Cản trở nhà báo, phóng viên tác nghiệp sẽ bị xử phạt tới 60 triệu đồng
Từ ngày 1/12/2020, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí sẽ bị xử phạt từ 10 triệu đồng tới 60 triệu đồng.
Nghị định số 119/2020/NĐ-CP do Chính phủ mới ban hành quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính cũng như hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Theo đó, tại Điều 7 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định rõ các hành vi cản trở hoạt động của báo chí trái pháp luật.
Cản trở nhà báo, phóng viên tác nghiệp sẽ bị xử phạt tới 60 triệu đồng. Ảnh minh họa
Cụ thể, đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt tiền 10 – 20 triệu đồng.
Video đang HOT
Hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt tiền 20 – 30 triệu đồng.
Cá nhân, tổ chức chịu mức phạt tiền từ 30-40 triệu đồng nếu có một trong những sai phạm sau: xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
Đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền 40 – 60 triệu đồng…
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm, như: buộc cải chính, xin lỗi; buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát;…
Nghị định số 119/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 1/12/2020 và thay thế cho Nghị định 159/2013.
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo sẽ bị phạt 40 triệu đồng
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 7/10/2020 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
03.09.2020 VĐV chạy đường dài bị tuyên một năm tù treo, cấm thi đấu suốt đời sau hành động "đáng xấu hổ" với nữ phóng viên ngay trên sóng truyền hình 02.09.2020 Bắt thanh niên giả danh đại biểu Quốc hội và phóng viên để lừa mua vé máy bay
Phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh minh họa
Theo đó, Nghị định này nêu rõ, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng thẻ nhà báo đã hết hạn sử dụng để hoạt động báo chí; Người đứng đầu cơ quan báo chí, cơ quan công tác của người thuộc diện phải nộp lại thẻ nhà báo không thu lại thẻ nhà báo hoặc thu lại thẻ nhà báo nhưng không nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông...
Nghị định cũng nêu mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí.
Đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Các hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên sẽ phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên.
Đáng chú ý, đối với các hành vi: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Ngoài ra, đối với hành vi có lời nói, hành động đe dọa tính mạng nhà báo, phóng viên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Đối với các cơ quan báo chí, Nghị định cũng quy định mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không nêu rõ xuất xứ nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí khi sử dụng thông tin do cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí.
"Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng; Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin; Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác" - Nghị định nêu rõ.
Phạt nặng việc lôi kéo, ép người khác uống rượu, bia Lôi kéo, dụ dỗ người khác uống rượu, bia, hút thuốc lá sẽ bị xử phạt nặng. Thậm chí sẽ bị phạt tới 3 triệu đồng nếu ép buộc người khác uống rượu, bia. Đó là các quy định tại Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 15/11 tới đây. Có hiệu lực từ ngày 15/11, Nghị định 117 quy...