ống thực quản, thậm chí vào cả cổ họng. Hệ quả là bạn sẽ gặp các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn kèm cảm giác đau họng, ho và giọng có thể khàn đi. Axit trong dạ dày có xu hướng dễ “lạc trôi” ống thực quản và cổ họng hơn khi bạn đang nằm xuống. Do vậy, đôi khi bạn sẽ thấy họng đau nhức, khó chịu vào nửa đêm hoặc sáng sớm ngay khi vừa thức dậy.
Một trong nhưng nguyên nhân gây nên:
Ngủ trong phòng điều hòa quá lạnh
Video đang HOT
Điều hòa là vị cứu tinh của nhiều người vào mỗi đêm hè nóng bức. Nhưng khi sử dụng, không ít người trong chúng ta rơi vào tình trạng lạm dụng đồ vật này. Nếu để nhiệt độ điều hòa quá lạnh dưới 20 độ C trong khi ngủ, đó là lúc bạn vô tình tạo điều kiện cho các chứng cảm lạnh, đau đầu kèm đau họng tấn công cơ thể mình. Do vậy, sau một thời gian ngủ trong phòng điều hòa quá lạnh, sẽ không có gì khó hiểu khi bạn thường xuyên tỉnh giấc lúc nửa đêm kèm cảm giác đau rát tại cổ họng.
Ăn, uống đồ lạnh trước khi đi ngủ
Vào mùa hè, các loại đồ uống hay đồ ăn vặt lạnh được nhiều người trong chúng ta ưa chuộng mà không hề biết rằng nó là tác nhân âm thầm gây đau họng về đêm. Nhiệt độ quá lạnh từ các loại đồ ăn này có thể gây cảm lạnh, sưng, thậm chí viêm họng kèm cảm giác ngứa ngáy, đau nhức tại đó. Do vậy, hãy tránh xa các món ăn lạnh ngay trước giờ đi ngủ để bảo vệ sức khỏe của bản thân bạn nhé!
Thở bằng miệng
Thở bằng miệng cũng có thể gây ra tình trạng khô cổ họng, từ đó dẫn đến cảm giác đau họng khó chịu. Có rất nhiều yếu tố khiến bạn buộc phải thở bằng miệng như làm việc quá mệt mỏi trước giờ ngủ, chứng nghẹt mũi hoặc do các vấn đề bẩm sinh về cấu trúc mũi như vách ngăn bị lệch… Ngoài vách ngăn mũi, đối với các nguyên nhân còn lại, bạn đều có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống một cách lành mạnh nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó hạn chế mắc chứng nghẹt mũi hay rơi vào trạng thái quá mệt mỏi trước giờ đi ngủ.
Phòng ngừa đau họng
Vệ sinh răng miệng hàng ngày nhất là sau mỗi bữa ăn.Mang khẩu trang khi ra đường, tốt nhất là khẩu trang y tế khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, khói xe, khí thải …Giữ vệ sinh môi trường sống, giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng.Điều hòa để ở nhiệt độ không quá thấpCần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân đối, đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, kiwi… để tăng sức đề kháng cho cơ thể.Súc miệng bằng nước muối ấm hoặc ngậm những loại thuốc giảm đau họng.Không ăn quá nhiều đồ lạnh.
Theo www.phunutoday.vn
5 trường hợp nếu tắm là hại con cha mẹ nhất định phải biết để không mắc sai lầm trong mùa hè nóng nực
Tắm không chỉ giúp cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày mà đây còn là liệu pháp thư giãn tuyệt vời cho bé, giúp bé ngủ ngon, giảm đau đớn và dễ chịu hơn. Thế nhưng, bạn tuyệt đối không được tắm cho trẻ trong những trường hợp này nếu không sẽ hại chết con đấy!
1. Sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm phòng vắc xin trên da em bé sẽ có một lỗ nhỏ, nếu cho bé tiếp xúc với nước ngay vi khuẩn có trong nguồn nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, lở loét hoặc sưng tấy cho vùng tiêm. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.
Điều này không tốt cho em bé. Vì thế, mẹ cần lưu ý sau khi tiêm phòng cần cho bé nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, hoặc dùng khăn lau người cho bé thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.
2. Khi trẻ vừa ăn no xong
Người lớn vừa ăn no đã đi tắm sẽ thấy không dễ chịu lắm, và tất nhiên là trẻ con cũng vậy. Đặc biệt, với những trẻ còn chưa đầy một tuổi, việc tắm ngay sau khi ăn no dễ dàng khiến bé bị trào ngược dạ dày, gội đầu ngay khi đó cũng dễ gây ra hiện tượng thiếu dưỡng khí trên não, có ảnh hưởng không tốt với sức khỏe của trẻ.Vì vậy, mẹ chỉ nên tắm cho con sau khi con ăn từ 1-2 tiếng.
3. Trẻ bị sốt cao
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tắm sẽ giúp thân nhiệt của bé hạ thấp, nên có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, đây là cách làm phản khoa học, khi trẻ bị sốt cao trên 37 độ C nếu tắm cho bé, trẻ dễ bị ớn lạnh, các lỗ chân lông sẽ co lại khiến nhiệt độ của bé càng tăng cao hơn.
Nguy hiểm hơn trẻ có thể bị co giật. Vì lúc này các cơ quan như huyết quản, mao mạch da toàn thân nở ra, gây xung huyết, máu không đủ cung cấp cho các cơ quan nội tạng của bé nên rất nguy hiểm cho trẻ.Các bác sĩ khuyến cáo phải đợi sau 48 giờ bé hạ sốt mới được tắm cho trẻ. Vì nếu tắm sớm trẻ dễ bị nhiễm phong hàn, cơn sốt có thể tái phát lại.
Để hạ sốt an toàn cho bé các bác sĩ khuyên mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm nóng cho trẻ, kèm theo uống thuốc hạ sốt và dung dịch bù điện giải nếu cần thiết để chống mất nước và kiệt sức cho bé. Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.
4. Khi bé đói
Bên cạnh việc không tắm cho bé khi ăn no thì mẹ cũng không nên tắm cho con khi đói. Tắm khi đói khiến mạch máu da căng lên công với mồ hôi ra nhiều làm tản lượng nhiệt lớn. Khi đó năng lượng cần tiêu hao nhiều khiến lượng đường trong máu giảm xuống gây hoa mắt, chóng mặt, nhịp timđập nhanh, hạ huyết áp, thậm chí là đột quỵ. Vì vây, cha mẹ tuyệt đối không tắm cho bé trong trường hợp này.
5. Sau bữa ăn
Sau bữa ăn, lúc này dạ dày của bé đang co bóp, nhào trộn để tiêu hóa thức ăn. Nếu tắm ngay trẻ dễ bị nôn ói, gây hại cho dạ dày.Chưa kể đến, sau khi ăn nếu tắm liền các mạch máu sẽ giãn nở, làm máu dồn ứ về vùng da nhiều hơn trong khi đó máu lưu thông đến hệ tiêu hóa lại giảm đi khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng gặp khó khăn. Vì vậy, các chuyên gia khuyên, thời điểm lý tưởng để tắm cho bé là từ 1-2 giờ sau bữa ăn.
Theo www.phunutoday.vn
Thực hiện ngay 6 "bí kíp" này chẳng ai còn sợ ợ nóng, trào ngược axit Nếu bạn không muốn dùng thuốc trị trào ngược axit hãy làm ngay những biện pháp tự nhiên đơn giản mà hiệu quả dưới đây. Uống nước ép lô hội Lô hội có thể làm dịu cháy nắng, nhưng với một số người bị trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) lô hội có thể làm dịu các triệu...