Cẩn trọng khi sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng (contact lens) không còn xa lạ với nhiều bạn trẻ Việt Nam.
Tuy nhiên, việc bán tràn lan các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hay việc khách hàng sử dụng kính không đúng cách, không đảm bảo vệ sinh kính đã tạo ra những tổn thương, nguy hại cho mắt.
So với kính mắt thông thường, kính áp tròng có nhiều ưu điểm như: có tầm nhìn rộng hơn do không vướng gọng kính; không có sự thay đổi kích thước, méo mó sự vật; không bị hạn chế khi vận động mạnh; không bị mờ do trời mưa và hơi nước, do vậy kính áp tròng nhanh chóng được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Ảnh: QT
Theo khảo sát của phóng viên tại một số cửa hàng bán kính áp tròng trên phố Bà Triệu (Hà Nội), kính áp tròng chủ yếu có xuất xứ từ một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Loại kính này có giá dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng/cặp tùy thuộc theo thời gian sử dụng và chất liệu của kính.
Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của một bộ phận giới trẻ, hiện nay trên thị trường còn xuất hiện một số loại kính áp tròng có thể tạo hình ảnh co giãn đồng tử mắt, tạo hình ảnh, màu sắc cho mắt. Loại kính thời trang này thường được bán trôi nổi tại các cửa hàng kính tư nhân hoặc qua hình thức mua bán trên “chợ” điện tử.
Theo bác sĩ Hoàng Cương – Bệnh viện mắt Trung ương: “Kính áp tròng chỉ là loại kính có tính thẩm mỹ nhằm thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng, do đó không được giới y khoa khuyến khích. Do vậy, người mang tật khúc xạ về mắt khi muốn sử dụng kính áp tròng nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra những tư vấn cần thiết, tránh mua phải những loại kính kém chất lượng.
Nhiều loại kính áp tròng hiện nay được bán trên thị trường đa phần đều có nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo chất lượng và như vậy không ai đền bù thiệt hại do kính gây ra”.
Video đang HOT
Ảnh: nguồn Internet
Để tránh các bệnh về mắt do đeo kính áp tròng, nguyên tắc quan trọng đầu tiên khi sử dụng là phải luôn rửa tay trước khi lấy kính ra khỏi mắt; đồng thời không nên để móng tay dài cho đến khi có thể tháo kính ra khỏi mắt một cách nhuần nhuyễn để tránh vô tình làm trầy hay làm đau mắt.
Bên cạnh đó, để tháo kính an toàn, có một phương pháp hiệu quả là người sử dụng đưa một tay (đang mở) ra phía trước mắt, cúi xuống, sau đó mở mắt rộng; tiếp tục dùng một ngón tay của bàn tay kia, kéo da ở ngay khóe mắt bên ngoài ra hướng lỗ tai của bạn, sau đó nhấp nháy mắt, kính áp tròng sẽ tự động bị đẩy bật ra ngoài và rơi vào lòng bàn tay đang mở sẵn.
Ngoài ra, người sử dụng kính áp tròng cũng có thể sử dụng “plungers” (dụng cụ có thể dùng để chạm trực tiếp vào kính áp tròng và lấy chúng ra khỏi mắt). Khách hàng có thể hỏi mua những dụng cụ này từ các bác sĩ mắt, tuy nhiên phải chú ý rằng chỉ để dụng cụ này chạm vào kính và không chạm vào mắt.
Bên cạnh đó, người sử dụng không nên đeo kính quá 8 tiếng mỗi ngày và khi ngủ, trừ một số trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, nên thay kính khi hết hạn sử dụng và đi khám ngay khi xảy ra phản ứng như cay mắt, nóng rát, ngứa hoặc khó chịu khi đeo kính.
Theo VNE
Cần cẩn trọng khi ăn nhiều dứa
Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên sử dụng dứa quá nhiều sẽ gây nên những hậu quá đáng tiếc cho cơ thể.
Tùy theo từng địa phương mà gọi là dứa hay trái thơm, khóm... tên khoa học là Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới, là cây bản địa của Paraguay và miền Nam Brazil. Ở nước ta dứa được trồng nhiều ở mọi vùng trong nước, phân bố từ Phú Thọ đến Kiên Giang. Tiền Giang là tỉnh có sản lượng dứa đứng đầu cả nước.
Quả dứa thực ra là trục của bông hoa và các lá bắc mọng nước tụ hợp lại. Còn quả thật là các "mắt dứa". Quả dứa có nhiều nước, vị ngọt pha chua rất ngon, mùi thơm đặc biệt, là một trong các thứ hoa quả tươi được nhiều người ưa chuộng. Đông y phân loại dứa thuộc vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng giải khát nóng, lợi tiêu hóa, ngừng tả. Men dứa giúp dạ dày phân giải protein, làm thức ăn dễ tiêu. Sau khi ăn nhiều thịt, mỡ, ăn dứa rất có lợi. Ngoài ra, chất đường, muối và men trong dứa còn có tác dụng lợi tiểu, chữa viêm thận, cao huyết áp, phù thũng. Đối với bệnh viêm phế quản, ho, nó cũng có tác dụng điều trị hỗ trợ.
Đã có công trình nghiên cứu cho thấy enzyme có trong dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Có báo cáo trong 140 bệnh nhân mắc bệnh tim được điều trị bằng phương pháp này thì chỉ có 2% số người bị tử vong do lên cơn đau tim so với trước đó không dùng phương pháp này thì có tới 20% tử vong. Trong sách ở Việt Nam có hướng dẫn người bị cao huyết áp nên ăn dứa hàng ngày để lợi tiểu.
Mỗi ngày uống một cốc nước ép thơm hoặc ăn 1/2 quả thơm chín có thể thay thế được các loại thuốc chống đông (coumarin, warfarin...) vốn là những chất thường gây nhiều tác dụng phụ chảy máu (do đó tránh dùng dứa cho những người có các bệnh xuất huyết).
Nếu không sử dụng dứa một cách khoa học, hợp lý và đúng lượng cần thiết hàng ngày, dứa cũng sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn.
Bệnh dạ dày
Không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Bên cạnh đó, nếu ăn dứa quá nhiều trong vòng một ngày các axit hữu cơ và một số enzym có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người dau dạ dày. Đồng thời, gây viêm loét niêm mạc dạ dày.
Ngộ độc
Trong thực tế, có người ăn dứa đã gặp tai biến, thậm chí tử vong. Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay. Về tiêu hóa, có những triệu chứng của ngộ độc thức ăn: đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy. Về hô hấp, tuần hoàn, có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ.
Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong. Vì thế, trong nhân dân, người ta còn cho là nạn nhân ăn phải dứa có nọc rắn phun. Thực ra, thủ phạm là một loại vi nấm có độc tính cao. Vi nấm thường có trên mặt đất ẩm, phát triển mạnh trong mùa hè, trùng với mùa dứa chín. Dứa mọc ở sát đất, thu hái xong cũng để dưới đất, vỏ dứa xù xì, mắt dứa làm thành những cái hốc là nơi cư trú tốt cho nấm. Mặt khác, dịch bào của dứa có độ ẩm, có hàm lượng đường cao và pH acid, là những điều kiện thuận lợi cho nấm độc phát triển. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, có điều kiện xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây độc cho người ăn.
Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn.
Rát lưỡi
Bên cạnh dó, nếu ăn dứa quá nhiều, chúng ta sẽ mất cảm giác ngon miệng, kích thích niêm mạc miệng dẫn tới rát lưỡi, nướu.
Đau đầu
Gốc amin trong dứa là một nitơ có chứa vật chất hữu cơ, nó làm cho mạch máu thu hẹp và huyết áp tăng cao. Chính vì vậy nếu ăn quá nhiếu dứa bạn sẽ cảm thấy đau đầu.
Ngứa
Chất glycosides trong dứa có tính kích thích nhất định đến da dẻ và vòm họng gây nên hiện tượng ngứa.
Dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết nên có tài liệu khuyên: những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (người hay chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết...) không nên ăn dứa.
Làm thai nhi yếu
Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.
Theo VNE
Mùa hè: Cẩn trọng với tai nạn thương tích ở trẻ em Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Đến nay, tỷ lệ trẻ nhập viện vì tai nạn thương tích ở Việt Nam còn khá cao so với các nước. Điều đáng nói là hầu hết trẻ bị nạn đều do sự bất...