Cẩn trọng khi kết hợp hành tây với 4 thực phẩm này kẻo hại sức khỏe
Hành tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm không nên kết hợp với hành tây vì có thể gây hại cho sức khỏe.
Theo nghiên cứu, trong 100g hành tây có 88g nước, 1,8g protid, 8,3g glucid, 0,1g chất xơ, 0,8g chất tro và 38mg calci, 58mg phosphor, 0,8mg sắt, 0,03mg caroten, 0,03mg B1, 0,04mg B2, 0,02mg PP… đều là những chất rất cần thiết đối với hoạt động của cơ thể. Không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào hành tây còn mang lại nhiều lợi ích như:
- Diệt khuẩn, chống cảm lạnh
Hành tây có tác dụng diệt khuẩn, chống cảm lạnh. (Ảnh minh họa)
Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Có thể sử dụng một củ hành tây đã bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, cắt đầu củ bỏ một góc đặt trong phòng. Hành tây sẽ phát ra những phân tử nhỏ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch không khí, đặc biệt khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người bị cảm cúm.
Hành tây có tác dụng cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi. Khi đã mắc các chứng cảm có kèm hắt hơi, sổ mũi thì hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất. Uống canh hành tây nóng giúp làm ra mồ hôi, long đờm, giảm sốt. Nếu bị tắc mũi chỉ cần lấy vài giọt nước ép hành tây nhỏ vào, mũi sẽ mau chóng thông thoáng.
-Giảm nguy cơ loãng xương
Trong thành phần của hành tây có hàm lượng canxi khá nhiều, hơn nữa các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hành tây có thể giúp giảm sự thoái biến xương, tăng mật độ xương. Đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, khi nội tiết tố sinh dục nữ đã suy giảm, có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao. Khi tiêu thụ khoảng 200 – 300g hành tây mỗi ngày có thể giảm nguy cơ gãy xương vì hiệu quả chống loãng xương của chúng còn tốt hơn cả “calcitriol”, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị loãng xương.
-Tốt cho hệ tiêu hóa
Hành tây giúp kích thích tiết axit dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu, đầy hơi sau ăn và làm giảm tình trạng táo bón mạn tính. Ngoài ra Fructo-oligosaccharides trong hành tây kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.
-Tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Trong hành tây có chứa Chromium giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.
- Phòng chống ung thư
Hành tây có tác dụng phòng chống ung thư là bởi có chứa Selen và quercetin. Selenium là một chất chống oxy hóa ức chế sự phân chia và phát triển của các tế bào ung thư, trong khi quercetin có thể ức chế hoạt động của chúng. Theo một số nghiên cứu, ăn hành tây thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Video đang HOT
- Giúp giảm huyết áp
Hành tây là loại rau củ duy nhất chứa prostaglandin A, chất làm loãng máu tự nhiên, làm giảm độ nhớt của máu, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Vì thế hành tây rất tốt đối với những người bị cao huyết áp, mỡ máu cao và các bệnh về tim mạch.
-Tốt cho bệnh nhân hen suyễn
Hành tây là thực phẩm được khuyên dùng đối với bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mạn. Thành phần của nó chứa các chất chống viêm và ức chế Histamin- một chất hóa học chính gây bệnh hen, nó có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen, giảm một nửa nguy cơ tái phát các cơn hen.
Những lợi ích của hành tây là không thể phủ nhận, tuy nhiên để tránh gây hại đến cơ thể bạn không nên kết hợp hành tây với những thực phẩm sau:
Tôm
Hành tây kết hợp với tôm làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. (Ảnh minh họa)
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, chất này tích tụ lâu dài trong cơ thể sẽ gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, nên hạn chế hoặc không nấu chung tôm với hành tây.
Cá
Cá được biết đến là thực phẩm giàu protein, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi kết hợp với hành tây protein trong cá có thể bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Hành tây giàu axit oxalic. Trong khi đó, rong biển lại dồi dào i-ốt và can-xi. Kết hợp rong biển cùng hành tây làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
Mật ong kết hợp với hành tây có thể hình thành chất gây tổn thương cho vùng mắt nếu ăn lượng lớn. Do đó, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn nên hạn chế hoặc tốt nhất không nên dùng mật ong khi đã có thành phần là hành tây và ngược lại.
Ngoài ra nên chú ý bảo quản hành tây ở nơi mát mẻ, khô ráo, tối, thông gió tốt. Lưu ý không bỏ hành tây vào túi nhựa kín, có khả năng sẽ bị thối, hỏng, dễ sinh ra các chất độc hại.
Những kiêng kỵ khi ăn hành tây, cẩn thận kẻo biến nó thành chất độc
Hành tây là loại thực phẩm phổ biến với mọi gia đình tuy nhiên cách sử dụng sai lầm có thể khiến nó biến thành chất độc, gây hại cho cơ thể và tính mạng.
Tác dụng của hành tây
Theo Đông y, vị cay nóng trong hành tây có thể khiến tình trạng một số bệnh khó thuyên giảm. Thậm chí với một số bệnh như người bị yếu sinh lý, huyết áp thấp hay đau dạ dày, ăn hành tây có thể khiến bệnh nặng thêm rất nhiều.
Hành tây là loại củ giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ. Nhiều thử nhiệm lâm sàng cho thấy, hành tây tác dụng giảm cholesterol trong máu, giảm kết vón tiểu cầu và hình thành cục máu đông - nguyên nhân của nhồi máu cơ tim đột quỵ.
Trong thành phần của hành tây chứa nhiều hợp chất S-methylcysteine, flavonoid, cron và quercetin, có khả năng làm giảm glucose và chất béo, tăng bài tiết insulin, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, .
Hành tây còn có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Do chứa hợp chất lưu huỳnh nên hành tây có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản, đại tràng, trực tràng, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt và thanh quản.
Tuy nhiên, những người sau đây nên tránh tuyệt đối món hành tây trong thực đơn của mình:
- Những người đau mắt đỏ: Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
- Phụ nữ mang thai bị xung huyết: Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)...
- Những người huyết áp thấp tuyệt đối không nên ăn hành tây do nó có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.
- Những người bị đau dạ dày: Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
- Những người sinh lý yếu: Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là "yếu sinh lý" như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục ... ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp. Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Ngoài ra, hành tây có thể biến thành chất độc gây nguy hiểm khi kết hợp với những thực phẩm sau:
1. Tôm
Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Do đó, khi nấu ăn, dù thích tôm đến mấy, cũng không nên nấu chung với loại thực phẩm này.
2. Cá
Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây sẽ khiến protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm dưỡng chất, còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
3. Rong biển
Rong biển có chứa nhiều i-ốt và can-xi. Trong khi đó, hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
4. Mật ong
Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù.
ho nên, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo không nên ăn hành tây quá nhiều cùng một lúc, điều này dễ gây ra các vấn đề về thị lực và sốt.
3 cách chọn và bảo quản hành tây:
- Hành trắng: mềm, nhiều nước, độ ngọt cao. Thích hợp cho thực phẩm tươi, nướng hoặc hầm.
- Hành tím: có màu đỏ và cay nồng, thích hợp để chiên hoặc làm salad.
- Bảo quản hành tây: Đặt ở nơi mát mẻ, khô ráo, tối, thông gió tốt. Không bỏ hành tây vào túi nhựa kín, có khả năng sẽ bị thối, hỏng.
Thực phẩm giàu đạm tăng cường hệ miễn dịch Thịt, cá, trứng, sữa... là thực phẩm giàu đạm, nên được bổ sung hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống Covid-19. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng Khoa Khám Tư vấn Dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết hàng này chúng ta cần cung cấp đủ năng lượng, cân đối chất sinh năng lượng...