Cẩn trọng khi phát hiện đại tiện tháo máu ồ ạt
Anh T. nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng sốc mất máu sau khi đi tiêu ra máu đỏ tươi ồ ạt đến ngất xỉu tại nơi làm việc.
Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim – Mạch máu vừa thực hiện can thiệp mạch máu, đặt stent graft (giá đỡ kim loại phủ màng sợi tổng hợp đặt trong lòng động mạch) khẩn cấp bít túi giả phình thông giữa động mạch chủ bụng và ruột non, chấm dứt tình trạng xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, loại bỏ nguy cơ sốc mất máu, tử vong bất ngờ cho anh N.K.T (36 tuổi, Bình Dương).
Bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim – Mạch máu (Bệnh viện Bình Dân) thăm khám cho người bệnh sau phẫu thuật.
Anh T. nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân trong tình trạng sốc mất máu sau khi đi tiêu ra máu đỏ tươi ồ ạt đến ngất xỉu tại nơi làm việc. Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong vòng 2 tháng anh gặp phải tình trạng này. Đáng lo là trước đó, chưa có cơ sở y tế nào phát hiện nguyên nhân gây bệnh!
Tại Bệnh viện Bình Dân, anh T. được chỉ định thực hiện CT scan ổ bụng để mở rộng tìm kiếm nguyên nhân gây tình trạng xuất huyết ồ ạt. Qua kết quả chẩn đoán hình ảnh, các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim – Mạch máu phát hiện lỗ rò từ túi giả phình động mạch chủ bụng vào ruột non. Máu đổ từ túi giả phình vào ruột non qua lỗ rò chính là nguyên nhân của tình trạng xuất huyết qua đường tiêu hóa ồ ạt ở anh T. thời gian gần đây.
Video đang HOT
Lo ngại khối giả phình kích thước lớn có thể vỡ bục bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng người bệnh, ê kíp các bác sĩ khoa Phẫu thuật Tim – Mạch máu quyết định thực hiện can thiệp nội mạch khẩn cấp với mục tiêu bít lỗ rò khoảng 2cm giữa động mạch chủ và ruột non bằng stent graft cho anh T. Ê kíp can thiệp mạch tiếp cận đoạn động mạch có túi giả phình qua ống thông nhỏ đi từ động mạch đùi, sau khoảng 1,5 giờ thao tác, các bác sĩ đã đặt stent graft bít lỗ rò cho người bệnh thành công.
Can thiệp nội mạch đặt stent graft là lựa chọn tối ưu nhằm đưa người bệnh thoát khỏi nguy cơ đột tử vì mất máu ồ ạt do vỡ túi giả phình, vừa tránh cho người bệnh một phẫu thuật mổ mở nặng nề với nguy cơ tai biến, nhiễm trùng cao và thời gian hồi phục kéo dài.
ThS. BS Dương Hoàng Văn, phó trưởng khoa Phẫu thuật Tim – Mạch máu cho biết trường hợp rò túi giả phình động mạch chủ vào ruột non như anh T. là trường hợp rất hiếm gặp. Máu thoát từ túi phình đổ vào ruột non gây tình trạng xuất huyết đỏ tươi khi đại tiện khiến người bệnh vô cùng sợ hãi. Triệu chứng này cũng dễ bị chẩn đoán nhầm thành bệnh lý đường tiêu hóa thay vì một gợi ý về bệnh lý mạch máu nếu người thầy thuốc không có kinh nghiệm. Rất may mắn cho anh T., cơ chế tự co lại của ruột khi máu đổ qua lỗ rò đã siết nhỏ lỗ rò và làm chậm tình trạng mất máu cho đến khi các bác sĩ can thiệp kịp thời.
Anh T. cho biết 11 năm trước, trong một lần bị cướp, anh chịu một vết dao dâm sau lưng, phải điều trị nhiều tháng tại bệnh viện. Theo các bác sĩ, có thể mũi dao làm tổn thương động mạch chủ bụng dưới thận đã làm tổ chức hóa khối máu tụ quanh động mạch, hình thành túi giả phình. Hiện tượng viêm tại vùng này làm quai ruột dính vào. Trải qua thời gian, tình trạng viêm có thể làm thủng phần tiếp giáp giữa túi giả phình và ruột khiến máu từ túi phình đổ vào ruột non gây tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa.
Sau can thiệp nội mạch đặt giá đỡ kim loại, anh T. không còn đại tiện ra máu, hết choáng liên tục do mất máu và đã xuất viện về nhà đón Tết bên gia đình. Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh sau đặt stent graft phải tái khám định kỳ để bảo đảm không bị tình trạng nhiễm trùng mảnh ghép gây các biến chứng nguy hiểm.
Túi phình động mạch là tình trạng thành động mạch bị tổn thương, tạo lỗ thủng nhỏ khiến máu rò rỉ và tụ lại ở những mô xung quanh chỗ tổn thương, bên ngoài thành động mạch.
Túi giả phình động có thể bị nhầm lẫn với tình trạng phình động mạch thật sự. Tuy nhiên, giả phình động mạch thường xảy ra sau một chấn thương gây tác động đến động mạch và làm tổn thương, suy yếu động mạch.
Giả phình động mạch cũng có thể do thành động mạch suy yếu do tuổi tác, do bệnh lý mạch máu.
Túi giả phình động mạch có thể hình thành ở động mạch đùi, động mạch chủ bụng, động mạch cổ (động mạch cảnh), đông mạch cánh tay…
Sốc mất máu nguy kịch do xuất huyết tiêu hóa
Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang (Hà Giang) vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 47 tuổi trong tình trạng sốc mất máu, da xanh, huyết áp tụt, nguy cơ tử vong cao.
Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, các bác sĩ đã hội chẩn và tiến hành nội soi tiêu hóa cấp cứu tại giường bệnh.
Kết quả phát hiện bên trong có rất nhiều máu đỏ lẫn máu cục lên đến gần 1.000ml, hành tá tràng có ổ loét lớn kích thước 1,5cm máu đang phun thành tia gây chảy máu ồ ạt.
Hơn nữa, bệnh nhân mắc xơ gan, khiến cho tình trạng trầm trọng hơn, không thể tự cầm. Các bác sĩ thống nhất vừa truyền bù máu vừa kết hợp sử dụng thủ thuật kẹp clip và tiêm cầm máu can thiệp cấp cứu.
Thời gian nội soi và can thiệp trong vòng 30 phút, tình trạng bệnh nhân cải thiện dần, huyết áp ổn định và được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực.
Qua 10 ngày điều trị, bệnh nhân đã phục hồi sức khỏe và được ra viện.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo: Người dân khi có dấu hiệu nôn, đi ngoài ra máu đỏ tươi cần đến bệnh viện ngay để được khám, cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Lao mạch máu gây túi phình, vỡ động mạch chủ Lao mạch máu là bệnh hiếm nhưng nguy hiểm. Bệnh không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu, diễn tiến âm thầm nên khó phát hiện sớm trước khi thủng, vỡ đột ngột động mạch chủ, có thể khiến bệnh nhân tử vong. Phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân bị thủng động mạch chủ do lao - ẢNH: NGUYÊN MI Vỡ, thủng...