Cẩn trọng khi xử trí trẻ té ngã gây thương tích
Việc trẻ không may bị té ngã dẫn đến các chấn thương trong lúc chơi đùa là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí khi trẻ bị ngã có chấn thương sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Một trường hợp trẻ té ngã dẫn đến vết thương nghiêm trọng.
Trẻ té ngã dẫn đến nguy kịch
Hiện nay, nhiều trẻ nô đùa, dẫn đến bị thương như gãy tay, chấn thương vùng bụng, đầu… thường xảy ra. Nghiêm trọng hơn, mới đây có một trường hợp trẻ bị chấn thương dẫn đến nguy kịch. Theo đó, thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi Đồng TPHCM cho biết, trong lúc phụ làm việc, bé trai N.V.U.13 tuổi (ngụ Giồng Riềng, Kiên Giang) không may bị trượt té và bị cây sắt của máy cắt lúa đâm thấu vào thành bụng, xuyên từ bụng thấu ngực. Bé trai được phát hiện và đưa ra khỏi vật nhọn, cấp cứu băng ép tại BV Cần Thơ. Sau đó, bệnh nhân được chuyển khẩn cấp lên BV Nhi Đồng TPHCM.
Tại BV này, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân U. bị vết thương rách gan, thủng cơ hoành, màng phổi ngập hơn 1500ml máu. Đây là ca bệnh hy hữu vì chiều dài cọc xuyên từ bụng tới ngực bên phải được ước tính từ 10-20cm. Các BS BV Nhi Đồng cho biết, bệnh nhân U. nhập viện trong tình trạng doạ sốc mất máu, đa chấn thương nặng. Mạch nhanh, huyết áp xu hướng tụt, tràn máu màng phổi nhiều làm xẹp hết 1 bên phổi gây suy hô hấp nặng nề. Bệnh nhi được đặt ống giúp thở. BV đã kịp thời tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Êkíp phẫu thuật được huy động gồm hàng chục y bác sĩ có chuyên môn cao. Sau hơn 5 giờ giành lại sự sống cho bệnh nhân U, ca phẫu thuật đã thành công. Bệnh nhi U. đã tỉnh táo, cai được máy thở, thuốc vận mạch liều thấp, rút được ống dẫn lưu máu màng phổi, dưới gan.
Cách xử trí khi trẻ bị ngã và có chấn thương
Cử nhân (CN) điều dưỡng Trần Hồ Trung Tín, Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Nhi Đồng TPHCM cho biết, khi bé bị ngã đập đầu, trước tiên bạn hãy tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ. Nếu trẻ ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có xuất huyết ra ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, bạn cần đưa đến cơ quan y tế gần nhất ngay.
Trong thời gian tiếp theo, người săn sóc trẻ phải chú ý theo dõi xem có các hiện tượng như: nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt… Trong suốt 36 giờ đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem trẻ có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng xuất huyết trong noã, trẻ có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không hay biết.
Ngoài ra, một số triệu chứng đáng lo ngại khác như sự thay đổi thái độ đột ngột hoặc tự nhiên trẻ tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt; lúc này người nhà cần báo ngay cho bác sĩ để có thể chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Video đang HOT
Trẻ có thể đã bị trẹo khớp hoặc bị gãy xương sau khi ngã. Do vậy khi thấy trẻ không cử động được tay, chân hoặc cử động thì đau nhói ở chỗ nào đó, cần lưu ý để kịp thời xử lý. Nhưng muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa trẻ đi chụp X-quang. Lúc này, bạn cũng cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc mời bác sĩ tới. Cố gắng bất động trẻ ở một tư thế nào trẻ đỡ đau nhất. Nếu có xuất huyết thì nên làm một số động tác cầm máu tạm thời. Hãy rửa sạch các vết thương bằng nước sạch, sau đó bằng nước muối 0.9% hoặc thuốc sát trùng nếu có. Sau đó, dùng băng vô trùng băng cầm máu.
Khi băng, không băng quá lỏng hoặc quá chặt để cho máu ở bên dưới vết thương vẫn được lưu thông. Trường hợp vết thương quá to, gây xuất huyết nhiều, việc cầm máu là quan trọng nhất. Đầu tiên, cần lau sạch hoặc gắp bỏ những vật có trong vết thương. Sau đó, bạn băng ép vết thương lại bằng một lớp băng, ấn tay lên vết thương chừng năm phút để giúp cho việc cầm máu trước. Bạn mời bác sĩ tới hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu để lau rửa và khâu vết thương.
“Sau khi buộc vết thương mà máu vẫn không ngừng chảy, bạn hãy tìm đường động mạch của cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm ở mạch phía trên vết thương, đồng thời đưa trẻ tới ngay nơi cấp cứu. Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp. Thường thì sau khi xử lý xong vết thương, bác sĩ sẽ cho trẻ tiêm phòng uốn ván nếu cần thiết”, CN Trần Hồ Trung Tín chia sẻ.
CN Trần Hồ Trung Tín khuyến cáo, việc xử trí vết thương bằng cách làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương là một sai lầm. Việc này tuy có cảm giác dễ chịu nhưng lại gây hại. Khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn, gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.
Sau khi bị ngã, chúng ta thường có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng xuất huyết liên tục. Không di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống…
Theo laodongtre.laodong.vn
Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám
Các bác sĩ cảnh báo rằng tỉ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường mấy năm gần đây đã không ngừng tăng lên. Nhiều trẻ trong số đó phải nhập viện tiêm hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh cần biết.
Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang tăng cao, nhiều trẻ đã phải tiêm thuốc hàng ngày
Theo thông tin đăng trên Tân Hoa Xã (TQ), dẫn thông tin từ Bệnh viện Não tỉnh Hồ Nam và Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam (TQ) rằng trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ trong số những em bế nhập viện đã phải tiêm insulin mỗi ngày, điều này thật đáng sợ.
Các chuyên gia khuyên rằng, một trong những nguyên nhân lớn nhất nhưng nhiều người chủ quan nhất chính là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của trẻ vẫn được các phụ huynh duy trì và thiếu sự cân nhắc cẩn thận.
Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh và người trực tiếp chăm sóc trẻ là không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, phải giữ được sự cân bằng dinh dưỡng, không cho trẻ ăn quá nhiều và không cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có đường.
Theo chuyên gia Hoàng Hiểu Tùng, giám đốc Khoa chuyên Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Số 2 tỉnh Hồ Nam (TQ) cho biết, bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết và chuyển hóa do không đủ bài tiết insulin.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu là bệnh tiểu đường loại 1. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ em đi kèm với một loạt các bệnh mãn tính như tăng huyết áp...
Một số trẻ không kiểm soát được lượng đường trong máu, huyết áp và cuối cùng là nhồi máu não. Sau khi điều trị, chúng vẫn để lại di chứng như liệt nửa người và các nguy cơ rủi ro khác.
Dấu hiệu để phòng bệnh sớm cho trẻ là việc cha mẹ bắt buộc phải chú ý
Bác sĩ Tùng nhắc nhở rằng, hiện nay đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn vì tỷ lệ béo phì đang gia tăng.
Nếu con bạn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi quá nhiều, run rẩy, nhịp tim nhanh, thờ ơ trong ý thức về mọi việc diễn ra xung quanh và thấp còi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nếu kiểm soát lượng đường trong máu của trẻ không tốt, nó dễ bị biến chứng sang các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc và bệnh thận ở tuổi trưởng thành.
Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh tấn công trẻ nhiều nhất và không thể đảo ngược, không thể điều trị triệt để nếu các bậc cha mẹ không sớm thay đổi thói quen ăn uống và lối sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Trẻ em bị tiểu đường cũng giống như người lớn mắc bệnh, rất khó khăn trong điều trị và sinh hoạt vì phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và uống thuốc một cách khoa học.
Những trẻ đã bị nặng đến mức phải tiêm insulin thì nên được tiêm insulin đúng giờ.
Các chuyên gia nhắc nhở, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, nên tránh tăng lượng thực phẩm chứa dầu mỡ cho trẻ quá nhiều.
Nên nhớ cho trẻ ăn thực phẩm tươi, tránh ăn quá nhiều muối, tránh ăn quá nhiều dưa chua, thịt xông khói, trứng muối, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn và những thực phẩm thuộc nhóm thiếu lành mạnh.
Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần nhớ cho trẻ tích cực tham gia tập thể dục, thực hiện các hoạt động ngoài trời, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh béo phì là cách đơn giản nhất để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo Health/Tân hoa xã (TQ)
Uống loại nước này mỗi ngày khiến hàm răng của cậu bé 2 tuổi bị hư hại nghiêm trọng Trái cây thơm ngon rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, nên được nhiều người lựa chọn. Đối với trẻ nhỏ, khả năng nhai vẫn còn kém, không thể ăn hoa quả một cách trực tiếp, do vậy nhiều bậc cha mẹ đã ép thành nước cho trẻ uống. Tuy nhiên, điều này có thể làm tổn hại đến sức khỏe của...